Phố Wall tiếp tục khởi sắc bất chấp tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ Thế chiến II, Dow Jones bứt phá gần 500 điểm
Kết thúc phiên 8/5, chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm bất chấp thông tin tiêu cực về số liệu việc làm, khi nhà đầu tư đặt kỳ lớn rằng diễn biến và tác động tồi tệ nhất của dịch Covid-19 đã đi qua.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã tăng 455,43 điểm, tương đương 1,9%, lên 24.3331,32 điểm, đóng cửa gần vớimức cao nhất trong phiên. S&P 500 tăng 1,6%, tương đương 48,61 điểm, lên 2.929,80 điểm, trong khi Nasdaq Composite tăng 1,5%, tương đương 141,66 điểm, lên 9.121,32 điểm. Cả 3 chỉ số chính đều ghi nhận mức tăng đầu tiên trong 3 tuần. Ở tuần này, Dow Jones và S&P 500 lần lượt tăng 2,5% và 3,5%. Trong khi đó, Nasdaq tăng 6%.
Mới đây, Bộ Lao động Mỹ cho biết số lượng việc làm việc bị mất trong tháng trước đạt mức cao kỷ lục 20,5 triệu, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt từ 4,4% lên 14,7%. Đây là những con số lớn kỷ lục kể từ sau Thế chiến II. Trong khi đó, các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones dự kiến sẽ có 21,5 triệu việc làm bị mất và tỷ lệ thất nghiệp là 16%.
Video đang HOT
Phố Wall ghi nhận đà tăng mạnh từ mức thấp trong tháng 3 khi các nhà đầu tư đặt kỳ vọng lớn vào việc mở cửa lại nền kinh tế và nhiều công ty công nghệ có doanh thu vững chắc, ngay cả khi ngừng hoạt động. Mới đây, Apple cho biết họ sẽ mở lại các cửa hàng bắt đầu vào tuần tới, sẽ thực hiện kiểm tra thân nhiệt và giới hạn số lượng khách hàng đến cùng một lúc.
S&P 500 đã hồi phục hơn 30% từ mức thấp khi thị trường biến động vì dịch bệnh và chỉ còn thấp hơn 13,6% so với mức cao kỷ lục. Nasdaq Composite đã tăng hơn 35% so với mức thấp và hiện tăng 1,6% trong năm 2020. Diễn biến tích cực từ cổ phiếu Facebook, Alphabet, Amazon v à Apple đã giúp đưa chỉ số này trở lại “lãnh thổ” tích cực trong năm 2020. Có thời điểm, Nasdaq đã giảm hơn 25% từ đầu năm đến nay.
Ngoài ra, tâm lý nhà đầu tư cũng được thúc đẩy sau khi Tài chính Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer có cuộc thảo luận với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vào hôm 7/5. Theo đó, cả 2 bên đã đồng ý rằng, bất chấp tình trạng khẩn cấp về vấn đề dịch bệnh trên toàn cầu hiện nay, Mỹ và Trung Quốc đều dự kiến sẽ thực hiện các điều khoản đã thoả thuận đúng thời gian.
Lý giải nguyên nhân chứng khoán Mỹ bùng nổ dù triển vọng kinh tế còn mờ mịt
Các nhà đầu tư cho biết họ đang bối rối khi hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu (P/E) vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2009.
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ ngày 18/3/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Đại dịch COVID-19 đã hủy hoại kỳ vọng về lợi nhuận công ty cũng như tăng trưởng kinh tế. Triển vọng về các thị trường tài chính cũng rất mù mờ, khiến một số nhà đầu tư cho rằng họ hành động mà chẳng hề có tầm nhìn rõ ràng.
Ở những giai đoạn thông thường, nhiều nhà đầu tư xem P/E là một thông số thiết yếu để quyết định cổ phiếu nào có giá trị; sử dụng các dữ liệu khác như tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đo lường sức khỏe nền kinh tế. Nay khi dịch bệnh làm đứt gãy các ngành kinh tế, từ vận tải cho tới chế tạo, bán lẻ, tất cả đều đồng thuận rằng những phương pháp này sẽ không còn đúng nữa.
Bất chấp thực tại đó, chứng khoán Mỹ vẫn bùng nổ với chỉ số S&P 500 tăng 27% từ tháng 3. Những nhà quản quỹ đầu tư nhìn nhận mức tăng này chủ yếu là nhờ gói kích thích kinh tế mà Cục Dự trữ Liên bang (FED) tung ra. Nhưng sự không tương thích giữa giá cổ phiếu tăng với triển vọng kinh tế mù mờ khiến đà tăng của chứng khoán thiếu cơ sở. Nhiều nhà đầu tư cho biết họ ngần ngại nhảy vào thị trường khi có quá nhiều yếu tố thiếu rõ ràng, nhưng cũng lo sợ đánh mất cơ hội nếu cổ phiếu tiếp tục tăng.
Lợi nhuận giảm ở ngưỡng nào đang là chủ đề được thảo luận nhiều. Bất đồng giữa các nhà phân tích cũng nổ ra, với những đánh giá về chỉ số P/E trung bình của 500 công ty thuộc chỉ số S&P 500 trong năm tài chính tới đã lên mức cao nhất trong tháng 3 kể từ tháng 5/2009 - theo bản Nghiên cứu Toàn cầu của Ngân hàng Bank of America (BoA). "Chúng ta đang không có định hướng. Mọi người ai cũng có thể nói rằng P/E cần phải giảm xuống, nhưng không ai nói được cần giảm ở mức nào", Ted Chang, trưởng bộ phận quản lý danh mục tại Quỹ đầu tư Thornburg Investment đang quản lý tổng tài sản khoảng 38 tỉ USD, nhận định.
Cùng lúc, hơn 160 công ty thuộc S&P 500 - từ tập đoàn bán lẻ Target cho tới hãng Harley Davison, tập đoàn đồ uống Molson Coors, đều đã rút hoặc ngừng công bố hướng dẫn tài chính với khác hàng. Giám đốc điều hành hãng bảo hiểm Chubb Ltd, ông Evan Greenberg, cho biết công ty không đưa ra chỉ dẫn tài chính, nhưng khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, dù mức độ tác động đến doanh thu còn chưa thể định lượng chi tiết.
Nhà đầu tư sẽ căn cứ vào báo cáo tài chính sắp được công bố của nhiều tập đoàn như Walt Disney, General Motors, Hilton Worldwide Holdings và báo cáo việc làm tháng 4 để có thêm dữ liệu về triển vọng kinh tế cho giai đoạn còn lại của năm. Quan điểm mập mờ về triển vọng đối với các doanh nghiệp Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với các quỹ đầu tư vốn vừa trải qua quãng thời gian giao dịch điên loạn. Chỉ số S&P 500 giảm 34% trong giai đoạn từ ngày 19/2 đến 23/3, nhưng sau đó tăng mạnh trở lại, giúp mức giảm từ đầu năm tới nay chỉ là 12%.
Theo công ty phần mềm và dữ liệu tài chính FactSet có trụ sở ở Connecticut (Mỹ), giới phân tích dự đoán lợi nhuận của các công ty trên sàn S&P 500 giảm 18% trong năm 2020, mức giảm mạnh so với dự báo tăng trưởng 9,2% mà FactSet đưa ra hồi đầu năm. Nhưng ngay cả như vậy, một số nhà đầu tư nghi ngờ giới giới phân tích đã chậm trễ trong điều chỉnh các dự báo. Một số ngân hàng đã đưa ra mức dự báo lợi nhuận suy giảm đối với các công ty trên sàn S&P 500. BoA ước đoán mức giảm khoảng 29% trong năm 2020, trong khi Goldman Sachs cho rằng mức giảm lên tới 33%.
Tầm nhìn mập mờ đã khiến nhiều nhà đầu tư giảm kỳ vọng vào kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm 2020. Thay vào đó, họ chọn cách tiếp cận cá nhân, xác định xem công ty nào có đủ lượng tiền mặt trong tay để có thể trụ vững trước đà suy giảm kéo dài và hãng nào sẽ buộc phải đóng cửa.
Kết quả kinh doanh của 5 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất là Microsoft, Apple, Amazon, Alphabet và Facebook (chiếm tổng cộng 20% giá trị vốn hóa trên sàn S&P 500) được công bố hồi tuần trước cho thấy các công ty công nghệ nhìn chung vẫn trụ vững. Trong khi ở những ngành khác, một số tên tuổi như Hertz Global Holdings, Neiman Marcus Group và Diamond Offshore Drilling đã phải tìm đến giải pháp bảo hộ phá sản hoặc chuẩn bị đệ đơn xin phá sản.
Dow Jones mất hơn 600 điểm ngay phiên đầu tiên của tháng khi cổ phiếu big tech đồng loạt rớt điểm mạnh Kết thúc phiên 1/5, chứng khoán Mỹ diễn biến tiêu cực, cổ phiếu Amazon giảm điểm mạnh sau khi phát hành báo cáo tài chính. Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 622,03 điểm, tương đương 2,5%, xuống 23.723,69 điểm, khi Dow Inc và Exxon Mobil giảm hơn 7%. S&P 500 mất 2,8% xuống 2.830,71 điểm, cổ phiếu ngành...