Phố Wall lập kỷ lục, chứng khoán châu Á tăng nhẹ
Các chỉ số trên sàn Phố Wall tăng mạnh, chứng khoán châu Á tăng nhẹ nhờ kỳ vọng dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ sớm kết thúc.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày 12/2 đều tăng điểm trong bối cảnh gia tăng hy vọng dịch viêm phổi do virus corona khởi phát từ TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc sẽ chấm dứt trong thời gian ngắn sắp tới, mặc dù tâm lý thận trọng của giới đầu tư vẫn còn.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên 12/2 đều tăng điểm.
Chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản leo dốc 0,31%.
Tại thị trường Australia, chỉ số chứng khoán tăng 0,52%. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản nhích 0,6%.
Chỉ số chứng khoán CSI 300 của Trung Quốc hạ nhẹ 0,12%, nhưng chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông lại tăng 0,57% lên mức cao nhất trong 3 tuần.
Tâm trạng phấn khích trở lại với thị trường cổ phiếu toàn cầu có được sau khi cố vấn y tế cấp cao của Trung Quốc hôm 11/1 nói rằng số ca nhiễm virus corona mới đang giảm ở một số tỉnh thành nước này và dự báo dịch sẽ lên đến đỉnh điểm trong tháng này.
Trong đánh giá mới nhất về tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV), ông Zhong Nanshan, cố vấn y tế hàng đầu về dịch virus corona của Trung Quốc hôm 11/2 nói với Reuters rằng số ca mắc mới đang giảm ở một số nơi và dự báo dịch sẽ lên đến đỉnh điểm trong tháng này, sau đó chững lại và giảm xuống.
Vị chuyên gia 83 tuổi vốn nổi tiếng trong các công tác đẩy lùi Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003 đã lạc quan rằng đợt bùng phát dịch bệnh do 2019-nCoV sẽ sớm chậm lại với số ca nhiễm mới giảm ở một số địa phương. “Tôi hy vọng đợt dịch bệnh này có thể qua đi vào tháng 4″ – ông Zhong cho hay.
Theo số liệu mới nhất, số ca mắc mới ở tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của dịch viêm phổi do virus corona, là 1.068 người tính đến ngày 11/1, giảm mạnh từ mức cao nhất tới hơn 3.000 ca hôm 4/2 và ghi nhận số trường hợp nhiễm thấp nhất kể từ ngày 31/1.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện giới đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng đối với tắc động từ dịch virus corona khi xuất hiện đầu tiên ở TP Vũ Hán từ cuối năm ngoái và hiện đã lan sang 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Nhà chiến lược Michael McCarthy tại công ty CMC ở Sydney cho biết: “Hiện thông tin sự lây lan dịch bệnh có chiều hướng giảm cho thấy tâm trạng tích cực sẽ tiếp tục được duy trì trên thị trường cổ phiếu cùng với đà phục hồi của thị trường dầu mỏ”,
Chỉ số chứng khoán Mỹ tại thị trường châu Á tăng 0,02% trong phiên giao dịch này.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, S&P 500 và Nasdaq Composite tăng nhẹ trong phiên 11/2, thiết lập mức đóng cửa kỷ lục mới, khi nhà đầu tư tiếp nhận phiên điều trần từ quan chức hàng đầu của Ngân hàng trung ương Mỹ và đánh giá khả năng tác động đến nền kinh tế của virus corona.
Chốt phiên giao dịch ngàyg 11/2, chỉ số S&P 500 nhích 0,2% lên 3.357,75 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 0,1% lên 9.638,94 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng tới 138 điểm trước khi đóng cửa gần như đi ngang tại mức 29,276,34 điểm. Cả 3 chỉ số này đều ghi nhận mức cao kỷ lục trong phiên.
Phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban dịch vụ Tài chính Hạ viện, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cho biết ngân hàng này “đang theo dõi chặt chẽ” tình hình virus corona đối với khả năng ảnh hưởng đến Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu.
Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục trong phiên 11/2.
Cũng trong phiên điều trần, Chủ tịch Powell lưu ý “còn quá sớm để nói” về việc virus corona cuối cùng sẽ tác động đến nền kinh tế Mỹ như thế nào.
Danielle DiMartino Booth, CEO của Quill Intelligence, nhận định: “Virus corona rõ ràng có nguy cơ đối với nền kinh tế toàn cầu. Quy mô nền kinh tế Trung Quốc hiện lớn gấp 4 lần so với thời điểm dịch SARS bùng phát và Trung Quốc được cho là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Trong phiên giao dịch này, nỗi lo ngại về sự suy thoái kinh tế từ dịch virus corona cũng được giảm bớt nhờ các chỉ số kinh tế tích cực. Dữ liệu việc làm hồi tuần trước đã dễ dàng vượt qua dự báo từ các nhà phân tích, trong khi hoạt động sản xuất và dịch vụ tại Mỹ có dấu hiệu cải thiện.
Cả S&P 500 và Nasdaq Composite đều đóng cửa ở mức kỷ lục mới trong ngày 10/2, còn Dow Jones vọt hơn 170 điểm.
Nhà đầu tư tỷ phú và là nhà sáng lập Bridgewater Associates, Ray Dalio, cho biết tác động của virus đối với các thị trường toàn cầu có thể đang bị phóng đại.
Về mặt dữ liệu, cơ hội việc làm đã rớt xuống đáy 2 năm trong tháng 12/2019, đạt 6,4 triệu việc làm. Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết cơ hội việc làm giảm mạnh nhất từ lĩnh vực giao thông, tiện ích và dịch vụ giáo dục./.
Theo Kinhtedothi.vn
S&P 500 vẫn có tuần tăng mạnh nhất 8 tháng bất chấp lo ngại dịch corona
Mặc dù chứng khoán Mỹ giảm trong phiên 7/2, chỉ số S&P 500 chứng kiến tuần giao dịch khởi sắc nhất trong 8 tháng.
Tuần qua, Dow Jones vọt 3%, S&P 500 cộng 3% và Nasdaq Composite leo dốc 4%
Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 7/2, khi lo ngại về tác động của virus corona đối với nền kinh tế Trung Quốc đã lấn át dữ liệu việc làm tốt hơn dự báo tại Mỹ.
Kết thúc phiên giao dịch này, chỉ số Dow Jones hạ 277,26 điểm (tương đương gần 1%) xuống 29.102,51 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,5% xuống 3.327,71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng mất 0,5% còn 9.520,51 điểm.
Dow Jones vọt 3%, S&P 500 cộng 3% và Nasdaq Composite leo dốc 4% trong tuần qua.
Đà sụt giảm này đã làm kết thúc chuỗi leo dốc 4 phiên liên tiếp của các chỉ số chính trên sàn Phố Wall. Tuy nhiên, chứng khoán Mỹ vẫn ghi nhận tuần tăng mạnh bất chấp đà sụt giảm trong phiên cuối tuần.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm 7/2 xác nhận 31.131 ca nhiễm virus ở nước này, với 636 ca tử vong. Những con số này đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc - lớn thứ 2 thế giới - sẽ bị ảnh hưởng. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã giảm từ 6,8% trong năm 2018 xuống còn 6,1% trong năm 2019.
Haibin Zhu, một chiến lược gia chứng khoán Trung Quốc tại JPMorgan, đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc xuống 1% trong quý đầu tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 7/2 thông qua Twitter cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, "tập trung vào việc lãnh đạo cuộc chiến chống lại virus corona".
Cổ phiếu Caterpillar và Boeing - 2 cổ phiếu đại diện cho nền kinh tế toàn cầu lần lượt giảm 2,8% và 1,6%. Cổ phiếu Disney và Goldman Sachs cũng mất hơn 1%, qua đó gây sức ép lên Dow Jones. Các lĩnh vực nguyên vật liệu, công nghệ và y tế dẫn đầu đà sụt giảm của S&P 500 khi mỗi lĩnh vực đều giảm ít nhất 0,9%.
Sự gia tăng đột biến các ca nhiễm virus và tử vong được đưa ra khi nhà đầu tư xem qua báo cáo việc làm mới nhất tại Mỹ. Nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 225.000 việc làm trong tháng 1/2020, cao hơn dự báo 158.000 việc làm từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones. Tiền lương cũng tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, vượt qua dự báo trước đó.
Các cổ phiếu trên sàn Phố Wall quay đầu tăng mạnh trong hầu hết các phiên giao dịch tuần này khi các số liệu kinh tế tich cực lấn át lo ngại về sự bùng phát của virus corona. Các báo cáo khả quan hơn dự báo về lợi nhuận của các DN cũng như số liệu tích cực của kinh tế Mỹ đã giúp giảm bớt tâm lý sợ hãi trên thị trường, khi hy vọng ngày càng tăng rằng các ngân hàng trung ương và chính phủ trên thế giới có thể cắt giảm lãi suất và tung các gói kích thích kinh tế.
Tuy nhiên, Tom Hainlin của Ascent Private Capital Management, nhận xét: "Trong khi báo cáo cho thấy thị trường lao động mạnh mẽ, nó có thể không phản ánh các điều kiện kinh tế hiện tại nhất".
S&P 500 đã tăng hơn 3% từ đầu tuần đến nay, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 6/2019. Dow Jones cộng 3% trong tuần qua, còn Nasdaq Composite vọt 4%.
Theo kinhtedothi.vn
Chứng khoán Mỹ tăng lên mức kỷ lục mới trong phiên giao dịch 6/2 Cả ba chỉ số quan trọng của thị trường chứng khoán Mỹ đều tăng lên mức cao kỷ lục, với chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,3%, lên 29.379,77 điểm, còn chỉ số S&P 500 tiến 0,3%, lên 3.345,78 điểm. Bảng tỷ giá chứng khoán tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN) Chứng khoán Phố Wall tăng lên...