Phố Wall đón nhận nhiều tin tức tích cực, Dow Jones bật tăng hơn 100 điểm sau một phiên ảm đạm
Kết phiên giao dịch ngày 18/4, chứng khoán Mỹ có diễn biến khởi sắc sau một loạt bản báo cáo tài chính và số liệu bán lẻ với kết quả khả quan được công bố, cùng với đó là 2 thương vụ IPO được các nhà đầu tư mong chờ.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 110 điểm lên 26.559,54 điểm. S&P 500 tăng 0,2% kết thúc phiên với 2.905,03 điểm, dẫn đầu đà tăng là nhóm công nghiệp. Nasdaq Composite gần như không có biến động với 7.998,06 điểm. Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ tạm nghỉ trong phiên giao dịch cuối tuần bởi sự kiện “Good Friday”.
Cổ phiếu Honeywell tăng hơn 3% nhờ bản báo cáo tài chính có kết quả tốt hơn dự báo, còn cổ phiếu United Rentals vọt tăng 8.2% nhờ dữ liệu tích cực của quý I. Cổ phiếu Travelers Cos, thuộc Dow Jones, cũng tăng 2.3%, còn Snap-on bật lên 6.5%.
Tâm lý của nhà đầu tư cũng được thúc đẩy sau khi Pinterest và Zoom Video Communications thực hiện IPO thành công. Trong phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu Pinterest tăng tới 28.4%, còn cổ phiếu Zoom bứt phá 72.2%.
Doanh số bán lẻ của Mỹ tăng 1,6% vào tháng trước, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2017. Trước đó, các nhà kinh tế ước tính rằng con số này sẽ là 0,9%.
Tính đến thời điểm này, có hơn 78% công ty thuộc S&P500 đã công bố bản báo cáo tài chính vượt kỳ vọng của các nhà phân tích, theo FactSet.
Video đang HOT
Tuần qua, Dow Jones và Nasdaq Composite lần lượt ghi nhận mức tăng 0.6% và 0.2%, trong khi S&P 500 mất 0.1%.
Tuy nhiên, nhóm ngành chăm sóc sức khoẻ đã sụt giảm 4% trong tuần nay, bởi các nhà đầu tư lo ngại về những đề xuất của các nhà lập pháp đảng Dân chủ. Trước đó, CEO của UnitedHealth, David Wichmann, cảnh báo rằng những đề xuất của các nhà lập pháp đảng Dân chủ, chẳng hạn như kế hoạch bảo hiểm y tế cho người dân “Medicare for All”, “chắc chắn sẽ gây mối đe doạ cho mối quan hệ của mọi người với các bác sĩ của họ, làm mất ổn định hệ thống y tế quốc gia và hạn chế khả năng của các bác sĩ lâm sàng trong việc thực hành một cách hiệu quả nhất.”
Cổ phiếu của Regeneron Pharmaceuticals và HCA Healthcare dẫn đầu đà giảm của nhóm ngành này, mất gần 13% và 9%. Có đến gần 80% thành viên thuộc nhóm này thấp hơn mức trung bình động 50 ngày, theo Bespoke Investment Group. Trong khi đó, 90% cổ phiếu nhóm công nghệ vượt mốc trung bình động 50 ngày.
Hương Giang
Theo Trí thức trẻ/CNBC
Nhận tin tốt, phố Wall vẫn giảm điểm
Nhận thông tin tích cực từ GDP quý I của Trung Quốc, cũng như kết quả kinh doanh của một số tập đoàn lớn khả quan, nhưng phố Wall vẫn đóng cửa trong sắc đỏ trong phiên thứ Tư (17/4).
Ảnh AFP
Dù dữ liệu kinh tế khả quan của Trung Quốc và kết quả kinh doanh tích cực của một số doanh nghiệp vừa được công bố, giúp nhà đầu tư phấn chấn, nhưng nhóm cổ phiếu y tế sụt giảm đã khiến phố Wall chỉ giằng co nhẹ trong phiên thứ Tư và đóng cửa giảm nhẹ, gần như không đổi.
Trong phiên thứ Tư, nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe có phiên giảm mạnh nhất 4 tháng, mất 2,9% do lo ngại những quy định mới đang được Quốc hội Mỹ thỏa luận.
Kết thúc phiên 17/4, chỉ số Dow Jones giảm 3,12 điểm (-0,01%), xuống 26.449,54 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 6,61 điểm (-0,23%), xuống 2.900,45 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 4,15 điểm (-0,05%), xuống 7.996,08 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu tiếp tục duy trì đà tăng tốt để giữ mức cao nhất 8 tháng sau dữ liệu GDP quý I khả quan của Trung Quốc, hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu ô tô.
Kết thúc phiên 17/4, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 1,40 điểm ( 0,02%), lên 7.471,32 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 51,75 điểm ( 0,43%), lên 12.153,07 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 34,43 điểm ( 0,62%), lên 5.563,09 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục duy trì đà tăng nhờ dữ liệu GDP quý I của Trung Quốc tốt hơn dự kiến với mức tăng 6,4%, cũng như kỳ vọng tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, đà tăng không mạnh, thậm chí chứng khoán Hồng Kông còn đóng cửa gần như không đổi khi nhà đầu tư không tin kết quả mới tạo ra bước ngoặt bền vững cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Kết thúc phiên 17/4, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 56,31 điểm ( 0,25%), lên 22.277,97 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 9,52 điểm ( 0,29%), lên 3.263,12 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 5,19 điểm (-0,01%), xuống 30.124,687 điểm.
Giá vàng gần như đi ngang trong suốt phiên giao dịch thứ Tư và đóng cửa giảm nhẹ khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trên cả thị trường chứng khoán và kim loại quý.
Kết thúc phiên 17/4, giá vàng giao ngay giảm 2,9 USD (-0,22%), xuống 1.273,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 0,4 USD (-0,03%), xuống 1.276,8 USD/ounce.
Giá dầu thô lại lặp lại điệp khúc một phiên tăng, một phiên giảm trong tuần này. Sau khi tăng 1% trong phiên thứ Ba, giá dầu thô đã quay đầu giảm nhẹ trở lại trong phiên thứ Tư sau khi dữ liệu của Chính phủ Mỹ công bố cho thấy, tồn kho tuần trước giảm ít hơn dự kiến.
Cụ thể, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ hôm thứ Tư cho biết, kho dự trữ tuần trước giảm 1,4 triệu thùng, chỉ bằng một nửa so với mức giảm được Viện Dầu khí công bố trước đó 1 ngày.
Kết thúc phiên 17/4, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 0,29 USD (-0,45%), xuống 63,76 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,10 USD (-0,14%), xuống 71,62 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư hồi hộp hướng sự tập trung vào Trung Quốc Kết quả kinh doanh tích cực của một số tập đoàn lớn vừa công bố giúp phố Wall hồi phục trở lại trong phiên thứ Ba (16/4), nhưng đà tăng không mạnh khi giới đầu tư thận trọng chờ các kết quả tiếp theo và đặc biệt là công bố tăng trưởng GDP quý I của Trung Quốc. Ảnh AFP Sau khi giảm...