Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn người dân TP.HCM được khám sức khỏe định kỳ như cán bộ
Chiều 5-8, tại cuộc làm việc với TP.HCM, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ mong muốn TP.HCM đi đầu trong việc xây dựng cơ chế, chính sách để mọi người dân được theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ như cán bộ.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì cuộc họp – Ảnh: TIẾN LONG
Kết luận tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ ông rất mong muốn mọi người dân đều được kiểm tra sức khỏe định kỳ như cán bộ. Theo ông Đam: “Đây là xu thế của thế giới, nếu người dân được kiểm tra, xác định sàng lọc thường xuyên, người dân sẽ không chuyển sang trạng thái bệnh. Nếu có chuyển bệnh, việc điều trị cũng dễ và chi phí cũng thấp hơn”.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu Luật khám, chữa bệnh hiện chưa sửa được còn vướng nguyên tắc về tài chính. Cụ thể, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chỉ trả cho phần khám bệnh, chữa bệnh, mà không trả cho phần dự phòng.
“Tôi nghĩ TP.HCM có điều kiện làm việc này. Chúng ta sẽ phân tích tất cả quy định pháp luật, cần thiết sẽ đưa vào các nghị quyết trình Bộ Chính trị, Quốc hội xem xét sắp tới, nếu được sau đó sẽ sửa các văn bản quy phạm pháp luật”, ông Đam nói.
Ông Đam cũng cho hay cơ chế, chính sách theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người dân sẽ gắn với hệ thống y tế cơ sở. Theo đó, hiện nay, sau khi trải qua các đợt dịch COVID-19, TP.HCM đã thiết kế, nâng cấp hệ thống y tế cơ sở.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có dịch. Do vậy, việc giao cho y tế cơ sở quản lý sức khỏe toàn dân sẽ tạo điều kiện cho anh em y tế cơ sở có điều kiện làm việc chuyên môn và nâng cao năng lực cho y tế cơ sở.
Để làm được việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người dân, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Bộ Y tế phải xây dựng được gói dịch vụ y tế cho y tế dự phòng cơ sở. Từ đó địa phương có thể tính toán, thiết kế nguồn ngân sách sử dụng cho việc kiểm tra sức khỏe của người dân.
Video đang HOT
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức báo cáo tại buổi làm việc – Ảnh: TIẾN LONG
Liên quan đến vấn đề y tế, tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức nêu kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành đổi mới cơ cấu và tổ chức trạm y tế, không phân bổ trạm y tế theo hệ thống hành chính (mỗi phường, xã, thị trấn có trạm y tế) mà theo khu vực và quy mô dân số (cứ mỗi khu vực có 10.000 dân thì có 1 trạm y tế).
Mặt khác, TP cũng kiến nghị một số nội dung khác, trong đó có việc sớm hoàn thiện chính sách, khung pháp lý trong công tác mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế nhằm hạn chế rủi ro, sai sót và tránh tâm lý hoang mang, lo lắng của những người thực hiện mua sắm.
Trao đổi lại, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết Bộ Y tế hoàn toàn ủng hộ kiến nghị của TP về cơ cấu trạm y tế và sẽ xem xét kiến nghị sửa quy định theo hướng không hạn chế cơ sở y tế trên một địa bàn.
Ông Sơn cũng cho biết gần đây Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì nhiều cuộc họp để ban hành nghị quyết của Chính phủ về hướng dẫn mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế… Hiện tờ trình dự thảo nghị quyết đã hoàn thiện, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ sớm để ban hành nhằm tạo điều kiện cho các địa phương.
TP.HCM kiến nghị giảm biên độ dao động giá vé máy bay trong cao điểm hè
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức nêu kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Ngoại giao mở rộng các quốc gia được miễn thị thực và được thực hiện chính sách E-visa. Đồng thời, khôi phục việc cấp visa tại cửa khẩu đối với một số trường hợp khách có nhu cầu gấp cần nhập cảnh vào Việt Nam.
“Trường hợp khách quốc tế đến Việt Nam bị nhiễm COVID-19 (F0) được điều trị tại chỗ, sau khi có kết quả âm tính muốn rời khỏi Việt Nam, cần đơn giản hơn về thủ tục và cần triển khai cấp visa điện tử cho các trường hợp này. Gia hạn thời gian tạm trú đối với khách quốc tế đến Việt Nam từ 15 ngày lên 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh”, ông Đức nêu.
TP cũng kiến nghị Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ Giao thông vận tải có giải pháp để giảm biên độ dao động của giá vé máy bay trong giai đoạn cao điểm hè hiện nay. Bởi việc thay đổi giá vé máy bay với biên độ rất xa, tăng rất đột ngột sẽ rất khó phục hồi thị trường, ngành du lịch bền vững vì ngành này gắn liền với hàng không.
Đầu tư công năm 2022 có tiền phải giải ngân được
Chiều nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với 17 bộ, ngành và một số địa phương để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, sau khi kiểm tra, đôn đốc, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đã bước đầu khắc phục được một số vướng mắc, hạn chế, tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, dự kiến sẽ đạt tiến độ đặt ra vào cuối năm.
" Bộ Kế hoạch và Đầu tư quán triệt với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương, tinh thần Thủ tướng đã chỉ đạo là có tiền phải giải ngân được, những dự án chưa đủ thủ tục phải hoàn trả, đồng thời các chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để cấp lại vốn", Phó Thủ tướng nói.
Chiều 25/7, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đã làm việc với 17 bộ, cơ quan Trung ương, 2 địa phương Cao Bằng, Bắc Kạn về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Bắc Kạn... đã trao đổi với đại diện các Bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính về vướng mắc của một số dự án quan trọng đang bị chậm tiến độ do thay đổi cơ chế, chính sách trong thực hiện hợp đồng xây dựng, dự án ODA; biến động giá vật liệu, nhân công xây dựng; một số dự án trong quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc chưa đến điểm dừng kỹ thuật để nghiệm thu khối lượng hoàn thành...
Đáng chú ý, những bộ ngành, cơ quan Trung ương, địa phương thuộc phạm vi kiểm tra, đôn đốc của Tổ công tác số 3 có số vốn đầu tư công được phân bổ nhỏ so với các bộ, ngành, địa phương khác, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện các thủ tục, quy định về đầu tư công.
Cụ thể, tính đến ngày 30/6/2022, tỷ lệ giải ngân của 17 bộ, cơ quan Trung ương, thuộc phạm vi đôn đốc của Tổ công tác số 3, đạt khoảng 1.585 tỷ đồng, đạt 8,77% kế hoạch, thấp hơn mức bình quân chung của của cả nước là 27,86%. Hai đơn vị chưa giải ngân được vốn kế hoạch, 1 đơn vị giải ngân được trên 20%.
Đến 22/7, tỉnh Cao Bằng giải ngân đạt 20,1%, tỉnh Bắc Kạn đạt 22,2%. Đối với vướng mắc về tài sản đảm bảo liên quan một số dự án của Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP.HCM, đại diện Bộ Tài chính cho biết, sẽ kiến nghị phương án cụ thể với Thủ tướng để tháo gỡ.
Đại diện tỉnh Cao Bằng phát biểu tại cuộc họp.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết thêm, đặc thù của chi đầu tư công thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Việc giải ngân vốn đầu tư cần thời gian để thi công, tích luỹ khối lượng, phụ thuộc vào tiến độ hợp đồng mới có thể làm thủ tục thanh toán. Các dự án mới phải mất nhiều thời gian triển khai các thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán công trình mới đủ điều kiện để tổ chức đấu thầu thi công.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các bộ, ngành tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng. Kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn từ các dự án chậm giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân tốt hơn. Xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, các điều khoản hợp đồng đã ký kết...
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, sau khi kiểm tra, đôn đốc, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đã bước đầu khắc phục được một số vướng mắc, hạn chế, tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, dự kiến sẽ đạt tiến độ đặt ra vào cuối năm. Từ thực tế phần lớn công tác giải phóng mặt bằng dự án nằm ở các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổ công tác có văn bản đôn đốc địa phương thực hiện; đồng thời tăng cường năng lực các ban quản lý dự án...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Có tiền phải giải ngân được".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, tinh thần chung là Thủ tướng đã chỉ đạo rồi, dứt khoát có tiền là phải giải ngân được. Với những dự án nào chưa hòan thành thủ tục thì hoan trả, đồng thời trong lúc hoàn trả thì các chủ đầu tư các cơ quan vẫn phải tiếp tục triển khai, khi đầy đủ thủ tục thì sẽ cấp lại.
Công an TP.HCM lên tiếng về quảng cáo làm căn cước công dân 'cấp tốc' Đại diện Công an TP.HCM khẳng định chưa phát hiện cán bộ, chiến sĩ câu kết với "cò mồi" làm căn cước công dân cấp tốc, đồng thời khuyến cáo người dân nên cảnh giác với quảng cáo kiểu này. Chiều 30.8, tại buổi họp báo kinh tế xã hội định kỳ, phóng viên nêu phản ánh của người dân ở Q.10 và...