Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cùng 6000 người tham gia giải chạy Longbien Marathon 2019
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát – bà Trần Uyên Phương cùng gần 6 nghìn VĐV tham gia giải chạy Marathon Long Biên 2019.
Sáng 27/10, tại Khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) đã diễn ra giải chạy Marathon Long Biên 2019. Giải thu thu hút gần 6 nghìn VĐV tới từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng nằm trong số các runner dự giải. Bà Phương thử sức ở cực ly 10km, hoàn thành sau hơn 1 giờ đồng hồ.
Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát.
Chia sẻ tại vạch đích, bà Phương cho biết, ngoài mục đích rèn luyện sức khỏe, thông qua việc tham gia giải Marathon Long Biên 2019, bà còn muốn truyền tải thông điệp: “Không để nhựa thành rác, chạy cho ngày mai xanh”.
Tham gia giải chạy này, nữ doanh nhân muốn kêu gọi tất cả mọi người, cộng đồng, cũng như kêu gọi các doanh nghiệp hành động vì môi trường, vì một ngày mai xanh. Đối với cá nhân hãy bảo vệ môi trường từ hành động nhỏ nhất, đối với doanh nghiệp hãy chung tay phát triển và hành động nhiều hơn vì cộng đồng.
Bà Trần Uyên Phương, tuyển thủ Bùi Tiến Dũng và runner Vũ Phương Thanh (từ phải qua trái) cùng kêu gọi giảm rác thải nhựa.
“Đối với cá nhân, tôi luôn hành động từ việc làm nhỏ nhất như: Khi đi công tác xa nhà tôi luôn tự mang theo bàn chải để không phải vất đi sau mỗi lần sử dụng, luôn phân loại rác thải. Đối với Tân Hiệp Phát, trách nhiệm cộng đồng là một chiến lược, trong tất cả các hoạt động của Tân Hiệp Phát luôn hướng đến làm sao tốt cho môi trường…”, nữ doanh nhân chia sẻ.
Một VĐV chuẩn bị về đích ở cự ly 10km.
Video đang HOT
Cũng theo doanh nhân Trần Uyên Phương, hệ thống máy móc thiết bị của Tân Hiệp Phát luôn luôn nghiên cứu sử dụng làm sao để giảm lượng nhựa. Bên cạnh đó vận động cán bộ nhân viên luôn luôn bảo vệ môi trường.
Vị lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng khẳng định, Tập đoàn này sẵn sàng chung tay nghiên cứu bởi Tân Hiệp Phát tự tin có đủ nguồn lực để tạo ra một ngành công nghiệp tái chế nhựa xanh-sạch. Tuy nhiên, bà Phương cũng mong muốn những doanh nghiệp như Tân Hiệp Phát sẽ có được sự ủng hộ từ Chính phủ, qua đó tạo thêm động lực cùng chung tay xây dựng nền kinh tế xanh.
Cuộc thi diễn ra từ 4h sáng, cho đến 10h hầu hết các VĐV đều đã cán đích.
“Những cái chúng tôi nung nấu trong 3 năm qua rất mới, có giá trị không chỉ cho Việt Nam mà còn cho thế giới. Nếu có được sự ủng hộ của Chính phủ, doanh nghiệp khi đầu tư mạnh dạn đối mặt với rủi ro, tấn công vào nhu cầu đang tiềm ẩn cần được xử lý, đó cũng là giá trị cốt lõi mà Tân Hiệp Phát luôn tìm kiếm, nhằm tìm ra được cơ hội phục vụ cho người tiêu dùng và môi trường”, bà Phương nêu quan điểm.
Nhóm VĐV chạy ở thể loại 41km.
Trên góc độ là đại diện cho doanh nghiệp bà Uyên Phương cho biết: “Chúng tôi rất mong chờ, Chính phủ, bộ, ngành có những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với những giải pháp bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích cho cộng đồng, đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đầu tư nào đối với doanh nghiệp cũng là rủi ro, trong một phần rủi ro có nhu cầu đang tiềm ẩn cần phải được xử lý, đó là giá trị cốt lõi mà Tân Hiệp Phát luôn luôn tìm kiếm…”.
Nguyễn Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Trước khi thành đại gia có phi cơ riêng, hoá ra tuổi thơ bầu Đức từng nghèo khó không tưởng
Trước khi trở thành doanh nhân thành đạt sở hữu cả phi cơ riêng, bầu Đức từng trải qua 10 năm dắt trâu ra đồng, kéo cày, xẻ đất.
Bầu Đức (tên thật Đoàn Nguyên Đức) là doanh nhân nổi tiếng khi sở hữu phi cơ riêng, danh hiệu người giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm 2008 hay "ông bầu" bóng đá...
Tuy nhiên, trước khi có được thành quả đó, bầu Đức đã phải trải qua tuổi thơ vô cùng khốn khó.
Ông sinh năm 1962 trong một gia đình nghèo 9 anh em tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Kinh tế cả nhà đều phụ thuộc vào đồng ruộng.
10 năm dắt trâu ra đồng, kéo cày, xẻ đất, cái nắng cái gió làm cháy tóc sạm da càng khiến cho Đoàn Nguyên Đức nuôi quyết tâm thoát nghèo.
Sau khi học hết lớp 12, bầu Đức bắt đầu bươn chải do các cánh cửa vào Đại học đều từ chối.
Với ý chí, nghị lực sẵn có, bầu Đức quyết tâm khởi nghiệp sau đó vài năm với công việc ban đầu là điều hành một phân xưởng mộc.
Năm 1990, ông trực tiếp điều hành một phân xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác.
Đến 1993, ông thành lập xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku. Đến năm 2006, nó trở thành công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai với nhiều lĩnh vực kinh doanh như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc và bóng đá.
Công ty bắt đầu niêm yết chứng khoán Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vào năm 2008 với mã HAG.
Tại thời điểm 31/1/2008 tổng giá trị tài sản ròng của HAGL Group đã đạt 25.576 tỷ đồng, vượt xa so với con số 11.600 tỷ đồng đầu năm 2007. Tháng 11/2010 tổng vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đạt 22.524,09 tỷ đồng.
Hoàng Minh
Theo Kiến thức
Loạt đại gia Việt không chỉ giàu top đầu thế giới mà còn sở hữu doanh nghiệp "khủng" Với việc sở hữu cổ phần lớn tại 3 doanh nghiệp, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang quản lý hơn 750.000 tỷ đồng vốn hóa trên thị trường. Trong đó, Tập đoàn Vingoup sở hữu vốn hóa 382.000 tỷ đồng. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingoup. Doanh nghiệp này có ít nhân viên nhưng lại sở...