Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Nguồn lực không “thua em, kém chị”, nhưng chỉ số sẵn sàng cho 4.0 của Việt Nam còn thấp”
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cần phải đổi mới mạnh mẽ về cơ chế khuyến khích về lợi ích để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới cơ chế quản lý tài chính chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.
Ngày 17/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự Hội nghị nữ khoa học và công nghệ lần thứ nhất, khu vực phía Bắc với chủ đề: “Nữ trí thức với khoa học và công nghệ vì sự phát triển bền vững” do Hội Nữ trí thức khoa học Việt Nam tổ chức.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hoan nghênh và bày tỏ cảm phục đối với các hoạt động của Hội Nữ trí thức Việt Nam thời gian qua. Đánh giá cao chủ đề của hội nghị, Phó Thủ tướng cho rằng đây là chủ đề rất thuyết phục, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong bối cảnh mới, nhiều cơ hội phát triển được mở ra song cũng đặt đất nước đứng trước không ít những thách thức, khó khăn. Hiện nước ta vẫn đang là nước thu nhập trung bình thấp (GDP/người ở mức xấp xỉ 2.700 USD, tính theo sức mua khoảng 7.600 USD) để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình (vượt mốc 12.000 USD/người) thì trong 20 năm tới chúng ta phải duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 8%…
Nhấn mạnh “đây là thách thức vô cùng lớn” và chúng ta không thể hài lòng với những kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng cho rằng nếu chúng ta đoàn kết, đồng lòng, phát huy các nguồn lực và trí tuệ của người Việt, nhất định chúng ta sẽ vượt qua.
Vấn đề là, chúng ta có đủ nguồn lực để phát triển nhanh hơn nữa không? Phó Thủ tướng nêu câu hỏi và chia sẻ câu chuyện, gần đây ông có trao đổi với một nữ doanh nhân (tỷ phú USD người Việt). Ông hỏi nữ tỷ phú: Theo chị nguồn lực trong dân còn lớn không? Và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn vướng mắc không? Đáp án của cả hai câu đều là có.
Như vậy nếu chúng ta có giải pháp để phát huy các nguồn lực trong dân, tập trung gỡ vướng cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thì chúng ta vẫn có thể phát triển trong thời gian tới, Phó Thủ tướng khẳng định và cho biết: Chính phủ sẽ cố gắng rà soát, nghiên cứu hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp. Đặc biệt là có chính sách tạo điều kiện để thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới, cổ vũ sự sáng tạo trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa các bên…
Video đang HOT
Nhấn mạnh yêu cầu phát triển nhanh nhưng phải bền vững, Phó Thủ tướng cho rằng bên cạnh phát triển kinh tế phải đặc biệt quan tâm giải quyết các vấn đề về môi trường và các vấn đề xã hội. Bởi thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới sau một thời gian chỉ tập trung phát triển kinh tế đã phải trả giá bằng nhiều chục phần trăm GDP và nhiều năm để giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội.
Phó Thủ tướng cho biết, vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành một nghị quyết về cách mạng công nghiệp 4.0. Muốn tận dụng tốt những cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm cả về xây dựng thể chế, tạo điều kiện để phát triển khoa học, công nghệ, phát huy nguồn lực con người, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo… để khoa học, công nghệ thực sự là một động lực quan trọng để phát triển đất nước trong thời gian tới.
Theo Phó Thủ tướng, trong những năm qua, kết quả chúng ta đạt được về khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo là rất đáng tự hào, được thế giới đánh giá cao. Dẫn một loạt ví dụ: Chỉ số sáng tạo của Việt Nam tăng liên tục, hiện xếp thứ 42; Việt Nam cũng đứng thứ 38 trên thế giới về giáo dục phổ thông; giáo dục đại học trước đây không nằm trong bảng xếp hạng (ngoài top 100) đã gần lên thứ 80 và năm vừa rồi đã xếp thứ 68; trong 5 năm qua chúng ta đã có trên 30.000 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế được xếp hạng, 4 trường đại học nằm trong top 1000,… Phó Thủ tướng khẳng định đây là bước tiến vô cùng ý nghĩa, song “kết quả tốt nhưng chúng ta không được hài lòng”.
Dẫn lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần nhắc nhở “không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh rằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, chúng ta phải nhìn thẳng vào những hạn chế để có giải pháp khắc phục, đổi mới. Theo ông, dù là cách mạng gì đi nữa, thì suy cho cùng là vấn đề phát huy nguồn vốn con người. Do vậy, cần đổi mới đồng bộ giáo dục; thay vì giáo dục thụ động cần khơi dậy và tôn trọng sáng tạo của các cá nhân; không chỉ giáo dục trong nhà trường mà còn phải đẩy mạnh giáo dục trong toàn xã hội; chú ý chia sẻ, phổ biến tri thức,…
Theo Phó Thủ tướng, về nguồn lực, trí thức Việt Nam không “thua em, kém chị”, nhưng chỉ số sẵn sàng cho cách mạng 4.0 của Việt Nam còn thấp (thứ 90), chúng ta chưa sẵn sàng điều kiện để tận dụng cơ hội; từ nghiên cứu đến sản xuất, kinh doanh vẫn còn khoảng cách lớn… Do đó cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ về cơ chế khuyến khích về lợi ích (thuế, tài chính, tín dụng) để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khoa học, công nghệ. Đồng thời, phải đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với khoa học, công nghệ theo hướng chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.
Phó Thủ tướng mong muốn các nữ trí thức sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của người phụ nữ Việt Nam để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, để tận dụng hiệu quả cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững.
PV
Theo ICTnews
Vì sao Hải Phòng bất ngờ hủy dự án khu du lịch đảo Cái Tráp 10.000 tỷ của tỷ phú Xuân Trường
Trên tổng diện tích đất hơn 450ha, tỷ phú Xuân Trường dự kiến phát triển đảo Cái Tráp thành quần thể du lịch tổng hợp. Trong đó, nổi bật là khu tâm linh với diện tích 88,7ha với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 150m và khu dịch vụ đón tiếp 108ha cho khu dịch vụ với khách sạn 5 sao, và đặc biệt là có cả casino, sân golf...
Cuối năm 2015, tỷ phú Xuân Trường đã có tờ trình đề nghị thành phố Hải Phòng chấp thuận chủ trương, cho doanh nghiệp đầu tư dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Khu du lịch đảo Cái Tráp).
Theo đó, địa điểm triển khai xây dựng Dự án Khu du lịch Văn hóa tâm linh đảo Cái Tráp nằm trong Khu vực đảo Cát Hải thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải; phía Bắc giáp khu vực đầm bãi nhà Mạc của tỉnh Quảng Ninh; phía Đông giáp luồng Lạch Huyện; phía Tây giáp luồng Nam Triệu; phía Nam giáp đảo Cát Hải.
Phân khu chức năng chính của dự án có tổng diện tích là 450 ha, trong đó: Khu tâm linh là 88,7 ha, gồm xây dựng chùa Cái Tráp, tượng Phật cao 150m, điện Pháp chủ thờ Phật Thích ca, điện Tam quan, hai nhà Tả Hữu vu, nhà tăng ni; Khu dịch vụ đón tiếp là 108 ha, xây dựng khu trung tâm đón tiếp, khu ẩm thực, khách sạn 5 sao, bến xe điện, khu biệt thự; khu cây xanh, thảm cỏ, câu lạc bộ thủy thủ, casino...là 151,3 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến là 9.800 tỷ với thời gian thực hiện từ 2015 - 2025.
Dự án khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ kết nối khu du lịch đảo Cái Tráp với khu du lịch tâm linh Tràng Kênh, khu sinh quyển Cát Bà, khu di tích lịch sử Bạch Đằng... dự kiến thu hút khoảng 6,5 triệu lượt khách tham quan du lịch trong và ngoài nước mỗi năm; giải quyết thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động địa phương.
Tỷ phú Nguyễn Văn Trường (bên phải).
Theo thông tin từ UBND tỉnh Hải Phòng, sau khi kiểm tra thực địa vị trí thực hiện dự án tại đảo Cái Tráp, lãnh đạo thành phố nhất trí cao với ý tưởng và đề nghị của doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường.
Theo đánh giá của giới chuyên môn thời điểm đó, đây là một ý tưởng có tính đột phá, mở hướng phát triển mới cho ngành du lịch vùng duyên hải Bắc Bộ.
Tuy nhiên, sau 4 năm kể từ thời điểm Xuân Trường có tờ trình đề nghị thành phố Hải Phòng chấp thuận chủ trương, cho doanh nghiệp đầu tư dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Khu du lịch đảo Cái Tráp), doanh nghiệp này vẫn chưa có phương án triển khai dự án.
Mới đây nhất, trong văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết ngày 30/10/2015, thành phố Hải Phòng có thông báo số 288/TB-UBND chấp thuận chủ trương và cho phép Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường khảo sát diện tích khoảng 500 ha tại khu vực đảo Cái Tráp, huyện Cát Hải để nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 1/500 và Dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp. Tuy nhiên, đến nay Doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện,
"Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đang làm thủ tục để hủy bỏ thông báo trên", Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường khẳng định trong văn bản.
Được biết, cuối năm 2018 doanh nghiệp của tỷ phú Xuân Trường cũng đề nghị đầu tư xây dựng Khu du lịch tâm linh Hương Sơn tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Dự án này có tổng vốn đầu tư lên đến 15.000 tỷ đồng, quy mô dự án khoảng 1.000 ha, được Xuân Trường đề xuất dự án từ ngày 25/7/2018.
Dự án gồm các hạng mục như nạo vét các dòng chảy để tạo đường thủy khoảng 20 km giống như Tràng An; khôi phục, tôn tạo đền chùa miếu mạo trong khu vực; xây dựng một tháp mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế cao 100 m để thờ Xá Phật Lợi; xây dựng hệ thống dịch vụ, khách sạn, nhà hàng. Chủ đầu tư kỳ vọng, khi hoàn thành, nơi đây sẽ đón từ 6-8 triệu lượt khách/năm, tạo việc làm cho 30.000 lao động và ngân sách khoảng 1.000 tỷ đồng/năm.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Loạt dự án nghìn tỷ đồng ở Đồng Nai không thể triển khai do vướng BT TP Biên Hòa có 6 dự án trọng điểm, tổng vốn đầu tư 9.558 tỷ đồng; huyện Vĩnh Cửu có 4. Các dự án không triển khai được do vướng BT. Tỉnh Đồng Nai có thể thay đổi hình thức đầu tư các dự án bằng vốn ngân sách. Vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường làm việc với...