Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tôi không yên lòng về phát triển bền vững ở Việt Nam
Tôi đã tham gia nhiều công việc quản lý, nhưng hiện tôi không yên lòng với phát triển bền vững tại Việt Nam.Điều tôi không yên lòng là bởi phát triển bền vững là làm sao đáp ứng yêu cầu phát ngày hôm nay nhưng không ảnh hưởng đến ngày mai, chúng tôi không yên lòng luôn hỏi liệu việc làm hôm nay ảnh hưởng xấu gì đến tương lai không
Phát biểu tại tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam 2016 được tổ chức sáng nay (8/11) tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia khẳng định: Vấn đề phát triển bền vững tại Việt Nam đang bị thách thức từ tư duy đến thực tiễn hành động.
Theo đó, Phó Thủ tướng không yên lòng về các chỉ số phát triển bền vững tại Việt Nam. Khái niệm phát triển bền vững tại Việt Nam trên lý thuyết tốt đẹp, nhưng thực tế, nó nhận được sự tham gia rất ít của cộng đồng từ Nhà nước, doanh nghiệp, đến người dân.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Diễn đàm
“Tôi tha thiết mong các cơ quan, hệ thống doanh nghiệp cùng nhau quyết tâm cao hơn để chính quyền làm ít việc đi. Nhà nước chỉ làm việc cần thiết thôi, hãy làm việc thật sự cần thiết, tạo môi trường, những gì DN làm được thì để cho thị trường làm”, Phó Thủ tướng đề nghị.
Theo Phó Thủ tướng, với trách nhiệm đại diện của Chính phủ về phát triển bền vững, ông đã trực tiếp đi khảo sát từ người lái xe ôm đến người lái taxi và câu trả lời là họ chỉ biết về năng lực cạnh tranh mà không hề biết đến 169 chỉ số phát triển bền vững cụ thể. Đáng quan ngại là nhiều người cho rằng trách nhiệm phát triển bền vững hiện nay là của các bộ và cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, tại các cơ quan Nhà nước, các tiêu chí này cũng không được hiểu và thực hiện đúng.
“Theo báo cáo chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu năm 2016, trong 7 nhóm chỉ tiêu (5 nhóm đầu vào và 2 nhóm đầu ra) như thể chế vĩ mô, thị trường vốn và đầu tư, môi trường kinh doanh… hiện các Bộ, ngành vẫn chưa có đánh giá đúng về sự cải thiện. Các tiêu chí tăng trưởng xanh, công nghệ mới chưa được coi là giá trị gia tăng của ngành, của doanh nghiệp. Chưa có động lực đòi hỏi DN phải cải cách các nhân tố đầu vào, vì thế đây là trở ngại để Việt Nam đuổi kịp các quốc gia phát triển”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam còn thiếu các DN lớn, đi tiên phong và làm hình mẫu để tăng trưởng và phát triển bền vững. Điều này khiến cộng đồng doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa thực sự coi trọng phát triển bền vững là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng, muốn cả xã hội, cộng đồng doanh nghiệp hướng tới tăng trưởng xanh, chính cơ quan Nhà nước cần phải cải cách thu chi ngân sách, hướng đến vận hành bộ máy gọn nhẹ hơn, năng động hơn và thích ứng với các đổi mới hiện đại.
Ông Đam dẫn dụ: “Hiện, chi ngân sách của Việt Nam, đến 65% là chi thường xuyên, trong khi đó chủ yếu là trả lương cho đơn vị sự nghiệp (trả lương công chức, người có công, chi bảo trợ xã hội chỉ 10%), còn lại là toàn bộ các đơn vị sự nghiệp. Gánh nặng ngân sách quá lớn do bộ máy cồng kềnh, thiếu linh hoạt”.
Về khu vực DN nhà nước, theo Phó Thủ tướng, Việt Nam khi bắt đầu đổi mới sắp xếp DNNN, chúng ta có khoảng 11.000 DN, qua quá trình dài đổi mới, cải cách hiện nay chúng ta còn khoảng 1.000 DNNN. Nhưng đối lập với sự giảm khu vực DN, là số đơn vị sự nghiệp đang tăng lên, phình to ra. Hiện Việt Nam có khoảng 50.000 đơn vị sự nghiệp công lập… Chính phủ đang xây dựng cơ chế để bắt khu vực này tự chủ về tài chính, hoạt động”
Theo Phó Thủ tướng, hiện trong nhiều ngành và lĩnh vực, Chính phủ đang mong muốn DN tham gia xã hội hóa dịch vụ như: Giáo dục, Y tế và dịch vụ dịch công… Chính phủ mong muốn cộng đồng DN, tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa hoạt động này, đặc biệt phát triển theo mô hình phi lợi nhuận, mô hình xã hội hóa để gia tăng hiệu quả cho xã hội, cho phát triển.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Đổi mới chất lượng tăng trưởng bằng trí sáng tạo, lòng tự tôn dân tộc
Ban chấp hành TƯ Đảng thống nhất định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng không thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giá gây tác động xấu đến ổn định vĩ mô, công bằng xã hội, môi trường. TƯ chỉ đạo chú trọng các yếu tố tăng năng suất lao động, phát huy lòng tự tôn dân tộc, trí sáng tạo của người Việt Nam.
Văn phòng TƯ Đảng vừa công bố Nghị quyết số 05 Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TƯ Đảng khoá XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
TƯ Đảng thống nhất đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế hiện tại về cơ bản vẫn cũ, chậm đổi mới; tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư và số lượng lao động, chưa dựa nhiều vào tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chậm lại, chất lượng tăng trưởng thấp.
Phương thức phân bổ nguồn lực xã hội chưa có sự thay đổi rõ rệt; năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp còn thấp. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc, bội chi ngân sách còn lớn, nợ công tăng nhanh, nợ chính phủ đã vượt trần cho phép, áp lực trả nợ lớn.
Việc thực hiện ba đột phá chiến lược chưa đạt mục tiêu đề ra. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được cải thiện; môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều trở ngại. Việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại còn nhiều khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cơ cấu lại nền kinh tế triển khai chậm, thiếu đồng bộ, chưa thật sự gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; chưa gắn kết chặt chẽ giữa tổng thể với các trọng tâm.
Nghị quyết 05 nêu rõ, những yếu kém, hạn chế này chủ yếu do nguyên nhân chủ quan. Nhận thức và tầm nhìn của các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng về đổi mới mô hình tăng trưởng chưa đầy đủ, có nơi còn bị ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ và tư duy nhiệm kỳ.
TƯ Đảng định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng là để nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững toàn diện về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Không thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giá, gây tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tiến bộ, công bằng xã hội, giữ gìn môi trường sinh thái.
Quan điểm đổi mới mô hình tăng trưởng là theo hướng chú trọng và ngày càng dựa nhiều hơn vào các nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, trí sáng tạo của con người Việt Nam và thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, mọi tiềm năng, lợi thế của các ngành, lĩnh vực, các địa phương và cả nước.
Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn kết chặt chẽ với thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế với trọng tâm ưu tiên là: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi cho khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài. Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; cơ cấu lại đầu tư công; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công; cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công.
"Chốt" mục tiêu kiểm soát tăng giá dưới 5%/năm, giảm dần bội chi
Ban chấp hành TƯ thống nhất những mục tiêu cụ thể cho giai đoạn mới như, tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát bình quân dưới 5%/năm; giảm dần tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP.
Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
Giai đoạn 2016 - 2020, hằng năm có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm cao hơn 5,5%; tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020.
Đến năm 2020, tỉ trọng lao động có chứng chỉ đào tạo tăng lên khoảng 25%; tỉ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%.
Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 30 - 35%; thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước ASEAN 4.
Những chính sách lớn được TƯ Đảng quán triệt trong Nghị quyết 05 là Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô; Tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược; Ưu tiên phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là khoa học - công nghệ hiện đại, coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn, có lộ trình cụ thể; gắn kết chặt chẽ giữa cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực trọng tâm.
Ngoài ra, chủ trương đề ra là phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, thực sự là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế; Đổi mới cách thức thực hiện liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong phát triển kinh tế vùng; thực hiện có hiệu quả quá trình đô thị hoá; Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.
TƯ Đảng giao Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh ưu tiên làm ngay các dự án luật trực tiếp hỗ trợ đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; tăng cường giám sát với các hoạt động kinh tế.
Ban Cán sự Đảng Chính phủ, các Bộ, cơ quan, các tỉnh thành phải xây dựng kế hoạch hành động cụ thể theo Nghị quyết. Các nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay là đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tham nhũng, lãng phí, nợ đọng xây dựng cơ bản; Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng bảo đảm an toàn, bền vững; thực hành triệt để tiết kiệm chi tiêu, chỉ vay trong khả năng trả nợ; Xử lý có hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém...
P.Thảo
Theo Dantri
Năm 2017 không mua xe công cho cấp Thứ trưởng trở xuống Bộ Tài chính vừa trình Quốc hội báo cáo tài chính ngân sách nhà nước (NSNN) 5 năm 2016-2020 và dự toán NSNN năm 2017. Trả lời báo chí sau giờ họp Quốc hội hôm qua (27/10), ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ NSNN, Bộ Tài chính cho biết, Bộ này sẽ siết rất chặt kỷ luật chi tiêu ngân sách trong...