Phó tổng giám đốc Agribank: Ngân hàng lợi nhuận ngàn tỷ nhưng vẫn rất đáng lo
Lơi nhuân giam, nơ xâu tăng, Covid-19 băt đâu phu bong lên bao cao tai chinh cua cac ngân hang. Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó tổng giám đốc Agribank chia sẻ với Báo Đầu tư về khó khăn này.
Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
Khach hang ít co nhu câu vay, chi muôn đươc cơ câu nơ
Cũng giống như nhiều ngân hàng khác, lợi nhuận của Agribank có dấu hiệu suy giảm 6 tháng đầu năm 2020. Ảnh hưởng của Covid-19 tới ngân hàng cụ thể như thế nào, thưa bà?
Nửa đầu năm nay, lợi nhuân trươc thuê cua Agribank chi đat 6.800 ty đông, giam tơi 13% so với cùng kỳ năm 2019. Lý do chính là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế bị giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, tin dung cua Agribank 6 thang đâu năm chi tăng 1,2% – mưc thâp nhât so vơi cung ky trong 5 năm gân đây. Trong khi đó, tiên gưi lai ao ao chay vao ngân hang, huy đông vôn cua Agribank 6 thang đâu năm tăng 4%.
Măc du thưa tiên, song các ngân hang cung không thê ha sâu lai suât huy đông, bơi giam sâu lai suât se tac đông lơn đên quyên lơi cua khach hang gưi tiên, nhât la khach hang ơ vung nông thôn, vung sâu, vung xa.
Trong khi chi phi lai suât đâu vao kho ha thi vơi lai suât cho vay, khác các ngân hàng khác, Agribank lai có nhiều chương trình tin dung chinh sach (7 chương trinh tin dung chinh sach, 2 chương trinh tin dung muc tiêu quôc gia). Hơn nưa, tư đâu năm đên nay, do khach hang găp kho khăn vi Covid-19, Agribank đa 3 lân giam lai suât cho vay, đưa ra nhiêu goi tin dung hô trơ khach hang.
Tính đến ngày 30/6/2020, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN là 43.069 tỷ đồng, trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 35.000 tỷ đồng cho gần 9.000 khách hàng; miễn giảm lãi đến 8.000 tỷ đồng cho gần 1.000 khách hàng. Doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19: 20.560 tỷ đồng với trên 9.000 khách hàng, trong đó doanh số giải ngân chương trình 100.000 tỷ đồng đạt trên 14.000 tỷ đồng. Hạ lãi suất đối với các khoản vay hiện hữu là 45.085 tỷ đồng, trong đó hạ lãi suất đối với dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là 10.370 tỷ đồng với gần 10.000 khách hàng.
Tât ca hô trơ đo giup khach hang câm cư, giảm bớt khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, song lai khiên thu nhâp cua ngân hang giam manh.
Trong bôi canh tin dung kho khăn, nhiêu ngân hang tim cach đây manh nguôn thu tư dich vu. Năm 2019, Agribank tưng là quán quân về lãi dịch vụ toàn hệ thống. Vậy tăng trưởng dịch vụ năm nay ra sao?
Tại Agribank, mảng dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2019. Co 6/9 nhóm dịch vụ của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lan mạnh ở Mỹ, châu Âu, nhiều nhóm dịch vụ như thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối lại giảm mạnh.
Ngoài phí dịch vụ giảm để hỗ trợ khách hàng, thì mảng kiều hối và thanh toán của Agribank cũng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh. Ví dụ, thanh toán biên mậu với thị trường Trung Quốc giam 57% vê doanh sô, thu kiêu hôi ở các thị trường Mỹ, châu Âu cũng giảm rất mạnh.
Như ba đa đề cập, tư đâu năm đên nay, Agribank đa giam lai suât cho vay tơi 3 lân, nhưng tín dụng vẫn tăng rất chậm. Xem ra, lãi suất không phải là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp không muốn vay vốn?
Video đang HOT
Hiên sô dư nơ ma Agribank cơ câu, giam lai, phi lên tơi 120.000 ty đông, trong khi cho vay mơi chi 60.000 ty đông trong hai thang đâu năm. Khach hang vay mơi không nhiêu băng sô khach hang mong đươc giam lai suât cho cac khoan vay hiên hưu. Agribank co đăc điêm khac cac ngân hang khac la 2/3 dư nơ tâp trung ơ khu vưc nông nghiêp, nông thôn, nên tac đông bơi Covid-19 không năng nê băng một số ngân hàng khác, song nhu cầu tín dụng của khách hàng cũng giảm mạnh do xuất khẩu giảm, tiêu dùng giảm.
Trong bôi canh không có phương án kinh doanh khả thi, không có đầu ra như hiên nay, doanh nghiêp chi muôn giam chi phi vôn nhưng khoan vay hiên hưu đê “ngu đông”, không có nhu cầu vay vốn mới. Thực tế, có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, nhưng cũng không chứng minh được phương án sử dụng vốn, không có hợp đồng bán hàng, nếu không đáp ứng được điều kiện này ngân hàng cũng không dám cho vay.
Theo dư đoan cua ba, từ nay đến cuối năm, liệu tinh hinh có sáng sủa hơn?
Theo quy luât thông thương và yếu tố mùa vụ của lĩnh vực Tam nông thì cuôi năm nhu cầu tín dụng sẽ tăng, nhưng vơi tinh hinh dich bênh hiên nay, chúng tôi không thể dự báo con số chính xác. Năm nay, ngân hàng đã cắt giảm tối đa chi phí, tuyển dụng lao động cũng rât han chê để không tăng quỹ tiền lương song khả năng hoàn thành mục tiêu kép trong năm nay – lợi nhuận tối thiểu 12.200 tỷ đồng để được giữ lại 3.500 ty đông tăng vôn điêu lê- là rất thách thức.
Thực tế, không chỉ Agribank hay các ngân hàng lớn ở Việt Nam, mà các ngân hàng lớn trên thế giới đều lâm vào tình cảnh này, hoạt động khó khăn, lợi nhuận sụt giảm… Nói chung, khi nên kinh tê kho khăn, ngân hàng phải tập trung chống đỡ, đảm bảo an toàn hệ thống là nhiệm vụ hàng đầu.
Đẩy mạnh giảm lãi, phí, cơ cấu nợ cho khách hàng khiến nguồn thu của Agribank sút giảm
Thu hồi nợ đang chậm lại, tồn hơn 7.000 vu án dân sư
Trong khi lợi nhuận sụt giảm thì tình trạng chung của các ngân hàng năm nay là nợ xấu tăng lên, điều này cũng thể hiện khá rõ trong báo cáo tài chính của Agribank, riêng nợ nhóm 5 đã hơn 17.000 tỷ đồng. Con số này có đáng lo không, thưa bà?
Nơ xâu tăng cũng phản ánh khách quan tình trạng của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là sức khỏe của doanh nghiệp. Tại Agribank, nợ xấu tăng lên cũng chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp. Những trường hợp bị chuyển nợ xấu là những trường hợp không đủ điều kiện cơ cấu nợ, không có phương án để phục hồi. Còn với những doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, nhưng nếu có phương án khả thi thì kể cả khi đã có nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 – Agribank vẫn cho vay để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hồi phục. Nếu dịch bệnh không sớm được ngăn chặn có hiệu quả, tác động với doanh nghiệp, trong đó có cả ngân hàng sẽ rất khó lường, nợ xấu hết thời gian cơ cấu lại có thể sẽ tăng mạnh.
Tuy vậy, cũng phải nói thêm, nợ xấu lớn tại Agribank không phải là con số trong một vài năm, mà phần lớn là do lịch sử để lại từ rất nhiều năm trước, trong đó có cả nợ xấu từ tín dụng chính sách. Dù khối lượng nợ xấu lớn, song toàn bộ nợ xấu đã được ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước. Hiện tại, tỷ lệ dự phòng rủi ro bao phủ nợ xấu tai Agribank đạt 108%.
Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng là trong bất kỳ tình huống nào, việc đảm bảo cac hê sô an toan vân phai ưu tiên hang đâu.
Năm 2019, thu hồi nợ xấu của Agribank lên tới gần 12.000 tỷ đồng, cao kỷ lục trong số các ngân hàng thương mại. Vậy nửa đầu năm nay, nợ xấu tăng lên, việc thu hồi nợ có tiến triển tốt không?
Đây là điều làm chúng tôi lo lắng nhất. Quy trình đòi nợ của ngân hàng thường rất lâu: Khởi kiện dân sự, tòa xử và bàn giao tài sản cho ngân hàng rồi ngân hàng mới có thể nhận tài sản để xử lý, thu hồi nợ. Các năm trước, thông thường nửa đầu năm chúng tôi phải xử lý được mấy trăm vụ kiện dân sự, song năm nay, mọi việc đang ách tắc. Năm 2019, Agribank còn tồn 5.000 vụ kiện dân sự, thì năm nay, con số vụ kiện dân sự đang chờ tòa xử lên đến hơn 7.000.
Thu hôi nơ đa xư ly rủi ro vì vậy tăng rất chậm so với cùng kỳ. Đến ngày 30/6/2020, tiền thu nợ từ các khoản được xử lý dự phòng rủi ro của Agribank mới đạt 2.897 ty đông, thâp hơn 1.105 ty đông so vơi cung ky năm ngoai, đạt 34% kê hoach ca năm. Nguyên nhân chủ yếu là dịch Covid-19 xảy ra, khách hàng không có nguồn thu để trả nợ, giãn cách xã hội khiến việc gặp gỡ khách hàng cũng khó khăn hơn, việc hỗ trợ xử lý của tòa án, thi hành án cũng chậm hơn. Chưa kể, dịch bệnh cũng khiến thị trường bất động sản trầm lắng, thanh khoản rất kém. Trong khi đó, thời điểm cổ phần hóa của Agribank đã cận kề, đòi hỏi phải có giai phap đây manh thu nơ đa xư ly rui ro trươc thơi điêm xac đinh giá trị doanh nghiêp.
Không chăn đưng Covid-19, không co cach gi đê cưu doanh nghiêp
Co y kiên cho răng, cac goi hô trơ doanh nghiệp, người dân cua Chính phủ vừa qua chưa đủ mạnh, cần đưa ra các gói hỗ trợ lớn hơn, trong đó có cả các gói hỗ trợ tín dụng cấp bù lãi suất. Quan điêm cua ba như thê nao?
Nguồn lực của ngân sách có hạn, nên việc đưa ra các gói hỗ trợ bổ sung nếu có cần được cân nhắc với mức độ phù hợp. Việc hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp mấy tháng vừa qua chủ yếu là do các ngân hàng đồng lòng chia sẻ khó khăn với khách hàng, song sự hỗ trợ của ngân hàng cũng có giới hạn.
Tôi cho rằng, kể cả khi được hỗ trợ lãi suất, thì doanh nghiệp cũng chưa chắc muốn vay, vì đầu ra còn ách tắc do tác động của dịch bệnh. Việc kích cầu tiêu dùng cũng không đơn giản trong bối cảnh thu nhập người dân giảm sút. Do đó, điều kiện tiên quyết hiện nay là tập trung kiểm soát và ngăn chặn hoàn toàn dịch Covid-19, từng bước phục hồi nền kinh tế. Có như vậy, doanh nghiệp mới thoát khỏi trạng thái “ngủ đông” và tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Kiểm soát dịch bệnh thành công, doanh nghiệp mới có thể phục hồi
Hiện các ngân hàng đang nỗ lực tối đa giảm lãi suất, giảm phí, chấp nhận giảm lãi để hỗ trợ doanh nghiệp, song chúng tôi cũng rất lo lắng, không biết khi hết giai đoạn cơ cấu lại nợ, doanh nghiệp có vượt qua được khó khăn hay không, nợ cơ cấu lại có biến thành nợ xấu hay không.
Nhìn vào báo cáo tài chính, ngân hàng vẫn có lãi mấy ngàn tỷ đồng, song thực tế số lãi này rất mỏng, nợ xấu chỉ dềnh lên một chút là lợi nhuận sẽ bị bào mòn.
Như bà chia sẻ, rõ ràng không chỉ doanh nghiệp mà ngân hàng cũng đang rất khó khăn vì Covid - 19, việc giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế có lẽ là không dễ?
Nếu ngân hàng phải hạ thêm lãi suất cho vay xuống sâu nữa thì ngân hàng sẽ không sống được, bởi chênh lệch lãi suất huy động – cho vay hiện nay rất thấp, nợ xấu phát sinh tăng làm gia tăng gánh nặng chi phí trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng. Lãi suất cho vay chỉ có thể hạ nếu lãi suất huy động giảm thêm, song điều này cũng phải cân nhắc, vì hiện nay chênh lệch giữa lãi suất huy động và lạm phát không nhiều, việc hạ lãi suất cũng phải cân nhắc đến lợi ích của hàng triệu người gửi tiền và các cân đối vi mô của nền kinh tế..
Hơn nữa, như tôi đã nói, mấu chốt khiến tín dụng khó tăng trưởng hiện nay không hẳn là do lãi suất, mà chủ yếu do dịch bệnh tại Việt Nam và thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp, nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, không có phương án sản xuất, kinh doanh, nên không có nhu cầu vay vốn. Họ chỉ mong được giảm lãi cho các khoản vay hiện hữu. Ngân hàng rất muốn cho vay ra, nhưng không thể cho vay dưới chuẩn, trong khi vẫn phải trả lãi đều đặn cho người gửi tiền.
Hiện lãi suất tiết kiệm đang ở mức khá thấp, kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ còn trên 3%/năm. Bà có sợ rằng, dòng tiết tiết kiệm sẽ tháo chạy khỏi ngân hàng chuyển sang kênh đầu tư khác?
Tôi thấy, tiền gưi tiết kiệm chay vao ngân hang vẫn tăng hàng ngày. Hiện thị trường bất động sản trầm lắng, thu nhập bấp bênh khiến người dân không dám đưa tiền vào bất động sản. Kênh đầu tư chứng khoán luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Giá vàng thời gian qua biến động mạnh, nhưng giao dịch trên thị trường vàng trầm lắng, lượng giao dịch ở mức thấp do đang trong thời gian “ngủ đông”. Những cá nhân và doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt lớn đa phần vẫn để trong ngân hàng. Trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đều khó khăn và diễn biến của tình hình dịch Covid-19 hiện nay, tôi cho rằng, tiền vẫn se chảy vào ngân hàng.
Lợi nhuận 6 tháng của Agribank giảm 13% so với cùng kỳ
Dưới tác động của Covid-19, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của ngân hàng chỉ đạt 1,2%. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm 13% so với cùng kỳ xuống còn 5.414 tỷ đồng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm.
Cụ thể, cuối tháng 6/2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 1,47 triệu tỷ đồng, tăng 1,39% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay kinh tế đạt hơn 1,13 triệu tỷ đồng, tăng 1,2%; tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn là 68,7%. Tổng nguồn vốn huy động thị trường 1 đạt gần 1,36 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm.
Đại diện Agribank cho biết, tăng trưởng tín dụng gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp nhất so với cùng kỳ 5 năm gần nhất. Ngoài tính quy luật của sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm, khách hàng cơ cấu lại nợ,...thì nguyên nhân dư nợ tăng chậm chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân bị đình trệ, đặc biệt là cá doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải, kinh doanh thương mại,...
6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 6.761 tỷ đồng, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái và đã hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm 13,2% xuống 5.414 tỷ đồng. Nhìn chung, lợi nhuận ngân hàng sụt giảm do nguồn thu nhập từ tín dụng và công tác thu hồi nợ đã xử lý bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tương tự như nhiều ngân hàng khác, dưới tác động của Covid-19, thu nhập lãi thuần của Agribank bị sụt giảm 5,1% so với cùng kỳ xuống còn 20.114 tỷ đồng. Ngân hàng cho biết, nguồn thu nhập bị sụt giảm do thực hiện cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đồng thời nhà băng cũng đã có các đợt giảm mạnh lãi suất kể từ đầu năm. Trong khi dư nợ cho vay khách hàng chỉ tăng 1,2% thì nguồn vốn huy động tăng tới 4%. Ngoài ra, việc cho vay trên thị trường 2 cũng không thể đem lại nhiều lợi nhuận vì lãi suất liên ngân hàng hiện nay rất thấp.
Trong khi đó, lãi từ hoạt động dịch vụ khả quan hơn, tăng 8,78% so với cùng kỳ và đạt hơn 2.000 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối đạt 585 tỷ, tăng 28,8% so với cùng kỳ.
Lãi từ hoạt động khác của Agribank sụt giảm khá mạnh (giảm 27,63%) xuống còn 2.690 tỷ đồng do việc thu nợ đã xử lý sụt giảm so với cùng kỳ.
Chi phí nhân viên 6 tháng đầu năm của Agribank là gần 6.900 tỷ, tương đương với mức chi cùng kỳ năm ngoái. Lãnh đạo ngân hàng cũng cho biết việc tuyển dụng nhân sự năm nay chủ yếu để bù đắp lao động nghỉ hưu, nghỉ việc để cố gắng không làm tăng quỹ tiền lương. Tuy chi phí nhân viên chỉ tăng nhẹ nhưng chi phí hoạt động của ngân hàng vẫn tăng 12% lên 12.182 tỷ đồng do chi phí dự phòng khoản phải thu khác tăng đáng kể.
Chi phí dự phòng rủi to tín dụng 6 tháng đầu năm 2020 của Agribank đạt 6.523 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng cho biết đã trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định.
Tại ngày 30/6, nợ xấu nội bảng của Agribank là 24.463 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu năm, chiếm 2,15% so với tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng đạt gần 100%.
Agribank giảm lợi nhuận vì Covid, tỷ lệ bao phủ nợ xấu gần 100% Ngân hàng Agribank vừa công bố báo cáo tài chính bán niên 2020. Tín dụng tăng chậm, mạnh tay cơ cấu nợ cho khách hàng khiến lợi nhuận Agribank giảm 13% so với cùng kỳ, chỉ đạt 6.761 tỷ đồng. Tín dụng 6 tháng của Agribank chỉ tăng 1,2% so với đầu năm Trả lãi cho người gửi tăng, thu nhập lãi thuần...