Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Ứng dụng CNTT kết nối các cơ sở cung ứng thuốc để khắc phục tình trạng mua bán thuốc lỏng lẻo
Ngày 24/8, tại điểm cầu thành phố Hưng Yên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, với sự tham dự của hơn 16.000 đại biểu ở 775 điểm cầu.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị: Nguồn Chính phủ
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng ứng dụng CNTT kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc là một việc cụ thể trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khoá XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
“Nghị quyết có rất nhiều việc cần làm, nhưng trong đó có 2 việc &’cần làm ngay’. Thứ nhất là triển khai hệ thống y tế từ cơ sở trở lên để hướng tới sau một số năm chúng ta quản lý được sức khoẻ của từng người dân, lập hồ sơ sức khoẻ cá nhân gắn với hồ sơ bệnh án điện tử. Thứ hai là kết nối, quản lý toàn bộ hệ thống nhà thuốc”, Phó Thủ tướng cho biết.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc ứng dụng CNTT kết nối các cơ sở cung ứng thuốc góp phần bảo đảm chất lượng thuốc, tối ưu hoá việc kinh doanh của nhà thuốc, giúp cơ quan quản lý nhà nước có thêm dữ liệu, còn người dân khi mua thuốc biết được thuốc do ai sản xuất, hạn sử dụng, tác dụng ra sao, giá cả thế nào…
Việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc đã thiết lập cơ sở dữ liệu về 22.000 loại thuốc nhằm khắc phục tình trạng “việc quản lý mua bán thuốc ở Việt Nam thuộc hàng lỏng lẻo nhất trên thế giới”.
“Ở đâu cũng có thể mua được thuốc kháng sinh vừa hại sức khoẻ cho người dân, vừa khiến Việt Nam là nước có tỷ lệ kháng kháng sinh rất cao trên thế giới. Chưa kể, vì không có ai mặc cả khi mua thuốc nên rất khó quản lý giá thuốc, trừ một số loại thuốc đã được đấu thầu tập trung. Chỉ tính riêng những loại thuốc đấu thầu tập trung trong vài năm qua thì chúng ta đã giảm giá trung bình trên 10%/năm và hiện nay giá thuốc ở Việt Nam chỉ cao hơn 1 nước ở ASEAN và có thể giảm tiếp”, Phó Thủ tướng dẫn chứng để nhấn mạnh ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT kết nối các cơ sở cung ứng thuốc góp phần bảo đảm chất lượng thuốc, tối ưu hoá việc kinh doanh của nhà thuốc, giúp cơ quan quản lý nhà nước có thêm dữ liệu, còn người dân khi mua thuốc biết được thuốc do ai sản xuất, hạn sử dụng, tác dụng ra sao, giá cả thế nào, thậm chí có thể so sánh giá, chỉ ra nhà thuốc gần nhất bán thuốc tốt nhất, giá cả hợp lý.
“Đây là nỗ lực, trách nhiệm rất lớn với xã hội của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thuốc. Chúng ta nói nhiều đến các thuận lợi, nhưng đừng quên khi đưa một biện pháp quản lý mới đòi hỏi sự thay đổi thói quen của rất nhiều nhà thuốc và cả người dân. Cũng như khi bắt đầu tin học hoá, sử dụng máy tính trong các cơ quan nhà nước. Chưa kể việc quản lý này gián tiếp, trực tiếp và dần dần tiến tới loại bỏ mọi hành vi kinh doanh không trong sạch, có tính gian lận”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Theo Phó Thủ tướng, tham gia kết nối không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là trách nhiệm xã hội, vì sức khoẻ của người dân, các cơ sở cung ứng thuốc phải bước qua mọi lợi ích cục bộ. Vì vậy, Phó Thủ tướng đánh giá rất cao những nhà thuốc đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào hệ thống.
“Chúng ta không loại trừ sẽ có một bộ phận không muốn, cố tình không tham gia. Bên cạnh việc hỗ trợ cũng cần xử lý nghiêm khắc theo quy định. Do đó rất cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của chính quyền các cấp. Không có lý do gì vì quản lý công khai minh bạch, theo đúng pháp luật, vì lợi ích của người dân mà các nhà thuốc lại không tham gia”, Phó Thủ tướng nêu rõ và đề nghị các cấp chính quyền địa phương quán triệt tinh thần này. Bên cạnh đó, ngành y tế cần hướng dẫn cụ thể, thuyết phục nhân viên y tế trong các cơ sở y tế tuân thủ việc kê đơn và những công việc liên quan khác.
Video đang HOT
“Đây là việc làm cụ thể đem lại lợi ích to lớn cho ngành y tế nên không có lý do gì không thực hiện. Chúng ta đặt mục tiêu đến hết năm 2018 triển khai kết nối tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc, năm 2019 là các quầy thuốc, nhưng tôi mong lộ trình này là muộn nhất, vì nếu thực hiện đồng loạt có thể làm rất nhanh như kinh nghiệm triển khai kết nối thanh toán bảo hiểm y tế đến tận các trạm y tế xã trên cả nước. Khó nhất là chỉ đạo đồng lòng, quyết liệt từ trên xuống. Lợi cho người dân ngày nào thì nên làm sớm ngày đấy, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 6 (khoá XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, Phó Thủ tướng tin tưởng.
Sau khi nhấn nút triển khai hệ thống kết nối các nhà thuốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đi thị sát tại một số nhà thuốc tại thành phố Hưng Yên đang sử dụng phần mềm quản lý thuốc qua mạng.
Kiến Văn
Theo toquoc.vn
Bộ trưởng Y tế: Việt Nam sẽ "chia tay" hình ảnh mua thuốc dễ như mua rau
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, việc ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc sẽ giúp Việt Nam nói không, chia tay với hình ảnh, chỉ đến Việt Nam mới mua thuốc dễ như mua rau.
Hết cảnh "khai bệnh" tại hiệu thuốc
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc diễn ra ngày 24/8 ở Hưng Yên, Bộ trưởng Tiến cho rằng, đến nay chỉ còn Việt Nam và một số rất ít nước trên thế giới, người dân cứ có nhu cầu là có thể tự mua thuốc ở bất kì nhà thuốc nào.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng các đại biểu bấm nút kết nối điện tử.
"Người dân Việt đã có thói quen cứ đau bụng, tiêu chảy, đau đầu là ra kể bệnh ở nhà thuốc là được bán thuốc. Vì thế, giai đoạn đầu với dự án này, chắc chắn sẽ có khó khăn khi thay đổi thói quen đó, nhà thuốc chỉ bán thuốc theo đơn. Tuy nhiên, với dự án này, chúng ta sẽ chia tay hình ảnh đó, mong rằng Việt Nam không còn là nước trong rất ít nước còn lại trên thế giới, người dân có thể thoải mái tự mua thuốc ở nhà thuốc", Bộ trưởng Tiến nói.
Theo người đứng đầu ngành y tế, tình trạng mua bán thuốc không theo đơn, đặc biệt là thuốc kháng sinh đã dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh ngày càng hiện hữu. Bên cạnh đó, vẫn còn có tình trạng mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường. Hệ thống phân phối thuốc còn trải qua nhiều khâu trung gian, gây khó khăn khi truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng thuốc.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện kết nối, đảm bảo kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào, bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc.
Đây được coi là là giải pháp hữu hiệu giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc; cơ quan nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý thuốc. Đồng thời đây cũng là ví dụ tiêu biểu cho những nỗ lực của Bộ Y tế nhằm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo trong thời đại cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0.
Qua triển khai thí điểm tại các địa phương: Từ 4 tỉnh đầu tiên tham gia vào quá trình triển khai thí điểm là Phú Thọ, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định cho đến nay đã có tổng cộng 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác tham gia vào hệ thống liên thông kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, đã cấp tài khoản cho 4.178 cơ sở bán lẻ thuốc và quản lý được hơn 22.000 đơn thuốc và đem lại kết quả rất tốt.
Quản lý bán thuốc tại Việt Nam lỏng lẻo bậc nhất thế giới
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc quản lý điện tử kết nối liên thông nhà thuốc sẽ có tác dụng gián tiếp, trực tiếp, dần tiến tới loại bỏ mọi hành vi kinh doanh không trong sạch có tính gian lận.
Theo Phó Thủ tướng, thị trường Việt Nam có khoảng 22 nghìn loại thuốc với rất nhiều tên gọi khác nhau. Và người dân khi đi mua thuốc không ai mặc cả giá, luôn sẵn sàng bỏ tiền ra mua thuốc.
Việc quản lý bán thuốc tại thuộc tại Việt Nam thuộc dạng lỏng lẻo hàng bậc nhất trên thế giới. Ở bất cứ đâu người dân cũng tự mua được kháng sinh mà không cần đơn của bác sĩ. Tình trạng này không chỉ gây hại cho sức khỏe người dân, mà còn làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh nguy hiểm.
Phó Thủ tướng thị sát một nhà thuốc đã tham gia hệ thống kết nối tại Hưng Yên. Ảnh: H.Hải
"Không quản lý được, dân vừa mua thuốc đắt vừa không phù hợp tình trạng bệnh. Thuốc cũng không ai mặc cả giá nên giá cả không kiểm soát. Hàng mấy chục nghìn quầy thuốc kinh doanh gần như không quản lý được. Việc tham gia của các nhà thuốc vào hệ thống vừa là nghĩa vụ pháp lý, vừa là trách nhiệm đạo đức xã hội với nhân dân. Vì lợi ích, sức khỏe người dân mà bước qua mọi lợi ích nhỏ, cục bộ của mình. Nhà thuốc tới đây sẽ tích cực tham gia hệ thống này", Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Ông Đam cho biết thêm, thông qua đấu thầu thuốc tập trung trong 3 năm qua, trung bình mỗi năm giảm 11% trên giá thuốc so với giá thuốc trúng thầu năm trước. Hiện nay giá thuốc tại Việt Nam còn cao hơn 1 nước trong ASEAN và thời gian tới phấn đấu thuốc VN phải giá thấp nhất trong ASEAN.
"Vấn đề quan trọng nhất là không có công cụ nào để giúp người dân đi mua thuốc biết xuất xứ, hạn sử dụng, công dụng, chất lượng ra sao. Tỷ lệ thuốc kém chất lượng, thuốc giả thấp bằng 1/3 so với các nước ASEAN. Để khắc phục phải áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ, từ bán thuốc theo đơn, quản lý thanh toán theo bảo hiểm.
Trong đó, công cụ hữu hiệu nhất là kết nối lại, khi đó cơ quan quản lý nhà nước có thêm dữ liệu quản lý, nhà thuốc thêm công cụ tối ưu hóa công việc kinh doanh. Người mua thuốc cũng biết rõ nguồn cung ứng thuốc, thời hạn, tác dụng như thế nào, thậm chí sau này so sánh giá nhà thuốc gần nhất, giá tốt nhất. Việc quản lý điện tử kết nối liên thông nhà thuốc sẽ có tác dụng gián tiếp, trực tiếp, dần tiến tới loại bỏ mọi hành vi kinh doanh không trong sạch có tính gian lận", Phó Thủ tướng nói.
Ông Đam cũng chia sẻ mong rằng lộ trình đã đặt ra về ứng dụng công nghệ thông tin quản lý nhà thuốc là muộn nhất. Nếu triển khai được đồng loạt sẽ rất nhanh, và vì cái lợi cho dân ngày nào nên làm sớm ngày đó.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng chương trình lập sổ điện tử theo dõi sức khỏe cho người dân cũng tương tự. Kỹ thuật, phần mềm không có gì khó, khó nhất là sự chỉ đạo quyết liệt từ trên xuống.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng kêu gọi người dân, nhà thuốc vì quyền lợi sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả để cùng tham gia hệ thống này.
"Đặc biệt với nhà thuốc đạt GMP, với tinh thần tự trọng, quyết tâm, vì sức khỏe người dân, quản lý minh bạch, công khai trong xu thế hội nhập không thể không hướng tới".
Bộ trưởng cũng khẳng định sẽ nghiêm túc thực hiện chỉ thị Chính phủ ban hành để tăng cường kết nối các đơn vị thuốc trên toàn quốc và bày tỏ mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ UBND, ngành y tế địa phương, đặc biệt sự vào cuộc quyết liệt của cơ sở kinh doanh thuốc để tạo nên một hình ảnh, chân dung mới trong thị trường cung ứng thuốc bán lẻ ở Việt Nam.
Mục tiêu dự án hoàn thành ứng dụng công nghệ thông tin kết nối nhà thuốc, trạm y tế xã trong năm 2018 và đối với các quầy thuốc, tủ thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên phạm vi cả nước vào năm 2019 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Cà Mau: Cấm cán bộ, nhân viên ngành y tế... uống cà phê tại các quán trong giờ hành chính Sở Y tế tỉnh Cà Mau chỉ đạo, các trường hợp uống rượu, bia ngay, trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, uống cà phê tại các quán trong giờ hành chính,... đều được nghiêm cấm và xử lý theo quy định. Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã có văn bản gửi các đơn...