Phở và câu chuyện tôn trọng sự khác biệt
Phở Nhắng Lai Châu, phở chua Lạng Sơn, phở hai tô Gia Lai… có phải là phở? Đó là một câu hỏi dễ gây tranh cãi, vì những món vừa kể ấy không giống với món phở mà chúng ta tụng ca…
Một cô gái dân tộc Giáy bán phở Nhắng tại chợ phiên San Thàng sáng 14-8 – Ảnh: ĐỨC DUẨN
Ngày của phở 2022 dự kiến được tổ chức tại nơi “chôn nhau cắt rốn” của phở – Nam Định, và các món ăn gắn với từ “phở” đều được mời về hội tụ.
Qua đó, thực khách sẽ hiểu hơn về những nét độc đáo của văn hóa ẩm thực Việt Nam, qua những món ăn có tên gọi là từ “phở”.
Chuyện bây giờ mới kể
Gần một năm trước, vào ngày 20-11-2021, cuộc thi Đi tìm người nấu phở ngon – một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi sự kiện Ngày của phở do báo Tuổi Trẻ tổ chức – được tổ chức tại ga tàu cao tốc ở bến Bạch Đằng, TP.HCM dành cho các thí sinh khu vực phía Nam.
Có thể nói trong suốt những năm tổ chức cuộc thi này, chưa bao giờ ban giám khảo tốn nhiều thời gian để tranh luận như vòng thi này.
Số là trong các thí sinh tham gia, có một bạn trẻ tên là Võ Công Hậu đến từ Bến Tre. Hậu tuy tuổi đời chưa quá 30, nhưng cực kỳ mê làm đầu bếp nói chung, và đặc biệt với phở nói riêng. Chính vì vậy, chàng trai xứ dừa đã có một quán phở nho nhỏ do chính mình làm chủ ngay tại Bến Tre.
Hậu là một thí sinh thể hiện được tâm huyết của mình trong bài thi. Trên chiếc bàn của mình, anh trình bày thật đẹp mắt và có ý nghĩa khi dùng một chiếc đĩa men trắng đựng bánh phở. Từ đó, anh dựng một cây tre nhỏ và khéo léo dùng bánh phở che khuất.
Rồi trên đầu cây tre, anh cố định hai chiếc đũa thành hình chữ V. Hậu giải thích: “Bài thi của tôi có tên gọi là Phở bay, với mong ước phở của người Việt sẽ bay đi xa khắp năm châu bốn bể”.
Về hình thức, ý tưởng, Hậu lấy điểm tuyệt đối của các thành viên ban giám khảo.
Bước kế đến là chấm điểm về hương phở, Hậu cũng lấy điểm cao khi nồi nước dùng của anh thơm ngào ngạt hương vị đặc trưng của phở. Đó là phảng phất mùi xương bò được hầm kỹ, rồi hồi, quế, thảo quả, đinh hương… hòa quyện vào nhau mà không có mùi nào lấn lướt.
Nhưng vị của nước dùng thì các vị giám khảo đều lắc đầu: Ngọt quá!
Trong phòng họp của ban giám khảo sau đó, một cuộc tranh luận đã nổ ra. Hầu hết đều tiếc cho Hậu vì giá như nước dùng của anh đừng quá ngọt thì đương nhiên chàng trai Bến Tre giành được một suất dự chung kết vào Ngày của phở 12-12.
Nhưng giám khảo Đỗ Nguyễn Hoàng Long (Á quân Vua đầu bếp Việt Nam 2017) sau một hồi im lặng đã lên tiếng: “Tôi có một đề xuất thế này, chúng ta phải thật bình tĩnh để xem xét trường hợp của thí sinh đến từ Bến Tre. Nêm nếm thức ăn thật ngọt vị đường là một đặc trưng của người Bến Tre nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Thử hỏi bây giờ mang một tô phở nức tiếng của Hà Nội mời người Bến Tre ăn thì họ có thích không? Tôi tin chắc là không. Vì vậy, tôi nghĩ vẫn chọn anh chàng Bến Tre này vào thi vòng chung kết, vì vị là chuyện đặc trưng của vùng miền, như người miền Tây thì ăn ngọt, người miền Trung thì nêm mặn… Và chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt ấy”.
Sau một hồi bàn luận, tranh cãi, cuối cùng tất cả đều đồng ý với ý kiến của giám khảo Hoàng Long.
Vào chung kết, Hậu nghe lời khuyên của các chuyên gia ẩm thực, anh giảm đi việc nêm đường và chinh phục được cả giám khảo đến từ Hà Nội là Nghệ nhân ẩm thực UNESCO Hoàng Minh Hiền, để trở thành một trong năm Hoa hồi vàng 2021. Nhưng Hậu tâm sự: “Về Bến Tre tôi vẫn cứ phải nêm ngọt lại thôi, chứ khách chê không ăn thì mình sập tiệm!”.
giữa tô phở Nhắng là một chiếc móng heo đen! – Ảnh: ĐỨC DUẨN
Phở có chuẩn hay không?
Ở thành phố Lai Châu, cứ vào thứ năm và chủ nhật hằng tuần, nơi đây có một phiên chợ tên là San Thàng thu hút đông đảo khách du lịch. Tại chợ phiên San Thàng, một trong những điều thú vị được đón chờ là việc thưởng thức món phở Nhắng.
Đây là một món ăn của người dân tộc Giáy. Mà dân tộc Giáy còn có tên gọi khác là dân tộc Nhắng, thế nên mới gọi là phở Nhắng. Thế phở Nhắng có giống phở như chúng ta thường ăn không? Không hề giống chút nào.
Đầu tiên là thịt. Nếu phở thông thường được chế biến từ bò là chủ lực, rồi gà; thì phở Nhắng từ nước dùng đến thịt đều là từ heo đen. Nhưng sự khác biệt lớn nhất là hương vị nước dùng. Phở Nhắng không hề dùng các gia vị đặc trưng của phở là hồi, quế, thảo quả, gừng…
Nói cách khác, so theo nghĩa phở thông thường, phở Nhắng là canh nấu bằng thịt heo đen và điều giống phở nhất chính là bánh, cũng được tráng bằng bột gạo rồi dùng kéo cắt thành sợi với bản to hơn bánh phở. Mùi hương chủ đạo của phở Nhắng chính là rau ngót.
Những người dưới xuôi lên công tác ở Lai Châu như Đức Duẩn, phóng viên báo Biên Phòng, cho biết: “Hương vị của phở Nhắng với phở dưới xuôi khác nhau nhiều lắm.
Và mỗi bên đều có một nét độc đáo riêng. Phở Nhắng tuy nấu bằng thịt heo, nhưng đây là heo đen, lại chỉ chọn những con còn non nên thịt thơm, ăn không ngán”.
Thật ra, nào chỉ có phở Nhắng mới không giống với phở. Những ai lên Pleiku, Gia Lai ắt sẽ được giới thiệu thưởng thức phở hai tô (bởi mỗi phần ăn gồm hai tô, một khô một nước) hay còn gọi là phở khô Gia Lai.
Món này nổi tiếng lắm, nhưng ăn rồi mới thấy nó chẳng giống gì phở thông thường. Không giống từ bánh phở trở đi, khi nó giống sợ hủ tíu hơn; cho đến mùi vị cũng không giống phở bởi một loại tương nâu độc đáo dùng nêm nếm chủ đạo.
Hay nữa, ở Lạng Sơn có một món ăn cùng tên gọi là phở. Nhưng đó là phở chua. Món này lại càng không giống gì phở thông thường. Chỉ nghe các nguyên liệu để làm nên món phở chua là đủ thấy: thịt gà, thịt xá xíu, thịt vịt quay, gan heo, khoai tây thái sợi chiên giòn… Và nước sốt được làm từ nước trong thịt vịt quay cùng dấm.
Vậy, nếu có một bộ quy tắc về chuẩn của phở Việt Nam là món ăn nước, với bánh phở làm từ bột gạo, nước dùng được hầm từ xương bò, và gia vị gồm quế, gừng, hồi, thảo quả… thì những phở Nhắng, phở chua Lạng Sơn, phở hai tô Gia Lai không phải là phở. Nhưng chả ai có quyền không cho các món ăn không giống chuẩn phở ấy được dùng từ “phở”.
Tóm lại, tôn trọng sự khác biệt là điều vô cùng quan trọng trong ẩm thực, để từ đó thực khách lại càng thêm hứng thú đi tìm hiểu về những dị biệt trong từng món ăn. Nếu cần có một bộ chuẩn cho phở thì đó cũng là chỉ dành cho người nước ngoài hiểu thêm về sự phong phú của phở Việt mà thôi.
3 cách nấu canh xương bò ngọt thơm hấp dẫn đơn giản bổ dưỡng ai cũng mê
Nếu bạn là 1 tín đồ của các món ngon từ bò thì đừng nên bỏ qua món canh "vạn người mê" sau đây nhé! Chắc chắn với 3 cách nấu canh xương bò vừa đơn giản mà lại thơm ngon hết chỗ chê này thì bữa cơm của mọi người sẽ tuyệt vời lắm cho mà xem.
1. Canh xương bò hầm khoai tây
Nguyên liệu làm Canh xương bò hầm khoai tây
Xương bò 500 gr
Khoai tây 800 gr
Cà rốt 1 củ
Rau thì là 50 gr
Hành tím 2 củ
Gừng 10 gr (1 nhánh nhỏ)
Nước mắm 1 muỗng cà phê
Gia vị thông dụng 1 ít (Hạt nêm/ muối/ bột ngọt)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua cà rốt tươi ngon
Cà rốt tươi ngon là củ có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ, đồng thời lớp vỏ bên ngoài có màu cam tươi sáng, bóng loáng, không quá sần sùi.Dùng tay ấn vào thấy cà rốt có độ chắc thịt rõ rệt, không quá mềm cũng như chảy nhớt lạ thường.Nên hạn chế mua cà rốt có cuống quá héo úa, thân thì dập nát, đặc biệt còn tỏa ra nồng nặc mùi hôi vì đấy có thể là cà rốt đã để quá lâu.
Cách chọn mua khoai tây tươi ngon
Khoai tây tươi ngon là củ có lớp vỏ bên ngoài màu vàng nâu tươi sáng, đồng thời quan sát thấy không bị thâm đen hay bầm tím lạ thường.Cầm lên thấy khoai tây có độ nặng tay rõ rệt, dùng tay ấn vào thì cảm nhận được khoai tây có độ mềm vừa phải, không bị nhũn.Đặc biệt, bạn nên hạn chế mua khoai tây bị dập úng quá nhiều, thậm chí còn bị mọc mầm vì đấy là khoai tây độc, ăn sẽ gây ra ngộ độc.
Cách chế biến Canh xương bò hầm khoai tây
1
Sơ ché xương bò
Video đang HOT
Đầu tiên, với 500gr xương bò mua về bạn đem rửa 1 - 2 lần với nước cho sạch, để ráo. Sau đó, bắc nồi lên bếp cùng 500ml nước và toàn bộ phần xương bò đã ráo vào, tiến hành chần sơ khoảng 5 - 7 phút.
Thấy bọt nổi trên bề mặt thì bạn tắt bếp, đem xương bò đi rửa lại vài lần với nước sạch, để ráo.
2
Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Khoai tây, cà rốt bạn lấy dao bào bào vỏ, dùng dao cắt thành các khúc vừa ăn. Đồng thời, bạn cho số khoai tây, cà rốt vừa cắt ngâm vào thau nước muối pha loãng khoảng 3 - 5 phút, rồi đem rửa lại với nước sạch, để ráo.
Rau thì là bạn bỏ rễ và các phần héo úa, dập úng đi rồi rửa trực tiếp dưới vòi nước cho sạch, để ráo, dùng dao cắt khúc.
Gừng bạn cạo vỏ, rửa sạch, để ráo, rồi cùng hành tím lột vỏ đem đập dập là được.
3
Hầm xương
Bạn lấy nồi cơm điện rồi cho toàn bộ phần xương bò đã chần sơ, gừng, hành tím đập dập, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê muối và 1 lít nước vào, nhấn nút nấu rồi hầm khoảng 30 - 45 phút.
Đến khi xương bò đã chín mềm thì bạn tắt nồi cơm điện, cho phần nước dùng và xương bò ra nồi mới.
4
Nấu canh
Bạn bắc nồi xương bò vừa hầm lên bếp đun với lửa vừa khoảng 7 - 10 phút. Thấy nước sôi trở lại thì bạn cho toàn bộ phần khoai tây, cà rốt đã cắt vào, tiếp tục nấu trong vòng 15 - 20 phút.
Kế đến, bạn tiến hành nêm 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê nước mắm vào, dùng vá đảo đều nhẹ nhàng.
Thấy các nguyên liệu đã chín mềm thì bạn nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm nốt phần rau thì là cắt khúc vào rồi tắt bếp, cho ra tô thưởng thức thôi nhé!
5
Thành phẩm
Canh xương bò hầm khoai tây có hương thơm nồng nàn từ rau thì là quả thật kích thích vô cùng!
Ngoài ra, nước dùng nóng hổi, ngon ngọt hết chỗ chê quyện với xương bò mềm mềm và khoai tây, cà rốt nữa thì đúng là món canh đừng nên bỏ qua mà.
2. Canh xương bò măng chua
Nguyên liệu làm Canh xương bò măng chua
Xương bò 1 kg
Măng chua 200 gr
Thơm 1/2 trái
Rau thơm 30 gr (cần tây/ hành lá/ rau quế/ ngò ôm)
Ớt hiểm 3 trái
Gừng 10 gr (1 nhánh nhỏ)
Hành tím 2 củ
Tỏi 2 tép
Sả 3 nhánh
Hành tím băm 1/2 muỗng cà phê
Tỏi băm 1/2 muỗng cà phê
Sả băm 1/2 muỗng cà phê
Nước mắm 1/2 muỗng canh
Dầu ăn 3 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (Hạt nêm/ muối/ đường/ bột ngọt)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua măng chua ngon
Măng chua tươi ngon là măng có màu trắng, không bị thâm đen. Dùng tay sờ vào thấy măng có độ mềm mềm, dai dai, không dễ vỡ nát.Đặc biệt, măng không bị chảy nhớt và khi ngửi có thể có 1 chút mùi chua nhè nhẹ do măng được ủ cùng giấm.Nên hạn chế mua măng đã xuất hiện dấu hiệu ẩm mốc, đồng thời còn nồng nặc mùi hôi tanh lạ thường vì đó có thể là măng chua đã để quá lâu, không nên ăn nữa.Ngoài ra, nếu có thời gian bạn có thể tự trổ tài thực hiện ngâm măng chua ngay tại nhà với công thức cực kì đơn giản dưới đây của Điện máy XANH nha!
Cách chọn mua thơm (khóm, dứa) tươi ngon
Thơm (khóm, dứa) tươi ngon thông thường là những trái có lớp vỏ bên ngoài màu vàng, xen lẫn chút xanh, nếu thấy màu xanh quá nhiều tức đó là thơm chưa đạt độ chín cần thiết.Ngoài ra, quan sát thấy cuống còn tươi xanh, dính chặt vào thân không tách rời. Dùng tay ấn vào thấy thơm có độ mềm vừa phải, không bị nhũn.Bên cạnh đó, những trái có mắt càng lớn đa phần là thơm có thịt nhiều, khi sơ chế sẽ không mất quá nhiều thịt.Bạn nên hạn chế mua thơm bị dập úng, héo úa, thậm chí còn có cuống gãy rụng và mùi quá nồng vì đó là thơm đã để quá lâu, đang trong quá trình lên men.
Xem chi tiết: Cách chọn mua thơm (khóm, dứa) tươi ngon
Cách chế biến Canh xương bò măng chua
1
Nấu nước gia vị
Trước hết, bạn lấy nồi bắc lên bếp cùng 200ml nước nấu với lửa lớn. Nước sôi bạn cho 3 nhánh sả, 2 củ hành tím, 2 tép tỏi và 1 nhánh gừng nhỏ đập dập vào, nấu khoảng 3 - 5 phút.
2
Trụng xương
Cũng với nồi đó, thấy hỗn hợp gia vị đã tỏa hương thơm thì bạn cho 1kg xương bò đã rửa và 400ml nước vào, tiếp tục nấu trong vòng 7 - 10 phút.
Thấy bọt đã nổi trên bề mặt thì bạn tắt bếp, vớt xương ra rồi đem rửa lại vài lần với nước sạch, để ráo.
3
Hầm xương
Bạn bắc nồi mới lên bếp cùng 1 lít nước đun với lửa vừa. Nước sôi bạn cho 1kg xương bò vừa trụng sơ vào, nấu khoảng 10 - 13 phút.
Thấy nước sôi trở lại bạn thêm 1/2 trái thơm cắt khoanh và 1/2 muỗng canh hạt nêm vào, tiếp tục hầm trong vòng 25 - 35 phút. Sau đó, khi xương bò đã mềm thì bạn vớt thơm ra.
4
Xào măng chua
Đồng thời, bạn bắc chảo lên bếp cùng 3 muỗng canh dầu ăn đun với lửa vừa. Dầu lăn tăn sôi bạn cho toàn bộ phần hành tím, tỏi và sả băm vào phi thơm.
Kế đến, bạn cho 200gr măng chua vào, dùng xạn dẹt xào đều 3 phút. Sau đó, bạn nêm 1 muỗng cà phê đường, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1/2 muỗng cà phê muối vào, tiếp tục đảo đều 3 phút.
Thấy măng chua đã thấm đều gia vị thì bạn nêm nếm vừa ăn, rồi tắt bếp.
5
Nấu canh
Cũng với nồi đã hầm xương bò lúc nãy, bạn cho toàn bộ phần măng chua vừa xào vào, nấu với lửa vừa trong vòng 7 - 10 phút.
Kế đến, bạn tiến hành nêm 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh nước mắm và 1/2 muỗng cà phê muối vào, dùng vá đảo đều.
Khi canh sôi trở lại thì bạn nêm nếm gia vị vừa ăn, cho nốt toàn bộ phần rau thơm đã rửa sạch, cắt khúc và 3 trái ớt hiểm vào, dùng vá nhấn nhẹ nhàng để rau, ớt được ngập trong nước, rồi tắt bếp, cho ra tô thưởng thức thôi nhé!
6
Thành phẩm
Canh xương bò măng chua mang hương thơm đến nức mũi từ các loại rau thơm đúng là ngây ngất đến ngỡ ngàng.
Đã thế, nước dùng lại còn nóng hổi, ngon ngọt quyện cùng xương bò mềm mềm và măng chua giòn giòn, ăn cùng bún tươi, rau sống và chén nước mắm dằm ớt cay nồng thì còn gì bằng.
3. Canh xương bò nấu nấm (canh xương bò Hàn Quốc)
Nguyên liệu làm Canh xương bò nấu nấm (canh xương bò Hàn Quốc)
Xương bò 500 gr
Nấm kim châm 100 gr
Măng chua 100 gr
Hành lá 5 nhánh
Giá đỗ 100 gr
Hành tím băm 1 muỗng cà phê
Gừng băm 1 muỗng cà phê
Tỏi băm 1 muỗng cà phê Nước tương 1 muỗng cà phê
Ớt sa tế 1 muỗng cà phê
Dầu hào 1 muỗng cà phê
Dầu ăn 2 muỗng cà phê Gia vị thông dụng 1 ít (Hạt nêm/ muối/ đường/ bột ngọt/ tiêu xay)
Cách chọn mua nấm kim châm tươi ngon
Nấm kim châm tươi ngon là nấm có màu trắng tươi sáng, không xuất hiện các đốm thâm đen li ti lạ thường nào trên bề mặt.Dùng tay ấn vào thấy nấm kim châm có độ mềm vừa phải, không bị nhũn, đặc biệt phần mũ nấm cúp chặt vào thân.Nên hạn chế mua nấm kim châm đã bị dập úng quá nhiều, thậm chí phần gốc nấm còn bị tách rời, xòe ra bởi đó là nấm kim châm đã hỏng do để lâu ngày.
Cách chế biến Canh xương bò nấu nấm (canh xương bò Hàn Quốc)
1
Sơ chế xương bò
Trước tiên, với 500gr xương bò mua về bạn đem rửa sơ với nước cho sạch, để ráo. Đồng thời, bắc nồi lên bếp cùng 1 lít nước, 1 muỗng cà phê muối và phần xương bò đã ráo vào, tiến chần chần sơ khoảng 7 - 10 phút.
Thấy bọt đã nổi trên bề mặt thì bạn tắt bếp, đem xương bò đi rửa lại vài lần với nước sạch, để ráo.
2
Ướp xương bò
Bạn cho toàn bộ phần xương bò đã chần sơ ra nồi khác cùng 1 muỗng cà phê dầu hào, 1 muỗng cà phê nước tương, 1 muỗng cà phê ớt sa tế, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay và 2 muỗng cà phê dầu ăn vào.
Sau đó, bạn dùng đũa trộn đều rồi thêm 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê hành tím băm, 1 muỗng cà phê gừng băm vào, trộn đều lần nữa rồi để cho xương bò được thấm đều gia vị trong vòng 20 phút.
3
Nấu canh
Kế đến, bạn đặt nồi xương bò vừa ướp bắc lên bếp đun với lửa vừa, đồng thời dùng đũa đảo đều liên tục khoảng 10 - 15 phút.
Sau đó, bạn cho 1.5 lít nước vào, giảm xuống lửa nhỏ rồi hầm trong vòng 2 - 3 tiếng. Thấy xương bò đã chín mềm thì bạn nêm nếm gia vị vừa ăn, rồi tắt bếp.
4
Hoàn thành
Cuối cùng, bạn lần lượt cho vào tô 1 ít giá đỗ, măng chua, nấm kim châm, hành lá đã rửa sạch và xương bò cùng phần nước dùng vào. Vậy là hoàn thành rồi đó!
5
Thành phẩm
Canh xương bò nấu nấm (canh xương bò Hàn Quốc) đúng là không quá khó để trổ tài đúng không nào!
Bên cạnh phần nước dùng ngon ngọt, đậm vị còn là xương bò được hầm mềm mềm thật khó cưỡng. Chấm phá thêm chút măng chua, giá đỗ, nấm kim châm giải ngấy đúng là không thể khước từ luôn đấy!
Cuối tuần vợ nấu 4 món ăn sáng này chồng ở nhà ăn ngay lập tức Món ăn sáng nào cũng ngon và nóng hổi đảm bảo cả nhà thích mê khi thưởng thức.Háy cùng vào bếp làm ngay món này ngay nhé, BÚN BÒ GIÒ HEO Nguyên liệu: - 500g xương bò - 1 cái móng heo ngon - 500g thịt bò (chọn phần có gân như nạm bò) - 200g giò sống - 300g tiết bò luộc...