Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Muốn xử lý nợ xấu, phải có ngân hàng đẹp
“Muốn xử lý nợ xấu, phải có ngân hàng đẹp. Ngân hàng phải biết cách ứng xử đẹp, phải tuân thủ pháp luật, thượng tôn pháp luật, không có ngoại lệ nào. Ngành ngân hàng (NH) đảm bảo tỷ lệ an toàn, tăng cường bồi dưỡng và phát huy văn hoá doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ trong hệ thống ngân hàng”.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, muốn xử lý nợ xấu, phải có ngân hàng đẹp.
Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ( TCTD) và Quyết định 1058 của Thủ tướng về phê duyệt đề án tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 15/10.
Theo NHNN, sau 2 năm triển khai nghị quyết, luỹ kế toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 236.800 tỷ đồng nợ xấu. Đến cuối tháng 8/2019, tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống đạt 11,9%, tỷ lệ dự trữ thanh khoản bình quân đạt 16,9%. Vốn điều lệ của TCTD được củng cố, tăng dần qua các năm. Vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt 592.500 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cuối năm 2018. Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu giúp chất lượng tín dụng được cải thiện và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD duy trì dưới 2%.
Theo Phó Thống Đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, trên cơ sở Nghị quyết 42, Quyết định 1058, Quyết định 986 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các Tổ chức tín dụng, đến nay, hầu hết các phương án cơ cấu lại của từng TCTD đã được NHNN phê duyệt.
Kết quả cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các TCTD bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng dần; Năng lực quản trị điều hành của các TCTD từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế.Tính minh bạch trong hoạt động tín dụng của TCTD từng bước được cải thiện; Chất lượng tín dụng được nâng cao cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD. Công tác thanh tra, giám sát được tăng cường đã góp phần ngăn chặn, phát hiện và xử lý kiên quyết các rủi ro, tồn tại và sai phạm của TCTD, thúc đẩy các TCTD triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định 1058.
Video đang HOT
“Mặc dù công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sự chung sức, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là sự hỗ trợ từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương”, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết.
Đại diện NHNN cho biết đã tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng nói chung và công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu nói riêng. NHNN chủ động phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan rà soát để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xung đột pháp lý giữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Ngân hàng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác. Đồng thời, NHNN đã hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối; quy định liên quan đến đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh.
QUỲNH NGA
Theo Tienphong,vn
Nợ xấu sẽ giảm về dưới 3% vào cuối năm 2020
Với tiến độ xử lý nợ xấu như hiện nay, nợ xấu sẽ giảm về dưới 3% vào cuối năm 2020, hoàn thành yêu cầu của Thủ tướng tại Quyết định 986/QĐ-TTg, đóng góp tích cực vào cơ cấu lại TCTD và các chính sách vĩ mô khác.
Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) và Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 diễn ra hôm nay ( 15/10).
Phó Thủ tướng cho rằng, quan điểm xử lý nợ xấu là kiên trì thực hiện nguyên tắc thị trường và chia sẻ rủi ro
Toàn hệ thống TCTD đã xử lý 236.800 tỷ đồng nợ xấu
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, sau 2 năm triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội gắn với Quyết định 1058, Quyết định 986/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng tới năm 2025, định hướng năm 2030 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các TCTD, công tác xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các TCTD và phát triển hệ thống ngân hàng có chuyển biến rõ nét.
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD tiếp tục duy trì ở mức dưới 2%. Nếu tính cả khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các TCTD (VAMC) và các khoản nợ có khả năng thành nợ xấu tới hết tháng 8/2019 là 4,84% (năm 2017 là 7,36%, năm 2018 là 5,85%).
Về giá trị tuyệt đối, từ tháng 8/2017 (từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực) đến 31/8/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý 236.800 tỷ đồng nợ xấu, trung bình mỗi tháng xử lý được 9.600 tỷ đồng, cao hơn 4.700 tỷ đồng/tháng của giai đoạn 2012-2017.
"Sau khi có Nghị quyết 42, ý thức trả nợ của khách hàng đã được cải thiện một bước quan trọng, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của các TCTD"-Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho hay.
Còn theo Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN Nguyễn Văn Du, từ năm 2018 đến 31/8/2019, NHNN đã thực hiện 2.259 cuộc thanh tra, kiểm tra và ban hành kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra đối với 2.077 cuộc thanh tra, kiểm tra nhằm yêu cầu các TCTD khắc phục sai phạm hoặc chấn chỉnh, cảnh báo nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hệ thống...
Trong những tháng đầu năm nay, NHNN đã tiếp nhận khoảng 1.000 báo cáo giao dịch đáng ngờ. Chuyển giao thông tin liên quan đến 80 vụ việc cho các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật.
Cũng theo ông Du, các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD.
Thượng tôn pháp luật trong xử lý nợ xấu
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Nghị quyết 42, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD và Quyết định 1058 là một mốc son trong giai đoạn này về xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.
Với tiến độ xử lý nợ xấu như hiện nay, Phó Thủ tướng tin tưởng nợ xấu sẽ giảm về dưới 3% vào cuối năm 2020, hoàn thành yêu cầu của Thủ tướng tại Quyết định 986/QĐ-TTg, đóng góp tích cực vào cơ cấu lại TCTD và các chính sách vĩ mô khác, góp phần giúp giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, nâng hạng tín nhiệm quốc gia, tín nhiệm nhiều tổ chức tín dụng, củng cố nền tảng của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh diễn biến thế giới khó lường.
Quan điểm xử lý nợ xấu là kiên trì thực hiện nguyên tắc thị trường và chia sẻ rủi ro; tuân thủ quy định pháp luật nhưng có cơ chế thử nghiệm ở những trường hợp đặc thù; phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TCTD; bảo đảm an toàn, hiệu quả; đề cao trách nhiệm cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương.
Với trách nhiệm của các TCTD, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho rằng các TCTD tuân thủ và thượng tôn pháp luật trong xử lý nợ xấu, không có ngoại lệ; bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn; tăng cường bồi dưỡng phát huy văn hoá doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp; công khai trách nhiệm giải trình với nhà nước và cộng đồng.
Minh Nhật
Theo baovephapluat.vn
Định hướng điều hành chính sách tiền tệ: Ổn định vĩ mô, đẩy mạnh tái cơ cấu Việc điều hành tỷ giá, lãi suất từ đầu năm đến nay được đánh giá là hiệu quả và hợp lý. Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ với định hướng hỗ trợ kinh tế vĩ mô, đồng thời tiếp tục tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Trong 9...