Phó Tư lệnh Quân khu 2 cảnh báo thượng nguồn Trung Quốc gây ô nhiễm sông suối Việt Nam
Do địa thế phía Trung Quốc cao hơn Việt Nam, nên rất nhiều chất thải độc hại từ sự phát triển công nghiệp, khoáng sản ở nước này đã chảy vào Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Đại biểu Sùng Thìn Cò, Phó Tư lệnh Quân khu 2 . ẢNH NGỌC THẮNG
Phát biểu về vấn đề môi trường tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều nay (30.5), đại biểu Sùng Thìn Cò (Hà Giang), Phó tư lệnh Quân khu 2 cho rằng đã đến lúc cần phải có giải pháp bảo vệ môi trường tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Theo đại biểu, về địa thế tự nhiên, phía Trung Quốc cao hơn Việt Nam, nên sông suối đều chảy từ Trung Quốc về Việt Nam.
Điều này gây ra một số hệ lụy, khi phía Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khai thác tài nguyên khoáng sản mức độ lớn. Bên cạnh đó, với tốc độ đô thị hóa cao, phía Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều các trung tâm cư dân sát biên giới. Từ đó, không ít chất thải, nước thải độc hại đã được xả xuống sông, suối biên giới và chảy vào Việt Nam, gây không ít ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, sản xuất của người dân Việt Nam.
Video đang HOT
“Đề nghị Chính phủ rà soát, nếu chưa có hiệp định về quản lý, bảo vệ môi trường xuyên biên giới thì sớm đàm phán với Trung Quốc để ký hiệp định trên, để đảm bảo biên giới là lá phổi xanh của đất nước, bảo vệ sức khỏe, môi trường Việt Nam”, đại biểu này nói.
Vấn đề thứ hai được đại biểu nêu ra, cũng liên quan đến Trung Quốc, là việc nước này đầu tư rất nhiều hồ thủy điện cả to, vừa và nhỏ.
Theo công ước quốc tế, các nước thượng nguồn có trách nhiệm điều hòa nước cho hạ nguồn để đảm bảo đời sống, sản xuất. Tuy nhiên, theo đại biểu Cò, có những lúc phía Trung Quốc cố tình không điều hòa nước xuống hạ nguồn, có những lúc lại xả lũ bất ngờ không thông báo cho phía Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường, nguy hại cho tính mạng, mùa màng của người Việt Nam.
Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ và các tỉnh biên giới có công hàm, yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho Việt Nam nếu đúng là thiệt hại do phía Trung Quốc gây nên, để đảm bảo thực hiện đúng theo công ước quốc tế và các văn bản thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Bên cạnh đó, đề cập đến vấn đề ô nhiễm nông thôn và việc hàng năm Việt Nam chi đến hơn 500 triệu USD để mua hàng ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật. “Hiện đã có nguy cơ ô nhiễm môi trường, đất đai, nguồn nước ở nông thôn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Tỷ lệ ung thư của người nông dân có xu hướng gia tăng. Đề nghị Chính phủ sớm có biện pháp, giải pháp xử lý để nhân dân yên tâm”, đại biểu Sùng Thìn Cò nói.
Theo Thanhnien
Nguy cơ ô nhiễm vì bãi rác nằm đầu nguồn nước
Nhiều năm nay, người dân ở tổ dân phố Tân Hương, TT.Đồng Lộc (H.Can Lộc, Hà Tĩnh) khổ sở vì bãi rác tập trung của thị trấn được quy hoạch nằm sát khu dân cư, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.
Bãi rác tập trung TT.Đồng Lộc nỗi ám ảnh của người dân . ẢNH PHẠM ĐỨC
Theo phản ánh của người dân, năm 2009, bãi rác tập trung của TT.Đồng Lộc được quy hoạch với diện tích hơn 4.000 m2 nằm trên một quả đồi thuộc tổ dân phố Tân Hương. Hàng ngày, rác trên địa bàn được thu gom, đưa đến bãi rác để xử lý theo hình thức đốt và chôn lấp. Tuy nhiên, do bãi rác nằm cạnh khu dân cư, việc xử lý không bảo đảm, đặc biệt là mỗi lần đốt rác khiến mùi hôi thối xông vào khu dân cư, làm khổ người dân.
Ngôi nhà của gia đình bà Nguyễn Thị Hồng (73 tuổi, ngụ tổ dân phố Tân Hương, TT.Đồng Lộc) và gia đình anh Trần Thế Tình (43 tuổi, con trai bà Hồng) nằm sát nhau và chỉ cách bãi rác chưa đến 100 m. Kể từ ngày bãi rác hình thành cũng là thời điểm cuộc sống của 2 hộ gia đình này bị đảo lộn nghiêm trọng. "Nhà ở gần bãi rác nên nhiều năm nay, gia đình tôi và gia đình con trai tôi nuôi con gì cũng bị dịch chết hết. Đặc biệt, hôm nào người ta cho đốt rác thì khói xộc thẳng vào nhà hôi không chịu được. Thương nhất là 2 đứa cháu nhỏ, ngồi học bài trong nhà mà vẫn phải bịt khẩu trang", bà Hồng than thở.
Gia đình anh Nguyễn Đăng Hải (35 tuổi) cách nhà bà Hồng khoảng vài chục bước chân nhiều năm nay luôn phải đóng kín cửa cả ngày để hạn chế bớt mùi hôi thối. Anh Hải bức xúc cho biết, những ngày nắng nóng, Hợp tác xã môi trường của thị trấn đốt rác khiến khói lan trong không khí mang theo mùi khét và hôi thối bay vào khu dân cư làm người dân không tài nào thở được. Còn vào mùa mưa, rác thải theo dòng nước trôi xuống khe, xuống suối gây ô nhiễm nguồn nước.
Anh Hải cũng cho biết, mặc dù người dân đã nhiều phản ánh bãi rác gây ô nhiễm môi trường lên chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. "Theo quy định của nhà nước thì bãi rác phải cách xa khu dân cư nhưng khi quy hoạch bãi rác này, chính quyền đã bỏ qua quy định đó. Thậm chí bãi rác này còn nằm trên núi, đầu nguồn nước. Người dân chúng tôi lo sợ nguồn nước giếng đào và giếng khoan sớm muộn gì cũng bị ô nhiễm", anh Hải nói.
Dù có nhà nằm cách bãi rác khoảng 300 m nhưng chị Phan Thị Liên nói rằng gia đình chị cũng bị ảnh hưởng từ bãi rác. Mỗi lần đốt rác, mùi hôi thối lan ra toàn bộ tổ dân phố. "Không những bị mùi hôi thối, mà cứ hễ hôm nào thay đổi thời tiết là y như rằng hôm đó ruồi nhặng lại xuất hiện, bay vào nhà dân, gây mất vệ sinh kinh khủng", chị Liên nói.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Tứ, Phó chủ tịch UBND TT.Đồng Lộc thừa nhận vị trí được quy hoạch làm bãi rác của thị trấn gần khu dân cư nên gây ảnh hưởng đến nhiều hộ dân ở tổ dân phố Tân Hương. Trước khi quy hoạch làm bãi rác tập trung để đáp ứng tiêu chí nông thôn mới, UBND thị trấn cũng đã đi khảo sát rất nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có khu đồi ở tổ dân phố Tân Hương là hợp lý nhất và xa khu dân cư nhất nên được chọn làm bãi rác.
"Tổ dân phố Tân Hương có gần 200 hộ dân thì có khoảng hơn 10 hộ dân có nhà ở và trang trại nằm gần với bãi rác. Trước mắt, chúng tôi sẽ xử lý rác thải bằng cách phủ bạt chôn lấp và không đốt rác như trước nữa để hạn chế mùi hôi gây ảnh hưởng đến người dân. Về lâu dài, xã đang kiến nghị lên UBND huyện để đưa toàn bộ rác thải của thị trấn về nhà máy xử lý rác thải của huyện để xử lý. Nếu như rác thải không được sớm đưa đi xử lý thì chúng tôi cũng lo ngại nguồn nước ngầm sẽ bị ô nhiễm", ông Tứ nói.
Theo Thanhnien
Công ty Hòa Phát Bắc Giang gây ô nhiễm môi trường, phải xin lỗi dân Bị hàng trăm người dân vây trang trại lợn, Công ty Chăn nuôi Hòa Phát Bắc Giang đã phải xin lỗi người dân và nhận trách nhiệm do hoạt động chăn nuôi của công ty gây ô nhiễm môi trường và đời sống người dân. Hàng trăm hộ dân vây trang trại nuôi lợn Hòa Phát Bắc Giang Từ năm 2017, đến đầu...