Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ‘chào bán’ các ngân hàng 0 đồng
Gặp các tập đoàn tài chính hàng đầu Hàn Quốc, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, các doanh nghiệp này có thể xem xét mua lại các ngân hàng đang được cơ cấu lại hiện nay như OCEAN Bank, GPBank, CBBank.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ gặp gỡ các doanh nghiệp Hàn Quốc ẢNH T.CHUNG
Chiều 20.6, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn, ngân hàng, công ty tài chính hàng đầu của Hàn Quốc tại thủ đô Seoul trong chuyến thăm nước này.
Theo đó, Tập đoàn Shinhan và Công ty Alliex đều bày tỏ quan tâm tới việc hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực trung gian thanh toán, thanh toán không dùng tiền mặt, cho vay ngang hàng (P2P) tại Việt Nam, coi đây là giải pháp quan trọng để đưa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Với riêng Shinhan, đây là Tập đoàn tài chính hàng đầu của Hàn Quốc và chủ tịch tập đoàn này không dấu tham vọng cũng trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu của Việt Nam trong thời gian tới.
Video đang HOT
Ủng hộ sự hợp tác của doanh nghiệp hai bên, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ đã có chủ trương và ban hành các giải pháp để thúc đẩy các hình thức thanh toán mới tại Việt Nam, giảm thiểu lượng tiền mặt hiện diện trong thanh toán để tiết giảm chi phí, thời gian cho các tổ chức, cá nhân. Việt Nam đang hướng tới việc chọn ngày 16.6 hàng năm là ngày không dùng tiền mặt, giao các cơ quan liên quan xây dựng các hành lang pháp lý cho phép sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán mà không cần phải kết nối với tài khoản ngân hàng, phát triển các ngân hàng số.
Trong khi đó, lãnh đạo các ngân hàng KDB và IBK thì mong muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam để tích cực tham gia hơn vào dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Chính phủ đang tập trung cơ cấu lại hệ thống tài chính, ngân hàng. Do đó, từ nay tới hết năm 2020, Chính phủ Việt Nam không cấp phép thành lập các ngân hàng có vốn nước ngoài. Tuy nhiên, Phó thủ tướng gợi ý các ngân hàng của Hàn Quốc có thể xem xét mua lại các ngân hàng yếu kém đang được cơ cấu lại hiện nay như OCEAN Bank, GPBank và CBBank, hoặc mua lại một công ty tài chính của Việt Nam khi thị trường này đang diễn ra sôi động ở Việt Nam.
Tiếp Phó chủ tịch Tập đoàn Hyundai Jin Hyng Chung, phụ trách Công ty Hyuandai E&C, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao các dự án hạ tầng mà tập đoàn đang triển khai tại Việt Nam thời gian qua. Cho biết Chính phủ sẽ không chỉ định thầu đối với dự án đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông và sau này là cả dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam, Phó thủ tướng đề nghị Hyundai E&C tích cực chuẩn bị hồ sơ thầu để tham gia đấu thầu quốc tế, trước mắt là các gói thầu sắp tới của dự án đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía đông.
Với các dự án sử dụng vốn ODA, kể cả có nguồn từ Hàn Quốc, để phát triển hạ tầng, Phó thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam cũng tính toán thận trọng lợi ích về lãi suất, nhà thầu, để bảo đảm quyền lợi hợp lý cho hai bên triển khai dự án. Nếu vốn ODA mà ràng buộc Việt Nam nhiều về lãi suất, nhà thầu, thì Chính phủ Việt Nam sẽ tính toán vay ở trong nước với lãi suất hợp lý hơn.
Theo thanhnien.vn
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam đã vượt qua Singapore và Malaysia trong cuộc đua "không tiền mặt" do tạp chí Nikkei Asia công bố hồi tháng 4/2019.
Bắt đầu từ năm nay, ngày 16/6 hàng năm được chọn là Ngày không tiền mặt tại Việt Nam. Sự kiện này do Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Thương mại điện tử và Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) khởi xướng, nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố, đến tháng 3/2019, giá trị giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng là hơn 171.000 tỷ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, thanh toán qua kênh điện thoại di động đạt hơn 76 triệu giao dịch với giá trị hơn 900.000 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, thanh toán bằng QR Code gắn với đẩy mạnh thanh toán qua điện thoại di động. Khoảng 16 ngân hàng đã triển khai hơn 30.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code.
Ảnh minh họa.
Thanh toán không dùng tiền mặt được dự báo sẽ bùng nổ dựa trên nhu cầu ngày càng cao của xã hội và sự hỗ trợ của công nghệ. Không chỉ có ngân hàng, thị trường thanh toán điện tử Việt Nam còn có sự góp mặt của các loại ví điện tử như Moca, Vimo, Napas hay Monpay mà giờ đây, thị trường này còn sôi động hơn khi chính các ứng dụng gọi xe và các nhà mạng đang dần trở thành trung gian thanh toán và có ý định cung cấp các ứng dụng, dịch vụ thanh toán cho người sử dụng.
So với giao dịch tại quầy, tỷ lệ thanh toán qua kênh Mobile Banking, Internet Banking đã chiếm hơn 1/4 tổng giao dịch qua ngân hàng và mỗi năm tốc độ tăng khoảng 40% - 50%. Riêng kênh Mobile Banking chiếm tới 70%. Các ví điện tử, các trung gian thanh toán dịch vụ tiện ích đang ngày càng hút hơn khách hàng nói không với sử dụng tiền mặt.
Ngoài những tiện ích trong đời sống, trong những năm gần đây, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ chủ trương triển khai Chính phủ điện tử, cung ứng dịch vụ công cấp độ 3, 4.
Tại hội thảo về "Xã hội không tiền mặt: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ góp phần phòng chống tham nhũng, rửa tiền và các tội phạm kinh tế. Điều đó cho thấy Việt Nam đã nắm bắt kịp thời để sớm đưa ra những giải pháp cần thiết trong xu hướng xã hội không tiền mặt toàn cầu.
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được đẩy mạnh với những kết quả khả quan bước đầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm bởi hiện tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt mới chỉ là 14%. Mức độ minh bạch về đường đi của một số dòng tiền vẫn là một dấu hỏi. Để thanh toán không dùng tiền mặt thực sự đi vào cuộc sống cần sự tham gia đồng bộ và thay đổi của nhiều ngành, cấp, từ bản thân mỗi cá nhân đến các ngành như công an, thông tin truyền thông, thuế, kho bạc, tài nguyên...
Theo vtv.vn
Sẽ điều chỉnh chính sách để người lao động và gia đình sống được bằng lương Từ nay cho tới năm 2020, Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng, hoàn thiện chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội để từ năm 2021 trở đi người lao động có thể bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho cả cá nhân và gia đình bằng lương. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tặng...