Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm Viện Công nghệ MIT Hoa Kỳ
Ngày 28.6 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu Việt Nam đã bắt đầu tham dự các hoạt động của Chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp Việt Nam (VELP 2018) diễn ra trong hai ngày 28.6 và 29.6 tại Đại học Harvard và làm việc tại Boston, bang Massachusetts.
Tham gia VELP 2018 có nhiều học giả, giáo sư của Trường Harvard Kennedy School, Đại học Fulbright Việt Nam và một số trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu khác của Hoa Kỳ như Giáo sư (GS) Thomas Valely, GS David Dapice, GS Dwight Perkins, GS Derek S. Reveron,… Năm nay là mốc đánh dấu 10 năm VELP được tổ chức.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tặng quà GS Dwight Perkins – người giới thiệu về sở hữu trí tuệ và chính sách chuyển giao công nghệ của một số quốc gia.
Chương trình có các phiên trao đổi về xu hướng kinh tế thế giới; không gian mạng và an ninh quốc gia; sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; chiến lược đô thị và quốc gia và chất lượng tăng trưởng; vấn đề chuyển dịch nguồn lực giữa các địa phương; các vấn đề về môi trường nông thôn, khu vực Mêkông và đô thị; chiến lược đô thị và điều chuyển ngân sách; và chiến lược năng lượng cho Việt Nam.
Tại các buổi thảo luận, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và các thành viên của Đoàn công tác của Chính phủ Việt Nam đã cung cấp thông tin cập nhật về tình hình phát triển kinh tế- xã hội, đường lối, chính sách đối ngoại, chính sách phát triển bền vững và bảo đảm an sinh xã hội của Việt Nam.
Đoàn cũng đã trao đổi cởi mở về những thành tựu và thách thức của nền kinh tế Việt Nam, các ưu tiên chính sách Việt Nam cần tập trung để nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững trong dài hạn, bảo đảm công bằng xã hội, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động nhanh, bất ổn định và ngày càng khó dự đoán.
Nhân dịp này, các nội dung như chính sách chuyển giao công nghệ của một số nước trên thế giới, vai trò của các thành phố như là một động lực tạo năng lực cạnh tranh cho quốc gia, việc phân bổ ngân sách giữa các địa phương để tạo cực tăng trưởng cho nền kinh tế cũng như việc xử lý thách thức do biến đổi khí hậu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng được tập trung thảo luận.
Video đang HOT
GS Thomas Valely giới thiệu về Chương trình VELP 2018.
VELP là Chương trình trao đổi chính sách cấp cao hình thành từ năm 2008 theo sáng kiến của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại học Harvard. Chương trình dành cho lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành, địa phương tham dự như một diễn đàn nhằm trao đổi, tham vấn và phản biện chính sách.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và các thành viên của Đoàn đại biểu Việt Nam đã đến thăm Trung tâm Sáng tạo, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Đoàn đã được giới thiệu về các phòng thí nghiệm nghiên cứu những công nghệ tiên tiến từ các ý tưởng sáng tạo như điểu khiển bằng ý nghĩ, tương lai của âm thanh, thiết lập các môi trường làm việc ảo, đồng tiền số v.v…
Đoàn đại biểu Việt Nam thăm Viện Công nghệ MIT.
Trung tâm Sáng tạo, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), thành lập năm 1985, được coi là nơi “phát minh ra tương lai” khi đi tiên phong trong việc nghiên cứu các công nghệ sẽ được sử dụng trên thực tế sau hàng thập kỷ. Nhiều công nghệ ngày nay cũng đã được ra đời từ những dự án tại đây, nổi bật như những cải tiến của công nghệ màn hình cảm ứng, các công nghệ trên thiết bị đeo thông minh, hệ thống GPS trên điện thoại thông minh hay những trợ lý kỹ thuật số có thể đáp ứng các câu lệnh bằng giọng nói, tiền đề của trợ lý ảo Siri hay Alexa của ngày hôm nay.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự lễ ký mua 20 máy bay Boeing
Hãng hàng không Bamboo Airways (Tre Việt) và Tập đoàn Boeing của Mỹ đã ký kết thỏa thuận mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner. Lễ ký kết thương vụ có giá trị 5,6 tỷ USD diễn ra tại Phòng Thương mại Mỹ, Washington D.C., dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.
Với loạt máy bay này, Bamboo trong tương lai sẽ sở hữu 44 máy bay vì cách đây vài tháng Hãng hàng không này cũng ký kết mua 24 máy bay với Tập đoàn Airbus trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Pháp.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC - doanh nghiệp sáng lập và chi phối Bamboo Airways, cho hay mục tiêu dài hạn của Bamboo Airways là kết nối Việt Nam với các thị trường chủ đạo tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, trong đó dòng Boeing 787-9 Dreamliner sẽ là mẫu tàu bay đóng vai trò quan trọng nhờ hiệu suất hoạt động và tính kinh tế vượt trội.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner giữa Bamboo Airways và Tập đoàn Boeing. Ảnh: VGP/Thành Chung
Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ của Boeing Dinesh Keskar tin tưởng rằng máy bay Boeing 787 sẽ là trợ thủ đắc lực trong các chuyến bay đường dài của Bamboo Airways, thiết lập nền tảng cho thành công của hãng trong những năm tới.
Cùng ngày, tại Khách sạn Trump International Hotel tại Washington D.C., Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham dự và có bài phát biểu ngắn tại sự kiện quảng bá và hội thảo quy mô lớn (Roadshow) của Tập đoàn FLC với mục tiêu chia sẻ cơ hội đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam, cũng như đưa các sản phẩm và dịch vụ của tập đoàn trong lĩnh vực bất động sản, hàng không, du lịch lữ hành - golf và nông nghiệp công nghệ cao đến với thị trường Mỹ.
Đánh giá cao sự kiện do FLC tổ chức, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng sự kiện đã tích cực quảng bá hình ảnh doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam và góp phần đưa hình ảnh, cơ hội đầu tư tại Việt Nam tới các đối tác Hoa Kỳ và quốc tế.
"Với điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia ngày càng cải thiện, Việt Nam sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Thông điệp về một Việt Nam đổi mới, năng động cũng được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ với lãnh đạo Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USSC) trong buổi ăn trưa làm việc cùng ngày, với sự tham gia của nhiều đại diện doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ như Microsoft, Google, Visa, MasterCard, Boeing...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Lãnh đạo Phòng Thương mại Hoa Kỳ. Ảnh: VGP/Thành Chung
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn số liệu đánh giá của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) dự đoán năm 2018 các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam có mức tăng trưởng lợi nhuận 19%. 72% số doanh nghiệp này đều có nhu cầu mở rộng đầu tư. Môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày một cải thiện khi 30 năm qua, Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao từ 6-7%, giá trị xuất nhập khẩu tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp và năm 2017 đã thu hút mức đầu tư nước ngoài kỷ lục 40 tỷ USD.
"Dân số 100 triệu, cơ cấu dân số trẻ, đầy sáng tạo là cơ hội cho các đối tác, nhà đầu tư nước ngoài tới hợp tác, đầu tư tại Việt Nam theo các chuỗi giá trị toàn cầu, thân thiện với môi trường. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam coi trọng thị trường nội địa để tăng trưởng bền vững trong bối cảnh môi trường quốc tế khó lường như hiện nay", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Theo đó, lãnh đạo USSC cũng đánh giá nền kinh tế Việt Nam có nhiều thành quả quan trọng trong những năm qua, đặc biệt tốc độ tăng GDP thuộc nhóm cao nhất khu vực châu Á.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng giải đáp nhiều câu hỏi của các doanh nghiệp liên quan tới môi trường đầu tư kinh doanh và các vướng mắc trong đầu tư tại Việt Nam.
Về việc Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng vốn đang rất phức tạp ở nhiều quốc gia. Khi xây dựng Luật, Việt Nam cũng đã tham khảo từ Hoa Kỳ. Hiện Quốc hội đã giao Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật để bảo đảm không phát sinh giấy phép con cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp công nghệ.
Về việc Việt Nam áp thuế tiêu thụ đặc biệt liên quan tới đồ uống có đường, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét lại các chính sách thuế bảo đảm công bằng cho các doanh nghiệp. Chính phủ cũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước làm việc với các trung gian thanh toán như Visa, MasterCard để xây dựng các giải pháp kỹ thuật quan trọng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam...
"Việt Nam mong muốn giải quyết các vướng mắc đầu tư với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và thúc đẩy quan hệ hợp tác về giáo dục đào tạo, hợp tác kinh tế, đầu tư giúp cân bằng thương mại giữa hai quốc gia và tăng cường tính hỗ trợ giữa hai nền kinh tế", Phó Thủ tướng nói.
Theo Thành Chung (Chính Phủ)
Phó Thủ tướng chỉ đạo việc phòng chống rửa tiền Lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền bao gồm Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước, 2 Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban chiều nay, 19/6. Phiên họp thứ nhất nhằm kiện toàn thành viên, bàn thảo quy chế làm việc và triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ...