Phố Wall đồng loạt tăng điểm khi cổ phiếu công nghệ bứt phá, Netflix và Amazon tiếp tục lập đỉnh mới
Kết thúc phiên 16/4, chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ, dẫn đầu bởi đà tăng của cổ phiếu công nghệ, khi Phố Wall đối mặt với nhiều mối lo ngại hơn về sự bùng phát của dịch bệnh cùng số liệu kinh tế ảm đạm.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones nhích 33,33 điểm, tương đương 0,1%, lên mức 23.537,68 điểm. Trong phiên, có lúc Dow Jones đã rớt tới hơn 200 điểm. S&P 500 tăng 0,6%, đóng cửa ở mức 2.799,55 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite tăng 1,7% lên 8.532,36 điểm. Ngoài ra, Nasdaq 100, bao gồm 100 cổ phiếu lớn nhất, tăng gần 2% và xoá bỏ mọi mức giảm trong năm 2020.
Cổ phiếu công nghệ có sự thúc đẩy mạnh khi có nhiều người ở nhà và sử dụng dịch vụ của họ hơn trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Netflix và Amazon đều tăng hơn 2,5% lên mức cao kỷ lục, dẫn đầu đà tăng của nhóm này. Netflix khởi sắc một phần bởi một nhà phân tích của Goldman Sachs đã nâng giá mục tiêu của cổ phiếu này.
Ngày hôm qua, Bộ Lao động Mỹ cho biết nước này đã ghi nhận 5.245 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào ngày 11/4. Tuần trước đó, con số này cũng tăng mạnh, đưa lượng việc làm bị mất lên 22 triệu trong bối cảnh Covid-19 bùng phát.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục tăng mạnh.
Video đang HOT
Hôm 16/4, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết tiểu bang này, phối hợp với các tiểu bang khác, sẽ tiếp tục đóng cửa các doanh nghiệp ngành không thiết yếu đến ngày 15/5. Việc gia hạn thời gian đóng cửa được đưa ra khi số ca nhập viện ở New York đã giảm bớt. Hơn nữa, Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư một lần nữa nhắc lại việc dần mở cửa nền kinh tế.
HIện tại, chỉ số Dow và S&P 500 vẫn thấp hơn 20% và 17,5% so với mức cao nhất mọi thời đại được thiết lập vào tháng 2, trong bối cảnh nhà đầu tư hoảng loạn về tình hình dịch bệnh và thời gian tìm ra vắc-xin vẫn chưa được xác định.
Chuỗi cung ứng thực phẩm Mỹ ‘căng như dây đàn’: Nguy cơ thiếu hụt gia tăng, một loạt nhà máy đóng cửa, hàng nghìn nhân viên nhiễm nCoV
Giang Ng
Các ông lớn lại cứu phố Wall
Dù chứng khoán Á, Âu chìm trong sắc đỏ trong phiên thứ Năm (23/1) do lo ngại thương chiến giữa 2 bờ Đại Tây Dương và sự lây lan của virus conora, nhưng phố Wall một lần nữa thoát hiểm nhờ kết quả kinh doanh khả quan của một số tập đoàn.
Ảnh: AFP
Virus conora lây lan rộng đã khiến giới đầu tư lo lắng, nhưng phố Wall trong 2 phiên giao dịch gần đây lại đứng khá vững nhờ kết quả kinh doanh khả quan của một số doanh nghiệp lớn vừa công bố.
Trong phiên thứ Tư, IBM đã giúp nhóm cổ phiếu công nghệ tăng tốt với kết quả kinh doanh khả quan bất ngờ, qua đó kéo S&P và Nasdaq tăng theo.
Trong phiên thứ Năm, đến lượt Netflix và Insurance bellwether Travelers Cos Inc báo cáo kết quả kinh doanh khả quan, vượt dự báo của phố Wall.
Theo dự báo của giới phân tích, lợi nhuận quý IV của các doanh nghiệp S&P 500 quý này sẽ tăng 0,7% so với cùng kỳ. Còn trong 74 công ty đã công bố kết quả kinh doanh, có 67,6% số công ty có lợi nhuận khả quan hơn kỳ vọng.
Ngoài ra, thông tin kinh tế mới công bố cho thấy, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước của Mỹ thấp hơn dự báo, cho thấy thị trường lao động đang khá vững chắc.
Những thông trên đã làm giúp cân bằng lại nỗi lo lây lan của virus cúm Vũ Hán, kéo phố Wall đảo chiều trở lại trong nửa cuối phiên chiều, trong đó S&P 500 và Nasdaq tiếp tục đảo chiều thành công với Nasdaq thiết lập đỉnh cao lịch sử mới, trong khi Dow Jones tiếp tục thiếu may mắn.
Liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán (virus conora - nCoV), Tổ chức Y tế thế giới cho biết, dù căn bệnh này đang lây lan nhanh và hiện đã có 18 người chết, nhưng còn quá sớm để tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.
Kết thúc phiên 23/1, chỉ số Dow Jones giảm 26,18 điểm (-0,09%), xuống 29.160,09 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 3,79 điểm ( 0,1%), lên 3.325,54 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 18,71 điểm ( 0,20%), lên 9.402,48 điểm.
Lời đe dọa đánh thuế cao với ô tô nhập khẩu từ châu Âu của ông Trump đưa ra hôm thứ Tư chưa hết khiến giới đầu tư châu Âu lo sợ, thậm chí nhóm cổ phiếu ô tô còn giảm mạnh hơn trong phiên thứ Năm, kéo các thị trường giảm mạnh.
Kết thúc phiên 23/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 64,25 điểm (-0,85%), xuống 7.507,67 điểm. Chỉ số DAX giảm 127,33 điểm (-0,94%), xuống 13.388,42 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 39,18 điểm (-0,65%), xuống 5.971,79 điểm.
Trong khi đó, sau phiên trấn tĩnh phiên thứ Tư, giới đầu tư chứng khoán châu Á đã hoảng loạn bán tháo ra trong phiên thứ Năm khi virus conora bùng phát, trong đó chứng khoán Trung Quốc lao dốc tới 2,75% trong phiên giao dịch cuối cùng trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày.
Kết thúc phiên 23/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 235,91 điểm (-0,98%), xuống 23.795,44 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 84,23 điểm (-2,75%), xuống 2.976,53 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 431,92 điểm (-1,52%), xuống 27.909,12 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 21,12 điểm (-0,93%), xuống 2.246,13 điểm.
Những rủi ro về dịch bệnh và thương chiến mới cuối cùng cũng đã tạo động lực để giá vàng tăng trong phiên thứ Năm sau những phiên lình xình không rõ xu hướng đầu tuần.
Kết thúc phiên 23/1, giá vàng giao tăng 3,9 USD (0,25%), lên 1.562,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 8,7 USD ( 0,56%), lên 1.565,4 USD/ounce.
Cũng giống như thị trường chứng khoán, nỗi lo dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán làm hạn chế nhu cầu khiến giá dầu thô tiếp tục lao dốc trong phiên thứ Năm.
Kết thúc phiên 23/1, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,15 USD (-2,0%), xuống 55,59 USD/thùng, có lúc đã giảm xuống mức thấp nhất 11 tháng 54,77 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,17 USD (-1,9%), xuống 62,04 USD/thùng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Nhiều thị trường chứng khoán châu Á giảm do số liệu tiêu cực từ Mỹ Chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Tokyo, chỉ số Hang Seng ở Hong Kong mất điểm... do số liệu kém lạc qua từ Mỹ đã khiến giới đầu tư hoang mang. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Nhiều thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch 16/4, do các số liệu kinh tế tiêu cực của Mỹ đã làm...