Phố Wall bất ngờ bị bán tháo mạnh, Dow Jones mất hơn 800 điểm, cổ phiếu công nghệ đồng loạt lao dốc
Kết thúc phiên 3/9, chứng khoán Mỹ đồng loạt rớt điểm mạnh, “rơi” khỏi mức cao nhất mọi thời đại khi cổ phiếu công nghệ bị bán tháo và ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong tháng.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 807,77 điểm, tương đương 2,8%, xuống 28.292,73 điểm, chứng kiến mức giảm mạnh nhất trong một ngày kể từ ngày 11/6. Chỉ số S&P 500 mất 3,5% còn 3.455,06 điểm và Nasdaq Composite rớt 5% đóng cửa ở mức 11.458.10 điểm.
Cổ phiếu của Apple đã giảm 8%, ghi nhận đà giảm lớn nhất trong 1 phiên kể từ ngày 16/3. Amazon và Netflix đều giảm hơn 4% và Facebook cũng mất 3,8%. Microsoft trượt 6,2%. Alphabet giảm 5,1%. Lĩnh vực công nghệ trong S&P 500 đóng cửa phiên sụt 5,83%, đánh dấu mức kỷ lục 10 ngày thăng hoa liên tiếp. Ngoài ra, ngành này cũng ghi nhận mức giảm lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 3.
Trong khi đó, cổ phiếu của các công ty bị được hưởng lợi từ việc nền kinh tế mở cửa trở lại có diễn biến tích cực, trái ngược với xu hướng tiêu cực của công nghệ. Hãng điều hành du lịch Carnival tăng 5,2%. Macy’s tăng gần 8%.
Diễn biến ở phiên ngày thứ Năm được đưa ra sau một phiên ghi nhận mức cao kỷ lục khác cho S&P 500 và Nasdaq Composite, góp phần vào đà tăng mạnh mẽ, đưa thị trường rời khỏi mức thấp nhất ngày 23/3.
Video đang HOT
Kể từ cuối tháng 3, S&P 500 đã tăng hơn 50% và Nasdaq đã tăng hơn 60%. Chỉ số Dow đã tăng hơn 50% trong thời gian đó.
Đà sụt giảm ở phiên này diễn ra bất chấp số liệu về đơn trợ cấp thất nghiệp tốt hơn dự kiến. Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên là 881.000 trong tuần kết thúc vào ngày 29/8. Các nhà kinh tế được thăm dò bởi Dow Jones dự kiến số đơn đăng ký lần đầu tiên sẽ giảm xuống 950.000 trong tuần trước.
Nhà đầu tư ồ ạt chốt lời, Dow Jones sụt hơn 800 điểm
Việc giảm điểm của thị trường trong ngày hôm qua đã chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng điểm của chỉ số Nasdaq và chuỗi 10 phiên tăng điểm của chỉ số S&P 500.
Ảnh: MarketWatch
Cổ phiếu công nghệ và nhiều cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ cao bị bán mạnh trong ngày thứ Năm khi mà nhà đầu tư muốn chốt lời sau khoảng thời gian thị trường tăng điểm mạnh trong tháng vừa qua. Việc cổ phiếu công nghệ bị bán không khỏi khiến cho thị trường chứng khoán giảm điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 807,77 điểm tương đương 2,8% xuống 28.292,73 điểm. Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, đã có lúc chỉ số giảm hơn 1.000 điểm.
Chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm 125,78 điểm tương đương 3,5% xuống 3.455,06 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 598,34 điểm tương đương 5% xuống 11.458,10 điểm.
Phiên ngày thứ Năm đánh dấu phiên giảm điểm sâu nhất của cả ba chỉ số tính từ tháng 6/2020.
Việc giảm điểm của thị trường trong ngày hôm qua đã chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng điểm của chỉ số Nasdaq và chuỗi 10 phiên tăng điểm của chỉ số S&P 500.
Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Independent Advisor Alliance, ông Chris Zaccarelli, nhận xét: "Khi mà không có thông tin gì bất thường, không khó để suy luận rằng việc thị trường sụt mạnh trong phiên hôm nay có nguyên nhân chính từ việc chốt lời".
Ông cũng chỉ ra rằng nhóm các cổ phiếu từng được thị trường chuộng nhất bao gồm cổ phiếu công nghệ, hàng hóa tiêu dùng và cổ phiếu các công ty dịch vụ viễn thông bị bán mạnh nhất.
Xét đến mức tăng của thị trường chứng khoán trước phiên sụt giảm vào ngày thứ Năm, giới chuyên gia phân tích trên thị trường chứng khoán khẳng định rằng còn quá sớm để tuyên bố rằng khoảng thời gian giảm điểm của cổ phiếu công nghệ đã bắt đầu, thay vào đó họ cho rằng khả năng thị trường điều chỉnh trong ngắn hạn sẽ khó xảy ra.
Trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô tại Natixis Investment Managers, ông Esty Dwek, phân tích: "Cổ phiếu công nghệ và thị trường nói chung chưa hề có một ngày giao dịch tồi tệ nào tính từ tháng 6/2020 đến nay. Chính vì vậy việc thị trường tạm thời không tăng điểm có thể coi như khoảng nghỉ cần thiết. Chắc chắn mọi chuyện sẽ không hề suôn sẽ. Tuy nhiên sự hỗ trợ cấu trúc của thị trường chưa thay đổi và yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán chưa chấm dứt".
Dù thông tin kinh tế vĩ mô chưa phát đi nhiều tín hiệu quá tiêu cực, thông tin nợ Mỹ mới nhất không khỏi khiến nhiều người có phần băn khoăn.
Tính trong tương quan với quy mô nền kinh tế, nợ tại Mỹ đã leo lên mức cao nhất tính từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai (WWII) và dự kiến đến năm sau, nợ Mỹ sẽ cao hơn tổng quy mô nền kinh tế.
Theo lý giải của giới chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp của điều này chính là việc chính phủ phải chi tiêu nhiều để ứng phó với đại dịch Covid-19.
Theo Wall Street Journal, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ vào ngày thứ Tư công bố nợ liên bang dự kiến sẽ tương đương hoặc vượt 100% GDP của Mỹ (trong năm tài khóa bắt đầu vào ngày 1/10/2020).
Như vậy, nước Mỹ sẽ chính thức vào nhóm các nước có tỷ lệ nợ vượt quy mô kinh tế bao gồm Nhật, Italy và Hy Lạp.
Trong năm nay, tỷ lệ nợ/GDP của Mỹ ước tính ở mức 98% , cao nhất tính từ Chiến tranh Thế giới thứ II.
Tính đến cuối tháng 6/2020, tổng nợ Mỹ đã vượt ngưỡng 20,5 nghìn tỷ USD từ mức 17,7 nghìn tỷ USD, mức tăng ghi nhận 16,6% trong vòng chỉ 3 tháng, theo số liệu của Bộ Tài chính.
Trong cùng thời gian quý 2/2020, kinh tế suy giảm 9,5%, tỷ lệ nợ tính trên tổng GDP ước tính 105,5% từ mức 82% trong quý 1/2020.
Tuy nhiên, việc Mỹ vay nợ cho đến giờ chưa hề khiến cho những nhà đầu tư vào nợ Mỹ tức giận hoặc khiến cho việc Mỹ tiếp tục vay nợ bị ảnh hưởng. Nhà đầu tư vẫn đua nhau mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ nhờ vào sự an toàn của tài sản này. Hơn thế nữa, lãi suất dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp, như vậy chính phủ vẫn còn có thể tiếp tục vay nợ thêm.
Cổ phiếu công nghệ bị bán mạnh, chứng khoán Mỹ giảm điểm Đợt bán mạnh cổ phiếu công nghệ vẫn tiếp diễn, nhà đầu tư đánh giá lại về triển vọng của nền kinh tế trong bối cảnh số lượng các ca nhiễm Covid-19 vẫn tăng lên. Ảnh: GettyImages Cuối phiên giao dịch ngày thứ Ba, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm điểm. Thị trường chứng khoán Mỹ để mất thành quả tăng...