Phố Wall bị bán tháo mạnh, chứng khoán châu Á cũng ngập trong sắc đỏ
Ở phiên giao dịch sáng ngày 4/9, chứng khoán khu vực châu Á – Thái Bình Dương đồng loạt rớt điểm, sau khi Phố Wall chứng kiến phiên đỏ lửa
Chứng khoán Australia ghi nhận mức giảm lớn nhất trong khu vực, với chỉ số S&P/ASX 200 mất 2,57%. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc cũng ghi nhận diễn biến tiêu cực, khi Shanghai Composite mất 1,56%, Shenzhen Component rớt 1,844% và HangSeng Index của Hồng Kông rớt 1,75%.
Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 1,32%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 cũng sụt 1,07%. Ở khu vực Đông Nam Á, chỉ số Straits Times của Singapore mất 1,57%. Hiện tại, chỉ số MSCI Asia (không bao gồm Nhật Bản) đang giao dịch thấp hơn 1,53%.
Đà giảm đồng loạt diễn ra trong bối cảnh nhà đầu tư đưa ra phản ứng với diễn biến đêm hôm qua tại Phố Wall, khi Dow Jones mất tới 807,7 điểm – mức giảm lớn nhất trong 1 phiên kể từ ngày 11/6. Trong khi đó, S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm 3,5% và 5%.
Rodrigo Catril – chuyên gia đến từ National Australia Bank, nhận định trong một lưu ý: “Không hề có ‘chất xúc tác’ rõ ràng nào đối với diễn biến của ngày hôm nay. Bây giờ, câu hỏi đặt ra là liệu sự điều chỉnh có kéo dài hay không và các nhà đầu tư có còn cảm thấy thị trường đủ hấp dẫn để quay lại hay không.”
Về thông tin số liệu kinh tế, doanh thu ngành bán lẻ tại Australia đã tăng 3,2% trong tháng 7, theo số liệu mới công bố từ Cục Thống kê nước này. Trước đó, quốc gia này cũng công bố số liệu GDP quý II hồi đầu tuần, cho thấy Australia chính thời bước vào thời kỳ suy thoái. Sau khi số liệu mới được công bố, đồng AUD giao dịch ở mức 0,7284/1 USD, trước đó chứng kiến mức thấp là 0,7249.
Tối ngày hôm nay (giờ Việt Nam), Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố số liệu việc làm trong tháng 8 – vốn là thông tin được theo dõi rất sát sao. Các nhà kinh tế được thăm dò bởi Dow Jones dự đoán rằng nền kinh tế Mỹ sẽ có thêm hơn 1 triệu việc làm vào tháng trước.
Hiện tại, chỉ số đồng USD – theo dõi đồng bạc xanh so với rổ các đồng tiền tệ khác, giao dịch quanh mức 92,743, sau khi ở mức dưới 92 vào tuần này. Trong khi đó, đồng yen Nhật giao ngay giao dịch ở mức 106,15 đổi 1 USD.
Theo giờ giao dịch tại châu Á, giá dầu thế giới đồng loạt đi xuống. Dầu thô Brent giảm 0,7% xuống 43,76 USD/thùng. Hợp đồng tương lai dầu thô Mỹ giảm 0,75% còn 41,06 USD/thùng.
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều
Các thị trường chứng khoán châu Á đã ghi nhận diễn biến trái chiều vào phiên giao dịch ngày 17-8, theo đó, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) giảm 0,33% xuống còn 23.212,38 điểm.
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều. Ảnh minh họa: Yonhap/ TTXVN
Theo Okasan Online Securities, số liệu trên sát với dự báo của giới đầu tư nên thị trường chứng khoán Tokyo chỉ biến động nhẹ. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Công (Trung Quốc) tăng 0,12%, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 0,41%.
Các nhà phân tích của NatWest Markets cho rằng các nhà đầu tư, môi giới trên các thị trường chứng khoán tại châu Á đang tìm kiếm thông tin chi tiết và thời điểm chính xác mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ hoàn thành đánh giá chính sách tiền tệ cũng như có sự thay đổi về định hướng thị trường tiền tệ. Ngoài ra, giới đầu tư đang chờ đợi thêm các thông tin về triển vọng nguồn cung dầu trong tương lai từ cuộc họp về chính sách tiền tệ trong tuần này của Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng (JMMC) của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số nước sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC . Cuộc họp này sẽ diễn ra ngày 19-8.
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều vào đầu phiên sáng 17/8 Các thị trường chứng khoán ở châu Á diễn biến trái chiều vào đầu phiên sáng 17/8, sau khi Nhật Bản công bố số liệu cho thấy nền kinh tế nước này trong quý II/2020 đã giảm mạnh nhất kể từ năm 1980. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) giảm 0,33% (76,98 điểm), xuống còn...