“Phố vàng” im ắng, giao dịch ngưng trệ
Dường như sự kiện Brexit không ảnh hưởng lên số lượng giao dịch và khối lượng giao dịch vàng tại “phố vàng” Trần Nhân Tông (Hà Nội), dù vẫn đẩy giá vàng lên “đỉnh”.
Dường như sự kiện Brexit không tạo ra nhiều ảnh hưởng lên số lượng giao dịch và khối lượng giao dịch vàng tại “phố vàng” Trần Nhân Tông (Hà Nội) dù vẫn đẩy giá vàng lên “đỉnh”.
Ngồi tại một cửa hàng cà phê ở địa chỉ 27 Trần Nhân Tông từ 11h30′ trưa, chị Lương Thị Thu (Trường Chinh, Hà Nội) liên tục cập nhật giá vàng của Bảo Tín Minh Châu, PNJ, SJC, cũng như thông tin về sự kiện Brexit thông qua chiếc điện thoại của mình. Mỗi khi xuất hiện thông tin mới về giá vàng và cuộc trưng cầu dân ý ở Anh, chị lại nhấc máy gọi cho một ai đó trao đổi về tình hình giá cả để được tư vấn.
Trong khi đó, chị Minh – một người bạn của chị Thu, lại lần lượt tìm tới từng cửa hàng trên phố Trần Nhân Tông để tìm hiểu nhu cầu giao dịch vàng miếng của thị trường.
Sau một cuộc trao đổi ngắn, cả hai đi đến kết luận, số lượng khách mua vào tích trữ và số lượng khách bán ra kiếm lời gần tương đương nhau. Chị Thu nói: “Nhiều người muốn mua vàng một phần do tâm lý lo sợ việc Anh rời EU sẽ khiến đồng Bảng Anh mất giá. Vậy nên, họ tìm tới vàng như là một kênh đầu tư an toàn hơn. Ngược lại, cũng có những người muốn tranh thủ cơ hội này để bán vàng kiếm lời.”
Đến 14h00′ chiều, tại đại lý SJC Phú Quý (30 Trần Nhân Tông), có khá nhiều lượt khách ra vào cửa hàng. Song phần lớn trong số họ chỉ tới để xem, mua vàng trang sức, vòng tay phong thủy…
Trong gần 1 giờ đồng hồ PV Dân việt có mặt trong khuôn viên cửa hàng, số lượng khách hàng thực hiện giao dịch mua – bán vàng miếng chỉ dao động trong khoảng trên dưới 10 người. Tương tự như vậy, tại một cửa hàng thuộc công ty Vàng Bạc Đá Quý Bảo Tín Minh Châu (15 Trần Nhân Tông), lượng khách tới thực hiện giao dịch cũng hết sức khiêm tốn..
Video đang HOT
Có khá nhiều lượt khách ra vào cửa hàng của SJC Phú Quý. Song phần lớn trong số họ chỉ tới để xem hoặc mua vàng trang sức (Ảnh Hoàng Thắng)
Cũng trong ngày hôm nay giá vàng thế giới “lên đỉnh”. Phiên giao dịch ngày 24.6, vào lúc 13h39′ giờ Việt Nam, trên thị trường châu Á, giá vàng giao ngay tăng 5,1%, lên 1.319,60 USD/ounce, sau khi có lúc vọt lên 1.358,20 USD/ounce – mức cao nhất kể từ tháng 3.2014.
Sự kiện Brexit (Anh rời EU) là sự kiện có lợi đối với các tài sản an toàn như vàng, bởi việc Anh chọn rời Liên minh châu Âu (EU) có khả năng sẽ lại đẩy liên minh này vào một cơn khủng hoảng mới, tạo sức ép mới lên nền kinh tế toàn cầu. Do đó, nhu cầu của thị trường đối với kim loại quý này sẽ gia tăng.
Đại diện vàng DOJI cho biết: không khí mua bán ở hệ thống DOJI gần như ngưng trệ hoàn toàn khi giá liên tiếp nhảy vọt, lúc lên 35,8 triệu đồng rồi rơi xuống cả triệu đồng. “Người bán hàng tại nhiều điểm kinh doanh của chúng tôi mệt nhoài vì phải liên tiếp thay đổi giá niêm yết, trong khi đó, khách hàng chủ yếu gọi điện hoặc đến hỏi thăm giá chứ không dám tham gia mua bán”.
Đại diện PNJ cũng cho hay, sáng nay giá vàng diễn biến quá phức tạp do bị ảnh hưởng từ thị trường thế giới nên giao dịch khá yếu. “Khác như trước kia, những lúc giá tăng cao hay biến động mạnh thì người dân sẽ ồ ạt mua vào. Giờ thì cả khách lẻ lẫn nhà đầu tư lớn đều đứng ngoài quan sát thị trường là chính”, đại diện PNJ cho biết.
Theo Danviet
Không còn nhiều dư địa để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang đứng trước lựa chọn phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn trong điều hành tỷ giá.
Sau tháng 4 ít biến động, tỷ giá và thị trường ngoại hối trong tháng 5 và đầu tháng 6 có nhiều biến động trồi sụt hơn. Vào cuối tháng 5, tỷ giá tại nhiều NHTM có dấu hiệu nóng lên, có thời điểm đã tỷ giá bán đạt đến 22.500 VND/USD do bối cảnh ảnh hưởng của biến động chính sách tiền tệ thế giới.
Thặng dư thương mại 5 tháng đầu năm đạt 1,64 tỷ USD; vốn FDI giải ngân tăng khá tốt (5 tháng đầu năm đạt 5,8 tỷ USD) và NHNN mua được thêm khoảng 8 tỷ USD củng cố dự trữ ngoại hối trong 6 tháng đầu năm, diễn biến của nền kinh tế trong nước vẫn đang ủng hộ cho sự ổn định của tỷ giá trong thời gian tới.
Tuy nhiên, khi xét đến các áp lực từ phía thế giới, CTCK Vietcombank (VCBS) cho rằng rủi ro tỷ giá vẫn cần được lưu tâm khi nền kinh tế Việt Nam được nhìn nhận là một nền kinh tế nhỏ nhưng có độ mở lớn và theo đó, khả năng chống chịu với những biến động lớn trên thế giới là không cao.
Với việc Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khi Châu Âu chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, những biến động của hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới này sẽ có những ảnh hưởng đến tỷ giá và thị trường ngoại hối Việt Nam.
Đặc biệt là việc giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc đi cùng khả năng tiếp tục giảm giá của đồng CNY và triển vọng nền kinh tế Châu Âu với tâm điểm là sự kiện trưng cầu dân ý tại Anh về quyết định rời khỏi hay ở lại Liên minh Châu Âu (EU).
"EUR mất giá đồng nghĩa với đồng USD mạnh lên tương đối so với các ngoại tệ mạnh khác. Vấn đề này cùng với việc đồng CNY suy yếu sẽ dẫn tới khả năng NHNN phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn trong điều hành tỷ giá", VCBS nhận định.
Theo VCBS, xét tới các yếu tố như tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc cùng với định hướng duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng, NHNN sẽ không còn nhiều dư địa chính sách để giữ ổn định tỷ giá.
"Hơn thế nữa, lựa chọn giữ tỷ giá sẽ cần phải đánh đổi bằng thiệt hại về nguồn lực đặc biệt nguồn dự trữ ngoại hối", VCBS nhấn mạnh.
Cuối cùng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dù đang khá dồi dào nhưng có thể sẽ nóng trở lại khi ngân hàng sẽ phải bán ra lượng tiền đồng lớn để mua và củng cố trạng thái ngoại tệ khi các rủi ro từ phía thế giới tăng lên.
Yếu tố này được kiểm chứng đầu tháng 6 vừa qua khi tỷ giá nóng trở lại trước đồn đoán về FED nâng lãi suất hay đồng CNY mất giá.
"Độ nhạy của tỷ giá với các tin tức tiêu cực từ thị trường thế giới mạnh lên đáng kể so với thời điểm tháng 1. Như vậy, sau khi được giữ ổn định trong 6 tháng đầu năm, sự kiện Brexit có thể tạo ra những biến động đáng kể về tỷ giá", VCBS bình luận.
Theo Danviet
Xuất khẩu và thị trường vàng chao đảo vì Brexit Hàng loạt mặt hàng xuất khẩu của Viêt Nam sẽ bị ảnh hưởng sau khi Anh rời EU. Việc Anh rời khỏi EU (sự kiện Brexit) sẽ tác động gián tiếp tới các doanh nghiệp Việt Nam (VN) có quan hệ thương mại với khu vực EU như dệt may, giày dép, cà phê, thủy sản... thị trường vàng, chứng khoán, USD cũng...