Phó Tổng thống Argentina vướng bê bối in tiền
Từng thu hút cử tri trẻ của Argentina với phong cách trẻ trung, hài hước và tài nghệ guitar điêu luyện, nhưng uy tín của Phó Tổng thống Amado Boudou đang bị lung lay do vướng vào hàng loạt cáo trạng tham nhũng và lạm quyền.
Phó Tổng thống Argentina Amado Boudou.
Ông Boudou (48 tuổi) bị cáo buộc đã dùng ảnh hưởng để kéo dự án in tiền quốc gia trị giá 55 triệu USD về cho các đối tác bí mật thông qua công ty vỏ bọc mang tên The Old Fund – nơi thường chi tiền cho các chuyến nghỉ dưỡng xa hoa cho bạn bè và gia đình ông này. Các công tố viên cho biết đã tìm thấy những chứng cứ hữu hiệu để theo đuổi cáo trạng về tội danh làm giàu bất hợp pháp, rửa tiền, lạm dụng ảnh hưởng đối với Phó Tổng thống Boudou.
Theo các tài liệu tòa án, khi còn là Bộ trưởng Kinh tế, ông Boudou đã sử dụng ảnh hưởng để giúp The Old Fund mua lại nhà in Ciccone Calcografica, tránh để nó bị tiếp quản bởi công ty in khác là Boldt – vốn có quan hệ chặt chẽ với đối thủ tổng thống tiềm năng của ông Boudou là Thống đốc tỉnh Buenos Aires Daniel Scioli.
Ông Boudou và giám đốc cơ quan thuế vụ còn cho phép công ty này có 12 năm để xóa khoản nợ thuế đến 51 triệu USD. Sau khi được chuyển tên, nhà in này đã giành được dự án in 500 triệu tờ tiền mệnh giá 100 peso (tương đương 22USD) cho Argentina. Đây hiện là tờ tiền phổ biến nhất tại Argentina.
Video đang HOT
Các nghị sĩ đối lập Argentina cho biết, The Old Fund còn cung cấp những khoản tiền mặt khó lý giải để ủng hộ các dự án chính trị và những chuyến đi nghỉ dưỡng cho các nhân vật thân quen của ông Boudou. Mối quan hệ giữa Phó Tổng thống Boudou và The Old Fund được hé lộ, khi một người phụ nữ có tên là Laura Munoz tố cáo người chồng đã ly thân của bà – luật sư Alejandro Vandenbroele – Giám đốc của The Old Fund – chính là người thân tín bí mật của ông Boudou. Phó Tổng thống Argentina đã bác bỏ tuyên bố trên và cho biết chưa từng biết tới tên Vandenbroele.
Tuy nhiên, các tài liệu mà báo chí thu thập được vẫn tiếp tục chống lại ông Boudou. Theo tờ La Nacion, The Old Fund đã trả chi phí cho bạn bè và anh trai của ông Boudou đi trượt tuyết ở Aspen, đi nghỉ ở San Diego, New York, Paris và đi xem World Cup ở Nam Phi. Tất cả các chuyến đi này đều do bạn gái cũ của ông Boudou – một nhà điều hành du lịch – tổ chức. Lữ khách thường xuyên nhất của The Old Fund là Jose Nunez Carmona – một trong số bạn thân của ông Boudou và là một khách hàng của Vandenbroele.
Bất chấp các bằng chứng trên, chưa rõ phần thắng sẽ nghiêng về ai trong cuộc chiến pháp lý giữa ông Boudou và tòa án. Phó Tổng thống Boudou phản bác rằng chính báo chí câu khách và hệ thống tư pháp đã dựng lên vụ bê bối.
Các đòn phản công của Phó Tổng thống Boudou còn khiến 3 cán bộ tòa án tham gia lập hồ sơ chống lại chính trị gia này mất việc. Bên cạnh đó, khó có khả năng Quốc hội Argentina tiến hành phiên luận tội ông Boudou khi đảng cầm quyền vẫn đang nắm quyền kiểm soát cơ quan lập pháp này. Phe đối lập Argentina cũng chỉ trích “có những âm mưu nhằm che đậy vụ việc”, đặc trưng của “văn hóa không bị trừng phạt” đối với quan chức tham nhũng tại nước này.
Theo Lao Động
Malaysia hiểu rõ ý đồ của Trung Quốc, ủng hộ thành viên Philippines
Trước sự thua thiệt từ tranh chấp bãi cạn Scarborough hiện nay với Trung Quốc, Philippines tiếp tục kiên trì tìm mọi cách để đòi lại.
Ngày 30/5, tờ "Philippines Daily Inquirer" Philippines cho biết, về sự kiện đối đầu bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc, Phó Tổng thống Philippines ra tuyên bố cho biết, Malaysia ủng hộ phương thức giải quyết hòa bình của Philippines, kêu gọi căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), đưa vấn đề này trình lên trọng tài Tòa án Luật biển Liên Hợp Quốc.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần khăng khăng khẳng định bãi cạn Scarborough mà họ gọi "đảo Hoàng Nham" là "lãnh thổ vốn có" của Trung Quốc, "từ trước đến nay không tồn tại tranh chấp"; rồi thúc giục Philippines "thực sự tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, chấm dứt mọi khiêu khích".
Ngày 28/5, mặc dù Trung Quốc và Philippines vẫn đang xảy ra căng thẳng trong tranh chấp bãi cạn Scarborough, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã một cuộc hội đàm ngắn tại Phnom Penh, Thủ đô Campuchia. Trong hội đàm, tướng Lương Quang Liệt tuyên bố: bãi cạn Scarborough (đảo Hoàng Nham) là của Trung Quốc (!?).
Theo tuyên bố của Phó Tổng thống Philippines Jejomar Binay, ngày 29/5, khi hội kiến với Phó Tổng thống Philippines, Thủ tướng Malaysia Najib đã đưa ra quan điểm nêu trên. Binay nói, ông đã nói với Najib về lập trường xử lý tranh chấp biển Đông của Chính phủ Philippines, hai bên đều đồng ý giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, Binay còn cho biết, Najib mong muốn tất cả những nước Đông Nam Á có liên quan đến chủ quyền trên biển Đông bao gồm Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei tổ chức hội nghị thảo luận cách thức, biện pháp giải quyết vấn đề biển Đông.
Sự kiện bãi cạn Scarborough đã kéo dài hơn 1 tháng. Trung Quốc bằng nhiều cách thức khác nhau, nhất là dùng thế mạnh về sức mạnh (quân sự, Hải giám, Ngư chính, tàu cá...) đã áp đảo Philippines ở vùng biển bãi cạn Scarborough, giành lấy quyền kiểm soát thực tế khu vực này từ tay Philippines. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, họ đã 7 lần đưa ra phản đối ngoại giao đối với Trung Quốc, yêu cầu tàu thuyền Trung Quốc rút khỏi vùng biển bãi cạn Scarborough.
Ngày 28/5, trong cuộc gặp gỡ "mặt đối mặt" với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Lương Quang Liệt cũng lớn tiếng nói rằng: "Bãi cạn Scarborough là lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc yêu cầu Philippines thiết thực tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc, giữ bình tĩnh, kiềm chế, thận trọng trong lời nói và hành động, bằng hành động thiết thực bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực" (!).
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra rả nói rằng, Trung Quốc luôn nỗ lực thông qua "hiệp thương ngoại giao" song phương để giải quyết tình hình hiện nay, yêu cầu Philippines "chấm dứt mọi hành động gây hấn, thực sự có thiện chí, tiến hành đối thoại nghiêm túc với Trung Quốc" (!).
Một số nhà bình luận cho rằng việc gây hấn và đe đoạ Philippines của Trung Quốc cũng giống như hành động của một kẻ gây sự, xông thẳng vào tát vào mặt người ta sau đó bắt họ kiềm chế!
Tàu chiến Trung Quốc.
Trong một động thái khác có liên quan, dường như đã nhìn rất rõ ý đồ của Trung Quốc khống chế ASEAN về vấn đề biển Đông thông qua các nước không có tranh chấp trực tiếp như Campuchia, hôm nay 30/5 Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Phó Tổng thống Philippines, Jejomar Binay thống nhất kêu gọi 4 quốc gia thành viên ASEAN có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei nên nhóm họp riêng với nhau để bàn bạc làm thế nào giải quyết bế tắc sau sự kiện căng thẳng trên bãi Scarborough bắt đầu từ hôm 10/4. - Hồng Thuỷ/GDVN
Theo GDVN
Phó tổng thống Myanmar quy y cửa Phật? Một phó tổng thống Myanmar có mối quan hệ mật thiết với cựu lãnh đạo Than Shwe đã trở thành tu sĩ Phật giáo, theo các quan chức nước này vào hôm nay, 16.5. Tổng thống Myanmar Thein Sein (giữa) cùng các Phó tổng thống Tin Aung Myint Oo (trái) và Sai Mauk Kham - Ảnh: Reuters Hãng AFP dẫn lời một quan...