Phố Wall khởi sắc trong nhiều ngày liên tiếp, S&P 500 tiến sát mức đỉnh lịch sử, Nasdaq lần đầu tiên vượt mốc 11.000 điểm
Kết thúc phiên 5/8, chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm nhờ báo cáo kinh doanh khả quan của Disney và triển vọng của vắc-xin ngừa Covid-19, khi chỉ số S&P 500 tiến đến mức kỷ lục thiết lập hồi đầu năm nay.
Cụ thể, S&P 500 tăng 0,6% lên 3.327,77 điểm. Nasdaq Composite tăng 0,4% lên 10.998,40 điểm. Nasdaq đã có lúc đã phá vỡ mốc hơn 11.000 lần đầu tiên và ghi nhận đà tăng liên tiếp trong 6 phiên. S&P 500 đóng cửa cao hơn trong ngày thứ 4 liên tiếp. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones cũng ghi nhận đà tăng 4 ngày liên tiếp, tăng 373,05 điểm ở phiên này, tương đương 1,4%, lên 27.201,52 điểm.
Đa tăng của ngày thứ Hai đã giúp S&P 500 chỉ còn cách mức kỷ lục được thiết lập vào ngày 19/2 là 2%. Chỉ số này đã tăng hơn 50% kể từ khi chạm mức thấp trong ngày 23/3, đà tăng chủ yếu được dẫn đầu bởi các cổ phiếu công nghệ lớn như Facebook, Amazon , Netflix, Apple, Alphabet và Microsoft.
Theo báo cáo lợi nhuận mới công bố, ESP của Disney là 8 cent/cổ phiếu, trong khi các nhà phân tích dự kiến công ty này sẽ mất 64 cent/cổ phiếu. Disney cho biết họ hiện có 100 triệu thuê bao trả phí trên các dịch vụ trực tuyến của mình, bao gồm Disney , Hulu và ESPN . Cổ phiếu Disney đã tăng 8,8%.
Video đang HOT
Trong khi đó, Johnson & Johnson cho biết đã đạt được thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD với chính phủ Mỹ để sản xuất 100 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 nếu chứng minh được nó hiệu quả. Cổ phiếu J&J tăng 0,8%. Cổ phiếu Novavax đã tăng 10,4% sau khi công ty báo cáo kết quả thử nghiệm vắc-xin giai đoạn 1 cho thấy các bệnh nhân có phản ứng miễn dịch tích cực.
Cổ phiếu hàng không cũng tăng mạnh sau khi đảng Cộng hòa Thượng viện cho biết họ hỗ trợ thêm 25 tỷ USD viện trợ liên bang cho ngành này. Cổ phiếu United Airlines đóng cửa cao hơn 4,5% và Delta tăng 3,1%. American Airlines tăng 9,5%.
Hôm qua, ADP đã báo cáo số lượng việc làm khu vực tư nhân ở Mỹ chỉ tăng 167.000 trong tháng 7, con số này thấp hơn so với ước tính của Dow Jones và 1 triệu và thấp hơn nhiều so với 4,314 triệu việc làm được thêm vào hồi tháng 6.
Ngoài ra, nhà đầu tư tiếp tục chú ý đến các cuộc đàm phán ở Washington về gói kích thích mới. Nhà Trắng dường như có sự nhượng bộ trong khi thương lượng về gói trợ cấp thất nghiệp. Nhóm chính quyền Trump được cho là đề nghị gia hạn thêm trợ cấp thất nghiệp liên bang cho đến tháng 12 ở mức 400 USD mỗi tuần. Tuy nhiên, các nhà lập pháp vẫn có quan điểm khác biệt về một số vấn đề bao gồm viện trợ cho chính quyền tiểu bang, địa phương và tài trợ cho các trường học.
Thị trường chứng khoán Phố Wall u ám nhất kể từ năm 2008
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua tuần lễ tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bất chấp gói cứu trợ kinh tế của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Theo CNBC, kết thúc phiên giao dịch 20/3 (giờ Mỹ), chỉ số Dow Jones sụt hơn 4% trong khi S&P 500 và Nasdaq lần lượt lao dốc 4,3% và 2%. Như vậy, Dow giảm hơn 17% từ ngày 16 đến 20/3. Đây là cú rơi tự do trong một tuần sâu nhất của Dow kể từ tháng 10/2018.
Tính cả tuần, S&P 500 cũng bốc hơi 13% còn Nasdaq trượt 12,6%. Cả hai chỉ số đều trải qua tuần lễ tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Hiện, Dow đang thấp hơn mức đỉnh hồi tháng 2 tới 35,2%, còn S&P500 thua mức đỉnh 32,1%.
Giới phân tích cho biết rất nhiều yếu tố đang gây sức ép dữ dội lên thị trường chứng khoán Mỹ, bao gồm việc chính quyền bang New York yêu cầu người dân không ra đường vì dịch Covid-19, giá dầu thô rơi tự do và giá đồng USD tăng vọt.
Phố Wall đang trải qua những ngày giao dịch đầy biến động. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, tình trạng u ám sẽ còn tiếp diễn. CNBC cho biết chỉ số Dow sụt giảm khoảng 24% từ đầu tháng 3 và sẽ trải qua cú lao dốc trong một tháng sâu nhất kể tháng 9/1931.
Chỉ số S&P 500 cũng rơi 22% từ đầu tháng 3 và sẽ hứng chịu cú sụt giảm nặng nề nhất kể từ tháng 5/1940.
Mới đây, chuyên gia nổi tiếng Jim Cramer dự báo Phố Wall sẽ còn nếm trải những tuần giao dịch đầy đau đớn, thậm chí còn tồi tệ hơn nhiều so với cuộc Đại suy thoái 2008-2009.
"Nền kinh tế Mỹ đang mắc kẹt trong cuộc chiến hai mặt trận, bao gồm dịch virus corona chủng mới và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu", chuyên gia Cramer phân tích. Việc giá dầu lao dốc càng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Trong khi đó, ông Ray Dalio, người sáng lập Bridgewater, dự báo dịch Covid-19 (có nguồn gốc từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại tổng cộng 4.000 tỷ USD. "Rất nhiều người sẽ phá sản", ông nhấn mạnh.
Hương Giang
Phố Wall đi lên sau quyết định duy trì chính sách lãi suất của Fed Thị trường chứng khoán Mỹ đi lên giữa bối cảnh đồng USD hạ giá sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên mức lãi suất siêu thấp đồng thời tái khẳng định rằng ngân hàng này sẽ duy trì lập trường chính sách này tới khi nền kinh tế phục hồi. Giao dịch viên tại Sàn giao dịch...