Phó tổng giám đốc HSC: Covered Warrant chưa thể sôi động ngay
Sau nhiều năm chuẩn bị, cùng với những nỗ lực của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) và các thành viên thị trường, chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant – CW) đã chính thức được niêm yết và giao dịch trên HOSE trong ngày 28/6 vừa qua.
Việc CW được đưa vào giao dịch được kỳ vọng sẽ thổi làn gió mới vào thị trường, giúp thị trường sôi động hơn nữa trong thời gian tới.
Việc CW được đưa vào giao dịch được kỳ vọng sẽ thổi làn gió mới vào thị trường, giúp thị trường sôi động hơn nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên, mọi việc không chỉ là “màu hồng”, bởi khối lượng giao dịch của CW chỉ chiếm dưới 5% khối lượng giao dịch của thị trường cơ sở và chưa thể làm thị trường sôi động ngay mà cần có thời gian.
Dưới đây là những chia sẻ của ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc, Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), một trong 8 công ty chứng khoán đầu tiên được cấp phép triển khai phát hành CW.
HSC sẽ phát hành cho mã chứng khoán cơ sở nào trong thời gian tới? Đâu là tiêu chí Công ty đưa ra chọn lựa doanh nghiệp để phát hành chứng quyền?
Chúng tôi đã phát hành chứng quyền mã MBB – CMBB1902 và chứng quyền trên mã MWG. Chúng tôi theo dõi sát những diễn biến giao dịch trên thị trường chứng quyền sau khi sản phẩm chính thức giao dịch từ ngày 28/6 để hiểu về “khẩu vị” của nhà đầu tư nhằm có những điều chỉnh phù hợp khi phát hành trong các đợt kế tiếp.
Các doanh nghiệp mà công ty lựa chọn làm tài sản cơ sở cho chứng quyền sẽ là những công ty có kết quả kinh doanh tốt và còn dư địa phát triển, ngoài ra các cổ phiếu này cần có mức định giá hợp lý, còn tiềm năng tăng giá trong ngắn hạn và có thanh khoản dồi dào, đủ đáp ứng cho nhu cầu phòng ngừa rủi ro ngay cả khi thị trường cơ sở có những biến động không thuận lợi.
Trên vai trò nhà tạo lập thị trường đồng thời là tổ chức phát hành, HSC nói riêng cũng như các công ty chứng khoán nói chung sẽ đối mặt với rủi ro gì?
Có rất nhiều rủi ro mà các thành viên thị trường nói chung và HSC nói riêng sẽ phải đối mặt như lãi suất, tạo lập thị trường, hoạt động phòng ngừa rủi ro, thị trường, mô hình định giá và tài sản cơ sở.
Do chứng quyền được phát hành dựa trên tài sản cơ sở là cổ phiếu, tổ chức phát hành sẽ chịu rủi ro khi cổ phiếu này gặp các sự kiện bất thường như ngừng giao dịch, hủy niêm yết…
Vậy HSC có chiến lược phòng ngừa rủi ro như thế nào, đặc biệt trước rủi ro sụt giảm mạnh của chứng khoán cơ sở…?
Video đang HOT
Tại HSC, bộ phận quản trị rủi ro chứng quyền là một bộ phận độc lập và có các nhân sự có kinh nghiệm trong việc quản lý danh mục đầu tư. Bộ phận này sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về phòng ngừa rủi ro, theo dõi và cập nhật trạng thái phòng ngừa rủi ro của danh mục chứng quyền cùng với các chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro biến động giá cơ sở.
Ngoài việc theo dõi sát sao diễn biến giá chứng khoán cơ sở, bộ phận quản trị rủi ro cũng xem xét các yếu tố khác có thể tác động bất lợi đến thị trường cơ sở và chứng quyền, ví dụ như các tin tức về công ty phát hành cổ phiếu cơ sở, số liệu cập nhật về tình hình kinh tế vĩ mô và tin tức của thị trường chứng khoán quốc tế,… để có thể nhanh chóng ra quyết định phòng ngừa rủi ro phù hợp nhất với các thay đổi trên thị trường.
Ngoài ra, với thế mạnh về chất lượng của đội ngũ phân tích, chúng tôi khá tự tin về khả năng lựa chọn các chứng khoán cơ sở có rủi ro thấp để phát hành chứng quyền.
Ông nói nhiều đến rủi ro. Thế còn những giá trị mà HSC sẽ có được khi tham gia sân chơi CW?
Với quy mô phát hành ban đầu tương đối nhỏ, chúng tôi chưa đặt nặng mục tiêu kinh doanh mà sẽ đánh giá thành công của sản phẩm dựa trên: (1) mức độ giới thiệu/độ phủ về chứng quyền đến các nhà đầu tư, (2) đánh giá của khách hàng đối với chất lượng của thông tin/tài liệu/hội thảo do HSC cung cấp, (3) khả năng vận hành hệ thống tạo lập thị trường một cách an toàn và hiệu quả, (4) khả năng phòng ngừa rủi ro của HSC trong các điều kiện thị trường khác nhau, và (5) khả năng HSC có thể tăng quy mô phát hành/giao dịch chứng quyền sau năm đầu tiên.
Chúng tôi kỳ vọng sản phẩm này ra đời sẽ mang lại thêm giá trị cho khách hàng khi họ có thêm sản phẩm khác để lựa chọn trong danh mục đầu tư, bên cạnh sản phẩm truyền thống như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Nhận định của HSC về tình hình thị trường chứng khoán trong thời gian tới khi thị trường có thêm CW?
Chúng tôi nghĩ nhà đầu tư sẽ mất một thời gian (từ 3 – 6 tháng) để tìm hiểu và làm quen với sản phẩm nên không kỳ vọng thị trường chứng quyền sẽ sôi động ngay từ đầu.
Theo quan sát tại một số thị trường trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan, sản phẩm chứng quyền phải mất 2-3 năm trước khi có khối lượng giao dịch đáng kể. Tuy vậy, ngay cả tại một số thị trường nơi chứng quyền được đưa vào giao dịch từ rất sớm như Thái Lan, Malaysia, Singapore… khối lượng giao dịch của chứng quyền chỉ chiếm dưới 5% khối lượng giao dịch của thị trường cơ sở.
Về dài hạn, chúng tôi kỳ vọng quy mô thị trường sẽ dần tăng lên với nhiều mã chứng quyền được niêm yết với nhiều cấu trúc khác nhau, do nhiều công ty chứng khoán phát hành để phù hợp với từng khẩu vị của nhà đầu tư. Tuy nhiên, về cơ bản thì chứng quyền vẫn là một dạng sản phẩm phái sinh, mà sức hấp dẫn của chứng quyền phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của tài sản cơ sở và thanh khoản trên thị trường cổ phiếu. Do đó, CW vẫn cần thời gian để phát triển.
Theo vneconomy.vn
Khối ngoại giao dịch hạn chế, bán ròng 55 tỷ đồng trong phiên điều chỉnh 25/6
Nhà đầu tư nước ngoài có phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị đã giảm khá mạnh, chỉ hơn 55 tỷ đồng, trong đó tập trung bán cổ phiếu SBT và SVI.
Ảnh Shutterstock
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 13,87 triệu đơn vị, giá trị 558,51 tỷ đồng, tăng 25,45% về khối lượng và 33,52% về giá trị so với phiên trước đó.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 15,59 triệu đơn vị, giá trị 616,08 tỷ đồng, giảm 6,89% về khối lượng nhưng tăng 20,51% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 1,72 triệu đơn vị, giá trị 57,57 tỷ đồng, giảm 69,75% về lượng và giảm 38,06% về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 được nhà đầu tư mua ròng mạnh nhất với khối lượng hơn 1,9 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 27,43 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, PVD được mua ròng 667.340 cổ phiếu, giá trị 12,63 tỷ đồng.
Trái lại, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh nhất SBT với khối lượng hơn 1,57 triệu cổ phiếu, giá trị 28,34 tỷ đồng.
Các mã bị bán ròng mạnh khác như SVI với gần 20,93 tỷ đồng, VNM với 18,64 tỷ đồng, POW với 15,69 tỷ đồng, YEG với 13,74 tỷ đồng, PLX với 12,15 tỷ đồng...
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 456.100 đơn vị, giá trị 10,27 tỷ đồng, giảm hơn 9% về lượng nhưng tăng mạnh 172,41% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 619.590 đơn vị, giá trị 13,83 tỷ đồng, tăng mạnh gấp hơn 2 lần về khối lượng và tăng gấp gần 5 lần về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 163.490 đơn vị, giá trị 3,56 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó mua ròng 298.100 đơn vị, giá trị 1,4 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng khá nhỏ giọt 20 mã, trong đó BCC được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với khối lượng chỉ 16.995 cổ phiếu, giá trị hơn 137 triệu đồng.
Ngược lại, khối này bán ròng 23 mã, tromg đó INN dẫn đầu với giá trị đạt gần 864 triệu đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 24.700 đơn vị.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 744.180 đơn vị, giá trị 40,25 tỷ đồng, giảm mạnh 89,66% về lượng và 78,3% về giá trị so với phiên đầu tuần.
Ngược lại, khối này bán ra 612.300 đơn vị, giá trị 34,55 tỷ đồng, giảm mạnh 91,69% về lượng và 81,74% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 131.880 đơn vị, giá trị 5,7 tỷ đồng; trong khi phiên đầu tuần bán ròng 170.140 đơn vị, giá trị tương ứng 3,79 tỷ đồng.
Hôm nay, khối ngoại mua ròng 23 mã, trong đó, ACV vẫn dẫn đầu với giá trị đạt gần 9,5 tỷ đồng, tương đương khối lượng 111.400 đơn vị.
Tiếp đó, QNS được mua ròng hơn 3,7 tỷ đồng, đây cũng là mã dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh về khối lượng đạt 127.300 đơn vị. Còn lại các mã được mua ròng khá thấp chỉ trên dưới 100 triệu đồng.
Trái lại, khối ngoại chỉ bán ròng 11 mã, trong đó VEA tiếp tục dẫn đầu khi bị bán ròng hơn 6,48 tỷ đồng, tương đương khối lượng 108.050 đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 25/6, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 1,75 triệu đơn vị, giá trị 55,43 tỷ đồng, giảm 68,53% về lượng và 41,85% về giá trị so với phiên hôm qua (bán ròng 95,33 tỷ đồng).
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thị trường chứng khoán đã sẵn sàng cho giao dịch chứng quyền có đảm bảo Ngày 24/6/2019, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phối hợp cùng với Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) công bố với báo giới về việc "Triển khai giao dịch Chứng quyền có bảo đảm " vào ngày 28/6 tới tại HOSE. Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Thành viên HĐQT HOSE lưu ý các...