Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự lễ ký mua 20 máy bay Boeing

Theo dõi VGT trên

Hãng hàng không Bamboo Airways (Tre Việt) và Tập đoàn Boeing của Mỹ đã ký kết thỏa thuận mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner. Lễ ký kết thương vụ có giá trị 5,6 tỷ USD diễn ra tại Phòng Thương mại Mỹ, Washington D.C., dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.

Với loạt máy bay này, Bamboo trong tương lai sẽ sở hữu 44 máy bay vì cách đây vài tháng Hãng hàng không này cũng ký kết mua 24 máy bay với Tập đoàn Airbus trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Pháp.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC – doanh nghiệp sáng lập và chi phối Bamboo Airways, cho hay mục tiêu dài hạn của Bamboo Airways là kết nối Việt Nam với các thị trường chủ đạo tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, trong đó dòng Boeing 787-9 Dreamliner sẽ là mẫu tàu bay đóng vai trò quan trọng nhờ hiệu suất hoạt động và tính kinh tế vượt trội.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự lễ ký mua 20 máy bay Boeing - Hình 1

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner giữa Bamboo Airways và Tập đoàn Boeing. Ảnh: VGP/Thành Chung

Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ của Boeing Dinesh Keskar tin tưởng rằng máy bay Boeing 787 sẽ là trợ thủ đắc lực trong các chuyến bay đường dài của Bamboo Airways, thiết lập nền tảng cho thành công của hãng trong những năm tới.

Cùng ngày, tại Khách sạn Trump International Hotel tại Washington D.C., Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham dự và có bài phát biểu ngắn tại sự kiện quảng bá và hội thảo quy mô lớn (Roadshow) của Tập đoàn FLC với mục tiêu chia sẻ cơ hội đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam, cũng như đưa các sản phẩm và dịch vụ của tập đoàn trong lĩnh vực bất động sản, hàng không, du lịch lữ hành – golf và nông nghiệp công nghệ cao đến với thị trường Mỹ.

Đán.h giá cao sự kiện do FLC tổ chức, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng sự kiện đã tích cực quảng bá hình ảnh doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam và góp phần đưa hình ảnh, cơ hội đầu tư tại Việt Nam tới các đối tác Hoa Kỳ và quốc tế.

“Với điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia ngày càng cải thiện, Việt Nam sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Thông điệp về một Việt Nam đổi mới, năng động cũng được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ với lãnh đạo Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USSC) trong buổi ăn trưa làm việc cùng ngày, với sự tham gia của nhiều đại diện doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ như Microsoft, Google, Visa, MasterCard, Boeing…

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự lễ ký mua 20 máy bay Boeing - Hình 2

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Lãnh đạo Phòng Thương mại Hoa Kỳ. Ảnh: VGP/Thành Chung

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn số liệu đán.h giá của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) dự đoán năm 2018 các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam có mức tăng trưởng lợi nhuận 19%. 72% số doanh nghiệp này đều có nhu cầu mở rộng đầu tư. Môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày một cải thiện khi 30 năm qua, Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao từ 6-7%, giá trị xuất nhập khẩu tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp và năm 2017 đã thu hút mức đầu tư nước ngoài kỷ lục 40 tỷ USD.

“Dân số 100 triệu, cơ cấu dân số trẻ, đầy sáng tạo là cơ hội cho các đối tác, nhà đầu tư nước ngoài tới hợp tác, đầu tư tại Việt Nam theo các chuỗi giá trị toàn cầu, thân thiện với môi trường. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam coi trọng thị trường nội địa để tăng trưởng bền vững trong bối cảnh môi trường quốc tế khó lường như hiện nay”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Theo đó, lãnh đạo USSC cũng đán.h giá nền kinh tế Việt Nam có nhiều thành quả quan trọng trong những năm qua, đặc biệt tốc độ tăng GDP thuộc nhóm cao nhất khu vực châu Á.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng giải đáp nhiều câu hỏi của các doanh nghiệp liên quan tới môi trường đầu tư kinh doanh và các vướng mắc trong đầu tư tại Việt Nam.

Video đang HOT

Về việc Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng vốn đang rất phức tạp ở nhiều quốc gia. Khi xây dựng Luật, Việt Nam cũng đã tham khảo từ Hoa Kỳ. Hiện Quốc hội đã giao Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật để bảo đảm không phát sinh giấy phép con cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp công nghệ.

Về việc Việt Nam áp thuế tiêu thụ đặc biệt liên quan tới đồ uống có đường, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét lại các chính sách thuế bảo đảm công bằng cho các doanh nghiệp. Chính phủ cũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước làm việc với các trung gian thanh toán như Visa, MasterCard để xây dựng các giải pháp kỹ thuật quan trọng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiề.n mặt tại Việt Nam…

“Việt Nam mong muốn giải quyết các vướng mắc đầu tư với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và thúc đẩy quan hệ hợp tác về giáo dục đào tạo, hợp tác kinh tế, đầu tư giúp cân bằng thương mại giữa hai quốc gia và tăng cường tính hỗ trợ giữa hai nền kinh tế”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Thành Chung (Chính Phủ)

Tiếp tục tăng dần lương công chức tới năm 2020

"Từ năm 2018 đến năm 2020, nhà nước tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở. Từ năm 2021, tiề.n lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp..." - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu lộ trình cải cách tiề.n lương.

"Cải cách tiề.n lương" là một trong ba đề án quan trọng được Ban chấp hành Trung ương Đảng thảo luận tại Hội nghị lần thứ 7 đang diễn ra. Dân trí trân trọng giới thiệu bài viết của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiề.n lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công về vấn đề này:

Tiếp tục tăng dần lương công chức tới năm 2020 - Hình 1

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiề.n lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công

"Chính sách tiề.n lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng, quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối kinh tế vĩ mô, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng. Chính sách tiề.n lương ở nước ta đã trải qua 4 lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003) nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đời sống của đa số người hưởng lương còn khó khăn; tiề.n lương trong khu vực doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp sự phát triển của thị trường lao động; tiề.n lương trong khu vực công vẫn còn thấp so với khu vực doanh nghiệp và yêu cầu phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; việc điều chỉnh tiề.n lương của người đang làm việc vẫn chưa độc lập với việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công; việc thể hóa chủ trương của Đảng về tiề.n tệ hóa các chế độ ngoài lương (xe ô tô, nhà ở, khám chữa bệnh,...) còn chậm.

Thực hiện đường lối đổi mới theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo ban hành nhiều văn bản điều chỉnh, bổ sung, từng bước hoàn thiện chính sách tiề.n lương, hoàn thiện cơ chế quy định mức lương tối thiểu vùng và chế độ tiề.n lương của khu vực doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; thực hiện nguyên tắc chỉ điều chỉnh mức lương cơ sở và ban hành chính sách, chế độ mới đối với khu vực công khi đã bố trí đủ nguồn lực, không ban hành mới các chế độ phụ cấp theo nghề, bước đầu triển khai xây dựng danh mục vị trí việc làm để làm cơ sở cho việc trả lương... Cụ thể là:

Trong khu vực công, tiề.n lương từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao đời sống của người hưởng lương. Từ năm 2003 đến nay đã 11 lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung từ 210.000 đồng lên 1.300.000 đồng/tháng (tăng thêm 519%, cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ là 208,58%), thu gọn hệ thống bảng lương, rút bớt số bậc và mở rộng khoảng cách giữa các bậc lương. Quy định bảng lương chuyên môn theo ngạch, bậc đối với công chức, viên chức; quy định các chức danh lãnh đạo từ Thứ trưởng và tương đương trở xuống thực hiện xếp lương ngạch, bậc và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, tạo thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển cán bộ trong hệ thống chính trị. Bảng lương của lực lượng vũ trang được quy định riêng thể hiện rõ sự ưu đãi của Nhà nước.

Thực hiện nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức; xét thăng quân hàm đối với sĩ quan; nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh. Quy định phụ cấp theo 5 nhóm gồm: phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp theo vùng; phụ cấp theo điều kiện lao động, ưu đãi nghề, công việc; phụ cấp theo thời gian công tác; phụ cấp theo cơ quan.

Từng bước đổi mới và tách riêng cơ chế quản lý tiề.n lương và thu nhập của cơ quan nhà nước với đơn vị sự nghiệp công lập để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức và viên chức; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước và chất lượng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Đổi mới giải pháp tạo nguồn cải cách tiề.n lương, gồm 4 nguồn thay cho việc bảo đảm toàn bộ từ ngân sách trung ương như trước năm 2003.

Chính sách tiề.n lương trong khu vực doanh nghiệp đã từng bước thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước giảm dần sự can thiệp hành chính, quản lý tiề.n lương thông qua quy định mức lương tối thiểu vùng là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế. Thay đổi cơ chế xác lập mức lương tối thiểu vùng, từ ấn định của Nhà nước sang dựa trên kết quả thương lượng 3 bên. Mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng của doanh nghiệp, từng bước cải thiện đời sống của người lao động. Doanh nghiệp được quyết định chính sách tiề.n lương theo nguyên tắc chung, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong điều kiện thị trường lao động chưa phát triển, năng lực thương lượng của người lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở còn hạn chế.

Vai trò của tổ chức công đoàn trong tham gia quyết định chính sách tiề.n lương của doanh nghiệp từng bước được tăng cường, bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình ban hành chính sách và trả lương cho người lao động. Nhà nước hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao năng lực, kết nối cung - cầu và cung cấp thông tin để người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. Chính sách tiề.n lương khu vực doanh nghiệp nhà nước được đổi mới phù hợp với chủ trương của Đảng về sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; tách tiề.n lương của người quản lý với người lao động, gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Với những nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, quá trình cải cách chính sách tiề.n lương của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng cũng còn nhiều hạn chế, bất cập như: Tiề.n lương khu vực công còn thấp, chưa đảm bảo nhu cầu đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình họ, thiết kế hệ thống bảng lương còn phức tạp, chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, còn mang tính bình quân, cào bằng, chưa thực sự tạo được động lực để nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương bằng hệ số nhân với mức lương tối thiểu đã không thể hiện rõ giá trị thực của tiề.n lương. Nhiều trường hợp tiề.n lương của lãnh đạo cấp trên thấp hơn tiề.n lương của lãnh đạo cấp dưới, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.

Có quá nhiều loại phụ cấp, đặc biệt là phụ cấp theo nghề và hệ số tiề.n lương tăng thêm đã phát sinh nhiều bất hợp lý. Tiề.n lương theo chế độ thấp nhưng nhiều trường hợp có các khoản ngoài lương như bồi dưỡng họp, xây dựng đề án, đề tài... chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập của cán bộ, công chức, làm mất vai trò đòn bẩy của tiề.n lương. Chưa có giải pháp gắn cải cách tiề.n lương với sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Việc đổi mới tổ chức và quản lý, cơ chế tài chính đối với khu vực sự nghiệp công lập chưa đáp ứng yêu cầu.

Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiề.n lương cơ bản vẫn do NSNN bảo đảm (khoảng 98%) và chủ yếu từ ngân sách trung ương (khoảng 68%). Việc điều chỉnh giá, phí dịch vụ công nhiều lĩnh vực còn chậm. Một số địa phương còn dư nguồn cải cách tiề.n lương nhưng không được chi lương cao hơn. Chưa có cơ chế tiề.n thưởng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Công tác thông tin, báo cáo, thống kê và cơ sở dữ liệu Quốc gia về đối tượng và tiề.n lương trong khu vực công còn hạn chế.

Đối với khu vực doanh nghiệp, quy định về tiề.n lương tối thiểu chưa cụ thể, tiêu chí xác định còn nhấn mạnh vào nhu cầu sống tối thiểu; chưa quy định mức lương tối thiểu theo giờ; chức năng bảo vệ người lao động yếu thế còn hạn chế. Việc quy định một số nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương còn ảnh hưởng đến quyền tự chủ tiề.n lương của doanh nghiệp. Chưa thực sự phát huy được vai trò, tác dụng của cơ chế thương lượng. Vi phạm quy định pháp luật về tiề.n lương còn nhiều; công tác hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm còn hạn chế. Cơ chế quản lý tiề.n lương đối với DNNN còn nhiều bất cập. Tiề.n lương của người lao động chưa thực sự gắn với năng suất lao động; chưa tách bạch giữa tiề.n lương của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên với Ban giám đốc.

Những hạn chế, bất cập của chính sách tiề.n lương có nguyên nhân khách quan nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, cụ thể như sau: Tiề.n lương là vấn đề phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội; còn tư tưởng bình quân, cào bằng; chưa có nghiên cứu toàn diện về tiề.n lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; đối tượng hưởng lương, phụ cấp từ NSNN quá lớn và ngày càng tăng, nhất là biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố dẫn đến tổng quỹ lương và phụ cấp từ NSNN ngày càng lớn (khoảng 20% chi NSNN). Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự làm cơ sở để xác định biên chế và trả lương.

Nguồn kinh phí được giao tự chủ trong tổng chi NSNN cấp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa hợp lý, dẫn đến việc sử dụng các khoản chi hoạt động hành chính để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức khá lớn và trở thành phổ biến. Việc gắn điều chỉnh tiề.n lương với điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công, dẫn đến thay đổi lộ trình của từng chính sách. Chưa phân định rõ mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp, giữa đại diện chủ sở hữu với ban điều hành doanh nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và việc phát huy vai trò của tổ chức công đoàn còn nhiều hạn chế. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiề.n lương chưa tốt, chưa tạo được đồng thuận cao.

Việc cải cách chính sách tiề.n lương thời gian tới có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Chúng ta được kế thừa thành tựu của hơn 30 năm đổi mới, phát triển và hội nhập; nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ, hoàn thiện. Nhiều quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước tạo nền tảng cho cải cách chính sách tiề.n lương đã được ban hành, nhất là về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Thế và lực của nền kinh tế đã lớn mạnh hơn; thị trường lao động ngày càng phát triển; năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh ngày càng tăng, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho cải cách chính sách tiề.n lương.

Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn; tiềm lực NSNN còn hạn hẹp trong khi nhu cầu chi rất lớn cho đầu tư phát triển, cải cách chính sách tiề.n lương, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và quốc phòng an ninh. Việc cải cách chính sách tiề.n lương liên quan đến nhiều cơ chế, chính sách, ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp nhân dân, các đối tượng trong xã hội nên đòi hỏi phải có sự đồng thuận, quyết tâm chính trị cao và cần có thời gian phát huy hiệu quả. Trong khi đó, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khoa học công nghệ biến đổi rất nhanh và Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, cải cách toàn diện, tổng thể chính sách tiề.n lương để không là trở ngại mà trở thành một công cụ quan trọng khuyến khích và thu hút các nguồn lực lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động phục vụ mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

Trước yêu cầu phát triển trong điều kiện những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm đúng đắn, phù hợp với bối cảnh mới. Một là, xác định chính sách tiề.n lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiề.n lương phải là thu nhập chính bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Hai là, cải cách chính sách tiề.n lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiề.n lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.

Ba là, trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước, bảo đảm tương quan hợp lý với tiề.n lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Bốn là, đối với khu vực doanh nghiệp, tiề.n lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy luật của thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiề.n lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thỏa thuận tiề.n lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiề.n lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Năm là, cải cách chính sách tiề.n lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao, gắn liền và thúc đẩy cải cách hành chính, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đây sẽ là những quan điểm cốt lõi trong thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống chính sách tiề.n lương quốc gia khoa học, hiện đại, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nhân lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần xây dựng hệ thống chính trị ổn định, thống nhất, liên tục, thông suốt, tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Cụ thể hóa mục tiêu tổng quát trên bằng các mục tiêu, lộ trình như sau:

- Đối với khu vực công: Từ năm 2018 đến năm 2020, tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề. Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiề.n lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiề.n lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập.

Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, áp dụng chế độ tiề.n lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị từ năm 2021; năm 2021, tiề.n lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp. Định kỳ (2 đến 3 năm) thực hiện nâng mức tiề.n lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng CPI, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của NSNN. Đến năm 2025, tiề.n lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp. Đến năm 2030, tiề.n lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

- Đối với khu vực doanh nghiệp: Từ năm 2018 đến năm 2020, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp và mức sống của người lao động để đến năm 2020 mức lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiề.n lương đối với DNNN theo nội dung của Đề án cải cách chính sách tiề.n lương.

Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, Nhà nước định kỳ điều chỉnh nâng mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiề.n lương Quốc gia và không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiề.n lương của doanh nghiệp từ năm 2021. Thực hiện quản lý lao động tiề.n lương trong DNNN theo phương thức khoán chi phí tiề.n lương gắn với chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn chính sách tiề.n lương ở nước ta từ năm 1960 đến nay; kết quả nghiên cứu khảo sát sâu rộng ở trong nước và ngoài nước với sự tham gia góp ý của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế đã làm rõ những nội dung cơ bản về cải cách chính sách tiề.n lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian tới như sau:

- Đối với khu vực công: Thiết kế cơ cấu tiề.n lương và tiề.n thưởng mới (gồm: Mức lương cơ bản, các khoản phụ cấp; tiề.n thưởng). Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới. Thay thế hệ thống bảng lương hiện hành bằng hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; chuyển xếp lương cũ sang lương mới bảo đảm không thấp hơn tiề.n lương hiện hưởng (gồm: Xây dựng 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã. Xây dựng 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương như hiện nay). Xây dựng 03 bảng lương mới đối với lực lượng vũ trang. Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới. Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành. Hoàn thiện cơ chế quản lý tiề.n lương và thu nhập.

- Đối với người lao động trong các doanh nghiệp: Tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiề.n lương tối thiểu vùng theo tháng, theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiề.n lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động; bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện cơ chế quản lý tiề.n lương và thu nhập; về chính sách tiề.n lương đối với DNNN.

Từ những nội dung cơ bản về cải cách chính sách tiề.n lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp nêu trên, trong thời gian tới, chúng ta cần triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp sau:

1 - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cải cách chính sách tiề.n lương đồng bộ với đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

2 - Tích cực xây dựng hệ thống vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về vị trí việc làm và các tiêu chí đán.h giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở tổng kết thực hiện quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và tham khảo kinh nghiệm của quốc tế.

3 - Xây dựng và ban hành chế độ tiề.n lương mới để áp dụng thống nhất từ năm 2021. Thực hiện Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý chính sách tiề.n lương của toàn hệ thống chính trị, trực tiếp là Bộ Chính trị quyết định và giao cơ quan chức năng ban hành văn bản quy định chế độ tiề.n lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang từ Trung ương đến cấp xã và người lao động trong doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước căn cứ nội dung của Đề án để xây dựng và ban hành văn bản quy định chế độ tiề.n lương mới khi hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới bảo đảm không thấp hơn tiề.n lương hiện hưởng.

4 - Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiề.n lương, gồm: (1) Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, về phát triển kinh tế tư nhân, về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; về quản lý nợ công; (2) Cơ cấu lại thu NSNN bảo đảm tỷ lệ huy động vào NSNN ở mức phù hợp; (3) Hằng năm, ưu tiên dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách trung ương cho cải cách chính sách tiề.n lương; (4) Tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm hằng năm; (5) Nguồn thực hiện cải cách chính sách tiề.n lương còn dư hằng năm phải tiếp tục sử dụng để thực hiện cải cách chính sách tiề.n lương cho các năm sau, không sử dụng vào mục đích khác khi không được cấp có thẩm quyền cho phép; (6) Cơ cấu lại chi NSNN gắn với cải cách tiề.n lương, cơ cấu lại chi một số lĩnh vực sự nghiệp công gắn với việc điều chỉnh giá, phí đối với các dịch vụ sự nghiệp công. Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ NSNN. Thực hiện khoán quỹ lương cho các cơ quan, đơn vị; khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, nhà ở, khám chữa bệnh...); (7) Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công theo hướng Nhà nước quy định khung giá dịch vụ, từng bước tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, đồng thời gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách.

5 - Triển khai có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn liền với lộ trình cải cách tiề.n lương.

6 - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tiề.n lương; sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội và pháp luật có liên quan đến chính sách tiề.n lương theo hướng đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Hoàn thiện cơ chế thỏa thuận về tiề.n lương trong doanh nghiệp thông qua việc thiết lập cơ chế đối thoại, thương lượng và thoả thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động.

7- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện cải cách chính sách tiề.n lương đồng bộ với sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Cải cách chính sách tiề.n lương là vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội hệ trọng, phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều năm đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Để hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, trong đó giải pháp thứ 4 và thứ 5 mang tính đột phá để thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách chính sách tiề.n lương nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ; tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống chính trị ổn định, tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững".

Vương Đình Huệ

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
13:05:28 02/10/2024
"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao
10:01:40 01/10/2024
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
13:12:45 02/10/2024

Tin đang nóng

Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
6 sản phẩm đang "biến mất" dần trong phòng khách
13:16:49 02/10/2024
Tranh cãi tài xế xe tải chắn nước lũ ào ào giúp xe máy đi qua ở Hà Giang
13:03:54 02/10/2024
Anh Tú Atus bị nghi thuê fan dự sự kiện tại Pháp, Diệu Nhi lên tiếng chốt hạ 1 câu!
16:21:18 02/10/2024
Ca sĩ "Bài ca đất Phương Nam" ngã từ lầu 2, gia đình bác tin đồn t.ự t.ử
15:35:39 02/10/2024

Tin mới nhất

Trong 5 phút, lũ quét mang 1,6 triệu m nước và đất đá gây thảm họa Làng Nủ

15:28:05 02/10/2024
Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh .

Sạt lở ở Hà Giang, khách đi không được ở không xong: Chính quyền cảnh báo

14:26:09 02/10/2024
Những ngày qua, Hà Giang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ kéo dài. Đặc biệt trận mưa lũ tại huyện Bắc Quang tính tới ngày 1/10 khiến ít nhất 4 người thiệ.t mạn.g, vẫn còn người mất tích.

Cơn bão rất mạnh Krathon đang di chuyển thế nào?

14:20:54 02/10/2024
Bão Krathon đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật trên cấp 17.

Lũ sông Hồng tại Yên Bái đạt đỉnh, nhiều tỉnh nguy cơ lũ quét

14:14:41 02/10/2024
Lũ trên sông Thao (sông Hồng) đoạn qua tỉnh Yên Bái đã đạt đỉnh và đang xuống, ngập lụt cũng giảm dần tại khu vực trũng thấp.

Phụ huynh đi ô tô vào sân trường làm học sinh bị thương

14:07:02 02/10/2024
Một phụ huynh điều khiển ô tô vào sân Trường THCS & THPT Chu Văn An (TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã va chạm, làm học sinh H. bị thương.

Phát hiện cấu trúc bí ẩn trong lõi Trái Đất

12:44:55 02/10/2024
Trên thực tế, sự hiện diện của lớp trong cùng này đã được nghi ngờ trước đây. Các nhà khoa học đặt giả thuyết rằng, những tinh thể sắt đã tạo nên lõi bên trong có sự sắp xếp cấu trúc khác nhau.

Liên tiếp 6 vụ tàu lửa trật bánh, Ban An toàn giao thông Thừa Thiên - Huế đề xuất nóng

10:43:45 02/10/2024
Ban An toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng 6 vụ tàu trật bánh liên tiếp xảy ra ở một cung đường dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng không thể xem nhẹ, cần phải có biện pháp để đảm bảo an toàn.

Cầu phao Phong Châu tạm dừng hoạt động do nước sông Hồng dâng cao

09:59:10 02/10/2024
Khoảng 18h ngày 1/10, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã cho tạm dừng hoạt động cầu phao Phong Châu, không cho các phương tiện di chuyển qua cầu phao để bảo đảm an toàn cho cầu và người dân.

Vụ học sinh nghi ngộ độc ở Thanh Oai: 'Em sợ lắm rồi!'

09:38:09 02/10/2024
Theo ông Bạch Ngọc Hoàng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai, ngày 30/9, đơn vị tiếp nhận 13 bệnh nhân từ Trung tâm y tế huyện Thanh Oai chuyển đến.

Xây xong cầu Phong Châu mới trong năm 2025 theo quy trình khẩn cấp

09:37:59 02/10/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý việc đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp và yêu cầu đảm bảo hoàn thành chậm nhất trong năm 2025.

CSGT chặn bắt xe tải vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

05:57:27 02/10/2024
Ngày 1/10, thông tin từ Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, Tổ tuần tra kiểm soát (TTKS) của Phòng CSGT vừa phát hiện, bắt quả tang xe ô tải vận chuyển số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài

21:22:34 01/10/2024
Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo thảm họa cho các sông băng ở Thụy Sĩ

Thế giới

17:38:09 02/10/2024
Tuy nhiên, với nhiệt độ trung bình tháng 8 cao hơn điểm đóng băng vài độ ngay cả ở trạm Jungfraujoch cao 3.571 m nằm trên sông băng Aletsch, các nhà khoa học đo được lượng băng mất cao kỷ lục trên cả nước trong tháng này.

Steam giảm giá hàng loạt bom tấn của một thể loại game, người chơi nhanh tay kẻo bỏ lỡ

Mọt game

17:32:53 02/10/2024
Evo, một trong những giải đấu game đối kháng lớn nhất thế giới, sẽ khởi tranh tại Las Vegas vào cuối tuần này. Sự kiện cũng ước tính sẽ thu hút hơn 10.000 người tham gia tranh tài trong 8 trò chơi để hướng tới vị trí cao nhất.

Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?

Netizen

17:23:55 02/10/2024
Liên quan đến vụ nữ giáo viên có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT, cơ quan chức năng đã xác định cô giáo trong clip là cô M.Q.T. (SN 2001).

Bạc Liêu: Phát hiện nhiều sai phạm tại một Trung tâm Y tế huyện

Pháp luật

17:21:19 02/10/2024
Ngày 2/10, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa ban hành Kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lợi (2021 2022), qua đó phát hiện nhiều hạn chế, sai phạm với số tiề.n hơn 2,...

Một nữ NSƯT bỏ 80 triệu xây nhà cho người nghèo, lên tiếng việc không đưa tiề.n cho chủ nhà

Sao việt

17:08:23 02/10/2024
Nhiều người hỏi tôi sao không đưa tiề.n trực tiếp cho chủ nhà xây luôn mà phải qua địa phương - NSƯT Cát Tường chia sẻ.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 3/10/2024: Tuổ.i Sửu và Tỵ có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

16:49:30 02/10/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 3/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.Xếp hạng may mắn nhất: Tuổ.i Sửu và Tỵ

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị

Ẩm thực

16:43:42 02/10/2024
Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị. Đảm bảo bữa ăn hợp mùa thu này ai cũng sẽ thích thú khi thưởng thức.

Trang phục linen là điểm nhấn riêng cho phong cách mùa thu

Thời trang

16:35:49 02/10/2024
Hướng đến những ngày làm việc kéo dài trong môi trường công sở, những bộ trang phục linen thông dụng như sơ mi linen, váy linen dáng suông thoải mái và thanh lịch trở thành ưu tiên hàng đầu của quý cô.

Nữ tân binh tung album đầu tay, tài năng thế nào mà khiến Trang Pháp "cảm thấy may mắn"?

Nhạc việt

16:29:45 02/10/2024
Ngày 1/10, nữ tân binh Vpop Vy Vy tổ chức họp báo giới thiệu album đầu tay mang tên Buộc Vào Cơn Gió. Vy Vy tên thật là Đỗ Phương Vy, từng gây ấn tượng qua chương trình Big Song Big Deal năm 2022.

Diễn viên Hàn Quốc mất việc vì Netflix, sự thật là gì?

Hậu trường phim

16:25:09 02/10/2024
Những ngày gần đây, nhận định Netflix là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng diễn viên Hàn Quốc thất nghiệp hàng loạt đang trở thành chủ đề nóng trên các nền tảng mạng xã hội xứ Kim Chi.