Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Học sinh Việt Nam không nên chỉ biết vâng lời
Sáng 13.9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, trẻ em Việt Nam thay vì học thụ động, chỉ biết vâng lời, thì phải nghĩ khác đi, phải đổi mới.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là diễn giả trong phiên “Tương lai việc làm ASEAN”. Ảnh chụp màn hình.
Theo nghiên cứu của WEF, 65% trẻ em tiểu học ngày nay trong tương lai sẽ làm những công việc hiện nay chưa có. Chia sẻ từ góc độ chính phủ Việt Nam về những thách thức, cơ hội về việc làm trong tương lai trong phiên “Tương lai việc làm ASEAN” cùng với các diễn giả từ Malaysia, Singapore, UNDP, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, tại Việt Nam, người dân nói chung, đặc biệt là giới trẻ rất lạc quan về cuộc cách mạng 4.0 dù nhận thức được nó đi kèm với những thách thức.
“Tôi cho rằng, ở phía các nhà hoạch định chính sách không chỉ có lạc quan mà còn phải nghĩ nhiều hơn đến thách thức” – ông Đam nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lý giải, cuộc cách mạng 4.0 mang nhiều nghề mới nhưng sẽ có rất nhiều nghề bị thay thế, đặc biệt có những nghề ở Việt Nam đang có tỉ trọng rất lớn như dệt may, da giày, xây dựng hay những công việc cho phụ nữ trong các nhà máy điện tử…
Việt Nam cũng lo ngại và có những yêu cầu đào tạo sao cho mọi người chuyển sang nghề mới hoặc ở nghề cũ nhưng có trình độ cao hơn để đáp ứng kĩ thuật mới.
Video đang HOT
Việt Nam còn 38% lao động làm trong nông nghiệp. Do đó, trước cách mạng 4.0, Việt Nam không chỉ giải quyết nhu cầu việc làm mới, việc làm thay thế cho những người làm trong khu vực công nghiệp, dịch vụ mà còn phải chuyển đổi cho những người trong khu vực nông nghiệp sang làm công nghiệp, dịch vụ…
Theo Phó Thủ tướng, điều cần làm là làm sao để cho những người làm trong nông nghiệp, kể cả trong công nghiệp, dịch vụ học các kỹ năng không chỉ cho nghề mới mà bản thân phải tạo ra việc làm; sao cho họ không chỉ phụ thuộc vào việc làm từ các công ty tạo ra mà bản thân họ cũng phải tự tạo ra việc làm.
Phó Thủ tướng dẫn chứng cụ thể với 38% số nông dân hiện nay, trong tương lai vẫn canh tác nhưng cần sử dụng công nghệ mới để tiếp cận khách hàng, không chỉ ở Việt Nam, ASEAN mà cả thế giới.
“Khi đối phó với những thách thức mới của lao động phải đẩy mạnh học tập suốt đời, học tập cho người lớn, cả những người từ 60-65 tuổi trở lên. Cuộc cách mạng này phải đem lại cơ hội cho tất cả, chú ý hơn tới giúp những người cao tuổi nắm bắt cuộc cách mạng này” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Với người trẻ, Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh đổi mới giáo dục Việt Nam. “Dù giáo dục phổ thông ở Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là là có nhiều điểm tốt nhưng chúng tôi thấy cũng cần phải đổi mới.
Một trong những điểm rất quan trọng là làm cho các em ngay từ thủa bé ý thức được thế giới tương lai rất khó đoán định trước. Các trẻ nhỏ ở Việt Nam thay vì học thụ động, thay vì được dạy biết vâng lời phải nghĩ khác đi. Phải đổi mới mạnh mẽ cách học từ bé xíu cho tới người già” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ông cũng cho rằng, may mắn là ngày nay có công nghệ thông tin để giúp việc học trở nên tốt hơn. Việt Nam cũng có những dữ liệu, có các dự án được khởi động để tạo ra kho tri thức, để giúp mọi người, đặc biệt là người già có thể học qua smartphone, qua truyền hình, học để nâng cao kiến thức, thích ứng các yêu cầu mới.
H.LIÊN
Theo Laodong
Cử chỉ đặc biệt lần đầu tiên có tại Hội nghị WEF ASEAN 2018
Sáng 12.9, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) đã chính thức khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia.
Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về điều phối chiến lược làm Đặc phái viên đọc thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gửi đến hội nghị. Ảnh: Hồng Nguyễn.
Khai mạc Hội nghị WEF ASEAN 2018 có sự tham dự của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Giáo sư Klaus Schwab - người sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Chủ tịch ASEAN năm 2018, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa và Phó Thủ tướng Thái Lan Prajin Juntong là các nhà lãnh đạo các nước ASEAN và khu vực tham gia phiên khai mạc.
Sự kiện cũng thu hút sự tham dự của khoảng 50 bộ trưởng và cấp tương đương của các nước, lãnh đạo các tổ chức quốc tế và gần 1.000 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực, giới học giả và truyền thống quốc tế
Tại phiên khai mạc, các nhà lãnh đạo đã có nhiều ý kiến đánh giá, nhận định về phát triển và hội nhập của các nước ASEAN trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), khẳng định nỗ lực chung của ASEAN tranh thủ cơ hội của cuộc Cách mạng này để hiện thực hóa Tầm nhìn 2025 về xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế khu vực; bày tỏ tin tưởng các nước ASEAN sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, tự cường và sáng tạo hơn.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã cử Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về điều phối chiến lược làm Đặc phái viên đọc thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gửi đến hội nghị. Đây là một cử chỉ rất đặc biệt, lần đầu tiên có tại Hội nghị WEF ASEAN năm nay; khẳng định sự ủng hộ và quan tâm của Liên Hợp Quốc nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung đối với vị thế, vai trò của ASEAN và Việt Nam.
Trong phát biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác để thúc đẩy ASEAN tranh thủ tốt cơ hội của cách mạng công nghiệp nhằm thực hiện thành công Tầm nhìn ASEAN 2025.
Phát biểu của Thủ tướng được lãnh đạo nhiều nước, nhiều doanh nghiệp ASEAN và toàn cầu đồng tình và đánh giá cao. Các đề xuất, sáng kiến Thủ tướng Chính phủ nêu tại khai mạc Hội nghị đã khẳng định tầm nhìn về một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và sáng tạo, phát huy sức mạnh nội khối, tăng cường kết nối, chủ động và tích cực tranh thủ CMCN 4.0, cũng như khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào xây dựng Cộng đồng ASEAN trong bối cảnh CMCN 4.0.
Sau phiên khai mạc, Hội nghị WEF ASEAN 2018 sẽ tiếp tục diễn ra trong hai ngày 12-13.9 với hơn 60 phiên họp, hoạt động thảo luận nhiều vấn đề chính trị, kinh tế, công nghệ, môi trường, xã hội thiết thực với các nước ASEAN.
THANH HÀ
Theo Laodong
Chủ tịch WEF ấn tượng với sự phát triển nhanh và thay đổi "ngoạn mục" của Việt Nam Ngày 12.9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giáo sư Klaus Schwab - người sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Giáo sư Klaus Schwab đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong ASEAN và khu vực. Ảnh: VGP. Tại buổi tiếp, Thủ tướng hoan...