Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tập trung khoanh gọn, dập sớm ổ dịch Covid-19 tại Đà Nẵng
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định chúng ta đã dùng những biện pháp rất mạnh để dập dịch Covid-19. Bộ Y tế đã lập tổ công tác đặc biệt, tăng cường rất nhiều chuyên gia, huy động các lực lượng công an, quốc phòng cùng vào cuộc.
Chiều 31/7, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, các chuyên gia đã trao đổi đánh giá về ca tử vong của bệnh nhân Covid-19 (BN428). GS.TS Nguyễn Thanh Long – Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết rang sang 31/7, benh nhan xuat hien ngung tim, đuoc cap cuu tai cho, nhung đa tu vong luc 5h30 ngay 31/7.
Nguyen nhan tu vong là do nhoi mau co tim tren benh nhan co benh ly nen tang huyet ap, benh tim thieu mau cuc bo, suy tim, suy than man giai đoan cuoi, bien chung; suy ho hap do suy tim va mắc Covid-19.
Đay la truong hop benh nhan rat nang, cao tuoi, nhieu benh ly nen nang, đa đuoc hoi chan nhieu lan cua Tieu ban đieu tri va cac chuyen gia đau nganh ve hoi suc cap cuu, tim mach, truyen nhiem; đuoc Benh vien Đa Nang, Benh vien Trung uong Hue đieu tri, hoi suc tich cuc, cap cuu lien tuc. Thậm chí, Bộ đã cử GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, chuyên gia đầu ngành tim mạch vào trực tiếp điều trị nhưng vẫn không cứu được.
Đáng nói, hiện Đà Nẵng còn một số trường hợp rất nặng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi tại cuộc họp chiều 31/7. Ảnh: VGP/Đình Nam
Diễn biến dịch Covid-19 phức tạp
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long – Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, diễn biến dịch bệnh tại Đà Nẵng tương đối phức tạp vì đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa xác định được nguồn lây. Tuy nhiên, hiện nay, đa số các ca phát hiện đều thuộc cụm bệnh viện ở Đà Nẵng. Một vài ca bệnh khác không liên quan đến cụm bệnh viện đang được tiến hành điều tra nguồn gốc lây nhiễm.
Xác định tình hình ở Đà Nẵng không đơn giản vì những bệnh nhân mắc Covid-19 đều là những bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý nền nặng (cấp cứu hồi sức tích cực, tim mạch, chạy thận nhân tạo). Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu, Bộ Y tế đã chỉ đạo rất sát sao, tập trung phương tiện, trang thiết bị, điều động những lực lượng tốt nhất vào Đà Nẵng.
Video đang HOT
Hiện, Bộ Y tế đã nâng công suất xét nghiệm tại Đà Nẵng lên 10.000 mẫu/ngày. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng các chuyên gia giỏi nhất đã vào Đà Nẵng phối hợp với địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch,…
Bộ Y tế cũng đã phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành truy vết, xác định số lượng người đến và đi từ Đà Nẵng và từ cụm bệnh viện để phát thông tin cảnh báo, gửi tin nhắn,… Bộ đang tiếp tục rà soát, triển khai lấy mẫu để xét nghiệm diện rộng để truy vết trong cộng đồng.
Trước diễn biến của dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch, giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết, nếu ra ngoài, phải đeo khẩu trang, nhất là ở nơi tập trung đông người, hay đi trên các phương tiện giao thông công cộng…
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho biết diễn biến dịch bệnh nhanh chóng những ngày qua làm tâm lý người dân Đà Nẵng không khỏi lo lắng. Chính quyền địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt, chỉ đạo nghiêm ngặt, nhưng có thời điểm cũng lúng túng. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục tập trung lực lượng để hỗ trợ dập dịch ở địa phương này.
Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng… cũng đề nghị Ban Chỉ đạo tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị mới với những biện pháp cụ thể, quyết liệt để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên cả nước trong thời gian tới.
Về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Văn Phúc cho biết theo kế hoạch kỳ thi diễn ra từ ngày 8-10/8. Đến ngày hôm nay (31/7), 63 địa phương đã nhận được đề thi.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ Y tế có văn bản gửi các tỉnh thành hướng dẫn để tổ chức kỳ thi đảm bảo an toàn… Bộ đã phân loại thí sinh theo 4 nhóm và có giải pháp phù hợp. Những ngày tới, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế và các địa phương, bám sát tình hình để báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời quyết định.
Ảnh minh hoạ.
Khoanh gọn, dập sớm ổ dịch ở Đà Nẵng
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, ưu tiên cao nhất bây giờ là tiếp tục thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, của Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, các ngành, tập trung khoanh gọn, dập thật sớm ổ dịch ở Đà Nẵng. Chúng ta đã dùng những biện pháp rất mạnh, Bộ Y tế đã lập tổ công tác đặc biệt, tăng cường rất nhiều chuyên gia, huy động các lực lượng công an, quốc phòng cùng vào cuộc dập dịch.
Thông tin đến bây giờ cho thấy về cơ bản, các ca bệnh được phát hiện đều liên quan đến khu 3 bệnh viện ở Đà Nẵng, nhưng chúng ta không được chủ quan.
Các địa phương phải tăng cường siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là tại các thành phố lớn.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh bên ngoài rất phức tạp, trong 24 tiếng đồng hồ qua, thế giới đã ghi nhận trên 200.000 ca nhiễm mới. Các nước đều tăng nhanh cả về ca nhiễm và số ca tử vong. Do vậy, chúng ta không thể nào ở trạng thái bình thường, mà nhất định phải ở trạng thái bình thường mới.
Ban Chỉ đạo thống nhất trình Thủ tướng ban hành văn bản chỉ đạo để sẵn sàng trong trạng thái bình thường mới khi có sự cố như Đà Nẵng.
Bộ Y tế tăng cường lực lượng phòng, chống dịch cho Đà Nẵng, đồng thời phải chỉ đạo quyết liệt hệ thống bệnh viện thực hiện nghiêm các chỉ đạo trước đây về tầm soát, sàng lọc, bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ, đúng với ý nghĩa y tế là tuyến đầu, luôn sẵn sàng cao độ, đặc biệt là những khoa điều trị bệnh nhân nặng, có bệnh lý nền.
Đối với việc chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp sắp tới, mặc dù đã tính đến phương án một tỉnh hay một số tỉnh có dịch phải cách ly theo Chỉ thị 16/CT-TTg, nhưng Bộ GDĐT tiếp tục theo dõi chặt chẽ đến sát ngày thi để có phương án căn cứ đúng tình hình thực tế, báo cáo Thủ tướng.
Phương án thi phải đảm bảo an toàn sức khỏe cho thí sinh, tuân thủ quy định về phòng, chống dịch, nhưng vẫn phải đảm bảo cơ hội cho những học sinh có năng lực được vào học những trường đại học theo nguyện vọng, năng lực của mình.
Đến 18h ngày 31/7, Việt Nam ghi nhận thêm 37 ca Covid-19, trong đó, 26 ca là người nhập cảnh đã được cách ly ngay, 3 ca tại TP.HCM và 8 ca tại Quảng Nam. 11 ca ghi nhận ở cộng đồng là bệnh nhân, người nhà chăm sóc bệnh nhân ở các bệnh viện ở Đà Nẵng.
Hiện, Việt Nam đã có 546 ca Covid-19. Trong đó, 373 ca đã được công bố khỏi bệnh.
Những phân tích mới nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam
Ngày 30/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Nhóm các nhà khoa học, chuyên gia, tình nguyện viên phân tích dữ liệu và truy vết theo dấu dịch tễ phục vụ chống dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Thế Trung (thành viên Tổ tư vấn Chính phủ điện tử), Phó trưởng nhóm nhận định cho biết: "Kết quả phân tích dữ liệu đến thời điểm hiện tại có 2 điểm đáng chú ý. Thứ nhất, chưa phát hiện thông tin cho thấy khả năng có ổ dịch khác ngoài Đà Nẵng. Thứ hai, ổ dịch tại khu 3 bệnh viện ở TP. Đà Nẵng khá giống với ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai".
Theo ông Trung, điểm khác là dự báo số người nhiễm bệnh sẽ cao hơn ở Bạch Mai, số ca nặng cũng nhiều hơn, nhất là liên quan tới các bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo. Các chuyên gia cũng nhận xét việc giải tỏa bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở bệnh viện Bạch Mai làm nhanh hơn.
Các chuyên gia đã phân tích dữ liệu, kết nối trực tuyến với các đội "đặc nhiệm" do Bộ Y tế cử vào Đà Nẵng để đưa ra các nhận định, dự báo.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trò chuyện với các tình nguyện viên. Ảnh: VGP
Nhiều dữ liệu đã được nhóm phân tích trong đó có các dữ liệu về xét nghiệm những người có triệu chứng tại các cơ sở y tế ở các địa phương. Ví dụ tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 4/5 đến nay đã thực hiện xét nghiệm 320 ca có triệu chứng nghi nhiễm COVID-19. Riêng từ ngày 1/7 đến nay đã xét nghiệm là 138 ca. Kết quả âm đều âm tính với COVID-19...
Theo phân tích của nhóm, tới nay dù chưa thể kết luận chắc chắn nhưng có thể nhận định, khả năng cao nguồn bệnh xuất hiện ban đầu từ Đà Nẵng. Trong những ngày tới nhóm tiếp tục theo dõi, cập nhật và phân tích dữ liệu để có thể khẳng định.
Nhận định này rất quan trọng vì một khi xác định là dịch từ Đà Nẵng chỉ cần thực hiện khoanh vùng dập dịch tại Đà Nẵng còn các địa phương khác tập trung quản lý thật chặt chẽ, theo dõi sức khỏe những người đã đến, đi qua Đà Nẵng. Ngược lại nếu các dữ liệu cho thấy khả năng dịch có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều địa phương cần có các giải pháp mạnh trên quy mô rộng hơn, thậm chí là toàn quốc.
Cũng theo phân tích của nhóm, trên địa bàn Đà Nẵng, dù có một số ca ngoài cộng đồng nhưng "ổ dịch" lớn nhất cần tập trung là cụm 3 bệnh viện. Trong các bệnh viện này cũng tập trung ở một số khoa. Tình trạng khá tương đồng với ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trước đây. Nhóm dự báo trong vài ngày tới đây có thể sẽ liên tục phát hiện thêm hàng chục ca nhiễm mỗi ngày, chủ yếu liên quan tới "ổ dịch" này.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: "Tình hình diễn biến dịch bệnh ở Đà Nẵng diễn ra khá trùng với các dự báo. Kết quả xét nghiệm và điều tra dịch tễ cho thấy nhiều khả năng đầu tháng 7 dịch mới phát ở Đà Nẵng, bởi kết quả xét nghiệm những ca có triệu chứng nghi ngờ nhưng chưa đến Đà Nẵng đến nay đều âm tính".
Đã thực sự khoanh vùng được ổ dịch Covid -19 ở Đà Nẵng Sáng 29/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19). Tại cuộc họp, các chuyên gia của Ban Chỉ đạo phân tích tình hình dịch tễ của Đà Nẵng cho thấy sẽ còn tiếp tục ghi nhận các ca...