Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tiêm hết vắc xin COVID-19 cho dân TP.HCM
Ngày 26-8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam – phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 – đã đi kiểm tra nhiều cơ sở cách ly, khu dân cư, trạm y tế lưu động tại quận 6 và quận Bình Tân ( TP.HCM).
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thăm hỏi một gia đình đang có F0 cách ly, điều trị tại nhà ở đường Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6, TP.HCM – Ảnh: Chinhphu.vn
Làm việc với lãnh đạo quận Bình Tân, Phó thủ tướng đánh giá những ngày qua tốc độ xét nghiệm trên địa bàn quận tương đối nhanh, đã “quét xong những vùng đậm đặc nhất”.
Những ngày tới cùng với việc “rà đi, rà lại” những vùng đỏ, quận Bình Tân cần triển khai thêm các tổ xét nghiệm ở những vùng ít đậm đặc hơn và cả những vùng tạm coi là an toàn, để đánh giá sát tình hình, chuẩn bị thuốc, khu cách ly…
TP.HCM phải có văn bản chỉ đạo, quán triệt đến tất cả quận, huyện, TP Thủ Đức về tổ chức hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm, để đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, giảm tối đa nguy cơ lấy nhiễm chéo, tối ưu hóa nhân lực lấy mẫu để chi viện cho các khu cách ly, cơ sở điều trị.
Phó thủ tướng VŨ ĐỨC ĐAM
Với tỉ lệ tiêm vắc xin COVID-19 mới đạt 56%, Phó thủ tướng yêu cầu Bình Tân phải vận dụng mọi giải pháp, nhất là phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trên địa bàn, để vận động người dân, công nhân tiêm vắc xin COVID-19, phấn đấu tiêm hết cho cơ bản 100% đối tượng theo quy định của Bộ Y tế.
“Chúng ta cố gắng tiêm hết để đạt miễn dịch cộng đồng sớm nhất mới có thể từng bước mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở bên trong TP, còn bên ngoài chúng ta vẫn kiểm soát chặt người ra, vào, không để dịch lây lan ra các địa phương khác”, ông Vũ Đức Đam nói.
Video đang HOT
Tại quận 6, bí thư Quận ủy quận 6 Lê Thị Hờ Rin cho biết quận đã “xé rào” căn cứ vào những hướng dẫn chung của Bộ Y tế, của TP để đưa một số loại thuốc cho các F0 cách ly, điều trị tại nhà ngay từ cuối tháng 7.
Quận cũng tổ chức nấu các loại nước chanh xả, đồ ăn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho các F0 trong khu cách ly, điểm phong tỏa… qua đó giảm rất nhiều trường hợp chuyển nặng.
Mỗi phường phải cung cấp 5 số điện thoại thường trực cho các khu phố, tổ dân phố, nếu người dân phản ánh về tình trạng gọi điện nhưng không ai nghe máy sẽ phải chịu trách nhiệm trước bí thư, chủ tịch quận.
Thậm chí trong một số trường hợp cấp cứu, khi thiếu nhân viên y tế, bí thư, lãnh đạo phường xuống hỗ trợ vận chuyển người dân.
Phó thủ tướng yêu cầu phải quan tâm, bảo đảm đầy đủ đồ bảo hộ an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ trong các khu cách ly F0 – Ảnh: Chinhphu.vn
Phó thủ tướng đánh giá quận 6 rất sáng tạo, vận dụng rất tốt các biện pháp phòng chống dịch từ các văn bản hướng dẫn chung của Bộ Y tế, TP với mục tiêu hiệu quả trên hết, thể hiện của tinh thần trách nhiệm tất cả vì nhân dân phục vụ.
Ông nhấn mạnh yêu cầu chống dịch là để giữ tính mạng, sức khỏe của người dân. Các trạm y tế lưu động, với sự chi viện của lực lượng quân y, phải bám sát người dân ở bên dưới, bảo đảm tiếp nhận, có phản hồi ngay tất cả những yêu cầu hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn.
Ông yêu cầu lực lượng y tế quận cấp thuốc điều trị đầy đủ cho người dân. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ hoa quả, vitamin, các loại đồ ăn đảm bảo dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho F0 cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Các tỉnh ĐBSCL cần quyết liệt dập dịch, sau đó chi viện TP.HCM
Chiều 21-7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác đến làm việc tại Tiền Giang, Vĩnh Long và lưu ý các tỉnh cần quyết liệt hơn nữa để dập dịch, sau đó chi viện cho điểm nóng TP.HCM.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc tại tỉnh Vĩnh Long về công tác phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh: CHÍ HẠNH
Phải truy quét quyết liệt
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long, thiếu tướng Lê Quốc Hùng - thứ trưởng Bộ Công an lưu ý cần tập trung mọi lực lượng, kể cả ngành công an, thành lập đội phản ứng nhanh gồm ngành y tế, công an, quân đội khẩn trương dập dịch, truy vết, cách ly, không để dịch bùng phát.
"Riêng ngành công an, tôi cũng đề nghị tăng cường đấu tranh trên không gian mạng, mạng xã hội, không để tình hình các đối tượng đưa thông tin sai lệch, không chính xác, lợi dụng chống phá. Ngành y tế cần trang bị thêm đồ bảo hộ phòng chống dịch cho cán bộ, nhân viên trực kiểm soát ở các chốt vì ở đây nguy cơ lây nhiễm rất cao" - thiếu tướng Hùng đề xuất.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng không chỉ người dân về từ vùng dịch mà tất cả các vùng về đều phải khai báo y tế.
"Nếu cán bộ có người nhà về nhưng không khai báo thì kỷ luật cán bộ đấy. Hiện nay, có nhiều trường hợp về họ khai lòng vòng, khai không thật, các trường hợp này phải xử nghiêm" - phó thủ tướng đề nghị.
Sau khi xem qua báo cáo của Sở Y tế Vĩnh Long, phó thủ tướng đặt nhiều câu hỏi như vì sao tỉnh coi dịch bệnh hiện giờ chưa phức tạp? Hiện thiếu bao nhiêu máy xét nghiệm, bao nhiêu sinh phẩm, công tác dập dịch ra sao?...
Theo giám đốc Sở Y tế Vĩnh Long, hiện tỉnh thiếu 10.000 kit test. Phó thủ tướng chỉ đạo phải điều ngay kit test cho Vĩnh Long. "Phải truy quét quyết liệt dịch bệnh ở các vùng đỏ, phải huy động kịch liệt, nếu để từ từ là chết. Như báo cáo hiện tại của tỉnh là không được. Tôi đã điều kit test cho tỉnh nhưng xài phải tiết kiệm" - ông nói.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cân nhắc công tác quản lý không gian mạng về tình hình dịch bệnh - Ảnh: CHÍ HẠNH
Ổn định phải chi viện cho TP.HCM
Hiện Bộ Y tế chưa cho test gộp 30 mẫu, chỉ được phép 10 hoặc 20 mẫu nhưng phó thủ tướng cho rằng dịch mà căng thì 30 mẫu cũng phải gộp. "Phải chạy kịch liệt, mục đích là giải quyết các điểm nóng ở các tỉnh miền Tây rồi điều động nhân sự lên giải quyết điểm nóng ở TP.HCM. Tôi thấy anh, chị điều hành chưa tốt" - phó thủ tướng nhắc và yêu cầu Vĩnh Long cần cập nhật nhanh, chính xác dữ liệu về dịch bệnh để có hướng chỉ đạo tăng cường hỗ trợ.
Về điều trị, phó thủ tướng đề nghị phải xét nghiệm phân loại lượng virus trong từng người bệnh, phân loại khu cách ly theo cấp độ bệnh nhân nặng, nhẹ. Qua đó giúp công tác truy vết, khoanh vùng hiệu quả hơn. Buộc phải tách các trường hợp F0 ra để cách ly nhưng phải cách ly, điều trị ở nơi thông thoáng.
Phó thủ tướng cũng cho biết những ca nhẹ chỉ cần cho thở oxy áp suất liều cao là bệnh nhân sẽ không diễn biến nặng. Hiện Bộ Y tế đang đặt máy oxy áp suất cao, có là triển khai vào điều trị, không để diễn biến nặng.
Cùng ngày, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng có buổi làm việc tại Tiền Giang. Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh cho biết, đến nay tỉnh có 120 ổ dịch, với gần 1.400 ca mắc COVID-19.
Tiền Giang hiện đang gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống dịch như: địa bàn khá rộng, dân số đông và nhiều công nhân đến làm việc cho một số dự án lớn của trung ương; năng lực của một bộ phận y tế cấp cơ sở chưa đồng đều, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chống dịch; cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu; quá tải khu cách ly, bệnh viện dã chiến...
Theo ông Vĩnh, trong thời gian tới diễn biến dịch ở Tiền Giang còn phức tạp, số ca nhiễm còn tăng và những ca nặng sẽ nhiều hơn. Hiện nay, nhiều trường hợp F0 vẫn còn trong cộng đồng.
Phó thủ tướng cho rằng diễn biến dịch COVID-19 tại Tiền Giang rất đáng lo ngại. Trong một thời gian ngắn, số lượng ca nhiễm đã tăng nhanh, số người tử vong nhiều (22 ca). Vì vậy, tận dụng thời gian giãn cách xã hội, tỉnh phải quyết liệt hơn nữa để kiểm soát được dịch bệnh COVID-19, hạ
TP.HCM kiến nghị mở rộng điều kiện cách ly F1 tại nhà TP.HCM đang triển khai kịch bản cách ly F1 tại nhà, khách sạn trong tình huống có 20.000 trường hợp F0 và 200.000 trường hợp F1 liên quan dịch COVID-19. Sáng 12-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo TP.HCM về tình hình thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19...