Phố Wall hồi phục sau ’sóng gió’, Dow Jones bứt phá hơn 1.000 điểm, S&P 500 ghi nhận diễn biến tích cực nhất kể từ tháng 12/2018
Kết thúc phiên 10/3, chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau 1 ngày liên tiếp trồi sụt, khi nhà đầu tư cân nhắc về động thái kích thích tài khoá của chính phủ nhằm ứng phó với tình trạng kinh tế giảm tốc do sự lây lan của Covid-19.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa phiên tăng 1.167,14 điểm, tương đương 4,9%, lên 25.018,16 điểm. Đà tăng đã xoá bỏ phần nào mức giảm mạnh của Dow Jones ở phiên ngày hôm qua. Có lúc trong phiên, Dow Jones giảm 160 điểm.
S&P 500 tăng 4,9%, kết thúc phiên với 2.882,23 điểm, ghi nhận ngày có diễn biến tích cực nhất kể từ ngày 26/12/2018. Nasdaq Composite cũng tăng 4,9% lên 8.347,40 điểm.
Cổ phiếu Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Alphabet đều tăng hơn 4,8%. JPMorgan Chase và Home Depot dẫn đầu đà tăng của chỉ số Dow cao hơn, tăng hơn 7%. Công nghệ và tài chính là những lĩnh vực khởi sắc nhất trong S&P 500, tăng ít nhất 6% mỗi ngành. Năng lượng tăng hơn 4%.
Video đang HOT
Diễn biến của Dow Jones ở phiên 10/3.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra đề xuất về việc giảm thuế thu nhập để ứng phó với tác động tiêu cực từ coronavirus. Những ưu đã thuế này sẽ nằm trong gói chi tiêu 8,3 tỷ USD mà ông đã ký hồi tuần trước.
Trong khi đó, giá dầu đã hồi phục trong ngày 10/3. Hợp đồng tương lai dầu thô WTI của Mỹ tăng 10,4% lên 34,36 USD / thùng. Đà hồi phục diễn ra sau một phiên đầy biến động, sau khi cuộc chiến giá dầu nổ ra, khiến thị trường bàng hoàng và lo ngại về tác động tiêu cực từ sự kiện này sẽ kiến nền kinh tế toàn cầu sụp đổ, khiến giá dầu WTI rớt tới 24%.
Các nhà đầu tư đã tìm kiếm tài sản an toàn hơn vào thứ Hai trong bối cảnh lo ngại thêm rằng coronavirus sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Lần đầu tiên, lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm giảm xuống dưới 0,5%, trong khi lãi suất 30 năm vi phạm 1%. Tại một thời điểm đầu thứ Hai, 10 năm trượt xuống 0,318%.
Ở phiên trước, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ 10 năm giảm xuống dưới mức 0,5%, trong khi lợi suất trái phiếu 30 năm giao dịch quanh mức 1%. Trong phiên này, lợi suất trái phiếu đã tăng trở lại, khi trái phiếu 10 năm tăng lên mức 0,6%, lợi suất trái phiếu 2 năm giao dịch quanh mức 0,48%. Lợi suất trái phiếu 30 năm tăng lên 1,133%.
Giang Ng
Theo Trí thức trẻ
Giá dầu thô tăng nhẹ nhờ thông tin FED cắt giảm lãi suất khẩn cấp
Giá dầu thô đã tăng nhẹ trong phiên giao dịch 3/3 nhờ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cắt giảm lãi suất khẩn cấp trước các diễn biến của dịch virus Covid-19.
Chốt phiên giao dịch ngày 3/3, giá dầu thô Brent giảm 4 cents xuống mức 51,86 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) tăng 43 cents lên mức 47,18 USD/thùng.
Trong phiên giao dịch, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) công bố cắt giảm lãi suất khẩn cấp để hỗ trợ nền kinh tế Hoa Kỳ trước các tác động của dịch virus Covid-19, giá dầu thô đã bật tăng mạnh với giá dầu thô Brent đạt 53,90 USD/thùng và dầu thô WTI đạt 48,66 USD/thùng.
Tuy nhiên, đến cuối phiên giao dịch, giá dầu thô đã giảm trở lại do thị trường lo ngại nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu sẽ giảm đáng kể vì dịch virus Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát tại nhiều quốc gia trên toàn cầu.
Nhận định về diễn biến giá dầu thô, ông Bob Yawger, giám đốc bộ phận thị trường năng lương của tập đoàn tài chính ngân hàng Mizuho (chi nhánh New York), cho biết việc FED cắt giảm lãi suất đã hỗ trợ giá dầu thô trong thời gian ngắn nhưng việc FED hành động khẩn cấp cho thấy tình hình kinh tế có thể tệ hơn những gì mà thị trường dự báo, hàm ý nhu cầu sử dụng dầu thô có thể tiếp tục giảm.
Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu thô đã giảm hơn 20% do lo ngại dịch virus Covid-19 sẽ khiến nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu giảm mạnh
FED đã cắt giảm lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, đưa mức lãi suất về 1% - 1,25%. Đây là mức cắt giảm lớn nhất và cũng là lần đầu tiên FED cắt giảm lãi suất khẩn cấp kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2008.
Bên cạnh đó, giá dầu thô còn chịu áp lực giảm sau khi Liên uỷ ban kỹ thuật (JTG) của khối OPEC và các quốc gia đồng minh khai thác dầu thô như Nga ( khối OPEC ) đề xuất chỉ cắt giảm sản lượng khai thác thêm 600.000 thùng/ngày trong quý 2/2020. Mức đề xuất này tương tự như mức đề xuất đưa ra hồi đầu tháng 2/2020 - thời điểm dịch virus Covid-19 mới chỉ bùng phát chủ yếu tại Trung Quốc và thấp hơn nhiều so với mức đề xuất 1 triệu thùng/ngày mới được Ả-rập Xê-út và một số quốc gia khối OPEC xem xét gần đây.
Trong ngày 3/3, Bộ trưởng Năng lượng Algeria cho biết khối OPEC sẽ cân nhắc việc cắt giảm khai thác sản lượng đáng kể nhằm ngăn "đà rơi tự do" của giá dầu thô trước các tác động cảu dịch virus Covid-19. Các quốc gia thành viên khối OPEC sẽ nhóm họp tại Vienna (Áo) vào ngày 5 - 6/3 tới đây.
Ông Bob Yawger, khối OPEC cần cắt giảm sản lượng khai thác ít nhất 1 triệu thùng/ngày cùng với việc các ngân hàng trung ương đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế thì giá dầu thô mới có thể phục hồi tăng trở lại.
Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu thô Brent đã giảm gần 21% và giá dầu thô WTI giảm gần 23% do lo ngại nhu cầu sử dụng dầu thô trên toàn cầu sẽ giảm mạnh. Theo đánh giá của ông Leonid Fedun, phó chủ tịch tập đoàn năng lượng Lukoil, đề xuất cắt giảm sản lượng khai thác của OPEC có thể sẽ giúp giá dầu thô đạt lại mốc 60 USD/thùng. Tập đoàn Lukoil hiện là hãng khai thác dầu khí lớn thứ hai tại Nga.
Quang Đặng (Tổng hợp)
Theo Tapchicongthuong.vn
Giá dầu thô giảm trở lại, nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu lần đầu tiên giảm xuống kể từ năm 2009 Giá dầu thô đã chịu áp lực giảm sau khi Cơ quan năng lượng quốc tế cho biết nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu trong quý 1/2020 đã lần đầu tiên giảm xuống kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2009, nguyên nhân chủ yếu do dịch virus Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc. Vào lúc 8h21...