Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Chủ quyền đất nước là thiêng liêng”
“Độc lập tự do, chủ quyền đất nước là thiêng liêng. Mọi chủ trương chính sách của chúng ta trước hết cũng là để bảo vệ bằng được chủ quyền quốc gia. Tất cả các biện pháp chúng ta làm luôn luôn dựa trên chính nghĩa, luật pháp quốc tế”.
Là khách mời tham dự cuộc Đối thoại của Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân với các nhà khoa học sáng 17/5, nhân lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu lần đầu tiên, nhưng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ trở thành tâm điểm “chất vấn” của các nhà khoa học về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.
PV Dân trí lược ghi những nội dung trao đổi của Phó Thủ tướng với các nhà khoa học.
Một nhà khoa học mặc áo lính – giảng viên đến từ Học viện kỹ thuật quân sự bày tỏ sự quan tâm, lo lắng về vụ Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981, đặt hạ trên vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa của Việt Nam. Các nhà khoa học có thể hỗ trợ gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước lúc này?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việc quan trọng, về lâu dài là làm sao để đất nước giàu mạnh hơn. Các nhà khoa học có vai trò rất lớn trong việc này. Các nhà khoa học cũng có thể chia sẻ với gia đình, người thân, bạn bè để cùng có hành động đúng đắn nhất trong lúc này.
Việc Trung Quốc mang giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế. Ở đây chắc chắn có nhiều nhà khoa học, nhiều người nghiên cứu về lịch sử, luật pháp. Vậy thì chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu để khẳng định những chứng cứ lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển của mình. Lịch sử đã cho thấy, mỗi khi đất nước đứng trước những vấn đề khó khăn cũng là một động lực mạnh mẽ để người dân cả nước đoàn kết, vượt qua khó khăn, thách thức. Chúng ta có thể biến lòng yêu nước thành hành động.
Có những nước rất nhỏ bé, thường xuyên bị đe dọa bởi các nước xung quanh nhưng vẫn vươn lên để có một nền khoa học công nghệ, trong đó có khoa học, kỹ thuật quân sự, quốc phòng rất mạnh. Họ đã làm được thế, chúng ta nhất định cũng làm được.
Phó Thủ tướngVũ Đức Đam trong cuộc đối thoại với các nhà khoa học.
Một đại diện đến từ trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TPHCM đặt câu hỏi: Với tình hình phức tạp ở Biển Đông như hiện nay, thực lực của Việt Nam như thế nào? Phó Thủ tướng có tin tưởng Việt Nam có đủ khả năng đương đầu với tình hình thực tế đặt ra?
Tiềm lực khoa học của Việt Nam đúng là còn rất yếu. Nêu so tiềm lực khoa học hay kinh tế của mình một cách tức thời, đo đếm số người, số công trình, số vũ khí, số trường học… chắc chắn chúng ta còn yếu. Nhưng đừng quên lịch sử Việt Nam mấy nghìn năm và ngay trong thế kỷ XX vừa qua, chúng ta luôn chiến thắng trong cuộc đấu tranh với ngoại xâm mà các thế lực ngoại xâm đều lớn hơn chúng ta rất nhiều về thế lực. Dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn, vẫn đứng vứng.
Có thể nói, dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn, vô song. Chúng ta có chính nghĩa, chúng ta anh dũng, không sợ hi sinh. Sự kiện này không phải là sự kiện đầu tiên và duy nhất trong quá khứ và kể cả trong tương lai. Nhất định chúng ta sẽ bảo vệ được độc lập chủ quyền của mình. Tôi tin tất cả những nhà khoa học ngồi đây cũng như hơn 90 triệu người dân Việt Nam tin tưởng điều đó. Nhưng có điều phải nhớ trách nhiệm của mỗi người, từ nhà khoa học dến quân nhân đều phải làm tốt hơn công việc của mình để góp phần làm cho đất nước giàu mạnh hơn.
Một nhà khoa học nữ đã có hơn 10 năm nghiên cứu về sinh vật biển trình bày: “Tôi bám biển đảo giống như đồng bào ngư dân của chúng ta. Hiện tại, trên lĩnh vực khoa học của mình, chúng tôi đang dùng ngòi bút của mình với những công bố quốc tế để chứng minh Trường Sa, Hoàng Sa “sẽ là” của Việt Nam. Tuy nhiên, tôi muốn hỏi, hiện chúng tôi đang làm đề án 47, tiếp tục nghiên cứu và đánh giá đa dạng sinh học cũng như tài nguyên sinh học tại vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa và toàn bộ vùng biển Việt Nam. Nhưng hiện nay, khi Trung Quốc tiếp tục hung hăng như thế, các tàu cá bị tấn công và lực lượng tàu cảnh sát biển của chúng ta cũng đang bị nhũng nhiễu… thì liệu các nhà khoa học chúng tôi khi ra biển đảo để thu mẫu có được bảo vệ không? Chính phủ có chính sách gì? Ví dụ nếu Trung Quốc tiếp tục hung hăng, chúng ta có sử dụng biện pháp mạnh hơn để đối phó và bảo vệ cho các nhà khoa học cũng như bảo vệ cho ngư dân Việt Nam không?”.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tôi xin chỉnh lại một chữ khi bạn nói Hoàng Sa “sẽ” là của Việt Nam. Thực tế, Hoàng Sa là của Việt Nam, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và chúng ta sẽ làm mọi cách để đòi lại. Đời tôi và các bạn chưa đòi được thì đời con cháu chúng ta tiếp tục đòi, theo đúng luật pháp quốc tế.
Hoạt động nghiên cứu khoa học là mang tính dân sự thuần túy. Các bạn cứ tiếp tục tiến hành hoạt động nghiên cứu, cần thiết, Bộ KHCN sẽ đề nghị Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Bộ Quốc phòng để hỗ trợ việc nhà khoa học ra biển, thu thập mẫu vật, nghiên cứu. Đây cũng là hoạt động góp phần khẳng định chủ quyền, làm rõ lịch sử chủ quyền với biển đảo của Việt Nam.
Bà con ngư dân không được trang bị nhiều kiến thức, học hành vẫn kiên quyết bám biển, bảo vệ ngư trường. Bà con còn bám được biển, nhà khoa học cũng nhất quyết phải bám biển.
Trong tình hình Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam thì Phó Thủ tướng đánh giá thế nào về 16 chữ vàng trong quan hệ với Trung Quốc?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chính sách đối ngoại của chúng ta rất rõ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Việt Nam muốn xây dựng quan hệ với mọi nước trên thế giới. Với nước bạn láng giềng Trung Quốc, phương châm quan hệ được lãnh đạo 2 nhà nước thống nhất đưa ra là phương châm “4 tốt” và “16 chữ vàng” rất tốt đẹp. Trong quá trình xây dựng củng cố mối quan hệ đó luôn có những khó khăn, thách thức và Việt Nam luôn thật tâm mong muốn và nỗ lực xây dựng những chữ vàng đó.
Sự quý giá của những chữ đó được so sánh với vàng. Nhưng thực tế còn những thứ quý hơn vàng, như kim cương chẳng hạn. Có nhiều thứ quý hơn vàng, quý hơn kim cương, nhưng không có gì quý hơn độc lập tự do – 4 chữ Bác Hồ đã dạy chúng ta.
Vậy nên chúng ta làm sao vừa xây dựng được quan hệ với nước bạn trên 16 chữ vàng đó vừa giữ được thứ quý giá nhất đối với chúng ta là độc lập tự do. Việc đó cần nhiều bản lĩnh, trí tuệ và đòi hỏi chúng ta hết sức tỉnh táo, không thể bột phát, quá khích được. Có những việc chúng ta tưởng là tốt nhưng thực tế lại không tốt. Các bạn hãy tin tưởng là Đảng và Nhà nước đã có những bước đi rất khoa học, đúng đắn để làm được điều đó.
Đại diện Viện nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện hàn lâm khoa học Việt Nam đặt vấn đề: Đứng từ góc nhìn những người làm pháp luật quốc tế, Việt Nam hoàn toàn có đủ căn cứ kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Vậy Chính phủ có chủ trương kiện Trung Quốc hay không, xin Phó Thủ tướng cho biết để chúng tôi chuẩn bị?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Độc lập tự do, chủ quyền đất nước là thiêng liêng. Mọi chủ trương chính sách của chúng ta trước hết cũng là để bảo vệ bằng được chủ quyền quốc gia. Tất cả các biện pháp chúng ta làm từ trước đến nay và từ nay về sau luôn luôn dựa trên chính nghĩa, luật pháp quốc tế. Có rất nhiều biện pháp mà trước hết chúng ta phải sử dụng biện pháp hòa bình, kiên trì với biện pháp hòa bình.
Năm ngoái, trước Liên hợp quốc, Thủ tướng đã nói, bất kể hành vi nào, dù còn thời cơ nhỏ nhoi nhất về hòa bình chúng ta cũng tận dụng. Trước việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 lần này cũng như nhiều sự việc trước đó, chúng ta cũng kiên định dùng biện pháp hòa bình để đấu tranh. Trong biện pháp hòa bình, trước hết chúng ta đấu tranh bằng con đường ngoại giao, vẫn thường xuyên trao đổi với phía bạn.
Kiện ra tòa như bạn nói cũng là một biện pháp hòa bình. Hai láng giềng với nhau, dù anh lớn hơn nhưng không phải thì chúng ta cũng trao đổi, phân giải. Chúng ta kiên trì bằng con đường ngoại giao để trao đổi. Còn tất cả các giải pháp đều được các cơ quan chức năng nghiên cứu cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng.
Chúng ta phải hết sức tỉnh táo, trí tuệ để vừa giữ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vừa phải giữ được nền hòa bình, ổn định để phát triển, mà hòa bình không chỉ cho Việt Nam, đó còn là hòa bình cho khu vực và thế giới. Biển Đông có 2/3 lưu lượng tàu biển hàng hóa thế giới đi qua. Chỉ cần một xung đột nhỏ thì việc đó ảnh hưởng đến cả thế giới.
Chúc bạn có nhiều nghiên cứu thật sâu, hiệu quả để góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước.
Lo lắng lớn nhất của Phó Thủ tướng cũng như lãnh đạo Chính phủ trước tình hình phức tạp lúc này?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Trước hết, tôi muốn nói, trong cuộc họp hôm nay mà số câu hỏi về vấn đề Biển Đông rất nhiều. Điều đó chứng tỏ lòng yêu nước của nhân dân ta nói chung và giới khoa học nói riêng rất nồng nàn, sâu sắc. Đó là phúc âm của đất nước.
Có nhiều cách thức biểu hiện lòng yêu nước. Trên mạng xã hội giờ tràn ngập hình ảnh cờ Việt Nam được dùng làm avatar cũng là một biểu hiện… Tuy nhiên thể hiện cách nào thì cũng phải hết sức sáng suốt, trí tuệ xem lúc nào thì hợp lý nhất, hiệu quả nhất.
Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy hòa bình nhưng chúng ta cũng phải làm rất trí tuệ, rất tỉnh táo.
Vừa qua, một phần do cách thể hiện lòng yêu nước một cách bột phát, thiếu suy nghĩ chín chắn và cũng có một phần do bị lợi dụng, kích động nên đã xảy ra những vụ bạo động, quá khích. Chúng ta làm sao phải giữ cho được hình ảnh một dân tộc yêu hòa bình, chính nghĩa, khát khao hòa bình. Chúng ta phải làm sao để môi trường đầu tư, làm ăn tại Việt Nam không xấu đi mà phải tốt hơn lên, vì có phát triển kinh tế, đất nước giàu mạnh mới tăng sức mạnh đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Có những kẻ xấu đang lợi dụng, kích động, chia rẽ làm phương hại đến khả năng đấu tranh bảo vệ chủ quyền của chúng ta.
Còn về lo lắng, chúng tôi lo nhiều lắm, lo làm sao đất nước mấy nghìn năm lịch sử như vậy, cha ông gây dựng được đất nước như bây giờ, làm sao cho xứng đáng với sự kỳ vọng của cha ông, làm sao cho đất nước giàu mạnh. Giàu có chưa chắc đã hạnh phúc nhưng nghèo đói thì không thể hạnh phúc được. Nếu đất nước phát triển, giàu có thì làm việc giữ hòa bình, làm nghĩa vụ quốc tế để đảm bảo hòa bình chung càng có điều kiện để làm được tốt hơn.
Lúc này làm sao chúng ta phải muôn người như một, mỗi người cố gắng làm tốt công việc của mình, càng lúc khó khăn phải càng đoàn kết. Tôi rất tâm đắc với câu hát: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc thân yêu”.
P.Thảo
Theo Dantri
Người Việt Nam tại Mỹ: "Còn giàn khoan, còn đấu tranh"
Người Việt tại Mỹ sẽ phát động chiến dịch thu thập 100.000 chữ ký để gửi Tổng thống Mỹ và LHQ.
Hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc đang tiếp tục vấp phải phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Một chiến dịch tuần hành và thu thập chữ ký gửi lên Chính phủ, Quốc hội Mỹ và các tổ chức thế giới đang được phát động để buộc Trung Quốc chấm dứt gây hấn.
Tiếp theo hàng loạt các cuộc tuần hành trên khắp nước Mỹ trong những ngày qua, vào 14h Chủ nhật tuần này (18/5), cộng đồng người Việt tại thủ đô Washington DC và vùng phụ cận sẽ tổ chức một cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối hành vi gây hấn của Bắc Kinh.
Ông David Huy Hồ, Chủ tịch Chi hội Doanh nhân người Việt tại Mỹ nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ biểu tình cho đến khi Trung Quốc rút hết giàn khoan nước sâu tại vùng biển Việt Nam. Lúc đầu chủ yếu là cộng đồng người Việt nhưng sau đó sẽ thu hút bạn bè người nước ngoài tham gia"...
Ngoài các hoạt động biểu tình, tuần hành, cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng đang xúc tiến nhiều bước đi mạnh mẽ nhằm buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.
Ông David Huy Hồ
Ông David Huy Hồ cho biết: "Một số anh em trong cộng đồng đã đưa ra kiến nghị tổ chức Ngày Việt Nam. Vào ngày này, tất cả mọi người Việt Nam trên toàn thế giới sẽ xếp hàng trước cửa Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc để khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành một chiến dịch thu thập chữ ký của cộng đồng người Việt và thế giới để trình lên Thượng và Hạ viện Mỹ, đề nghị Quốc hội Mỹ có những bước đi nào đó, chẳng hạn như xem xét hành động khiêu khích của Trung Quốc. Theo luật Mỹ, trong một vấn đề nào đó, nếu thu thập được từ 100.000 chữ ký trở lên, Chính phủ phải tiến hành xem xét. Tôi nghĩ đây là một bước đi chính trị cần làm".
Trong khi đó, ngày 16/5, Hội Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã gửi thư tới Tổng thống Barack Obama cùng các quan chức cấp cao của Quốc hội và Chính phủ Mỹ để phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc.
Tổng thư ký Hội Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tại Mỹ - anh Nguyễn Đình Phú
Anh Nguyễn Đình Phú, Tổng thư ký Hội bày tỏ: "Thanh niên và sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ rất phẫn nộ trước hành động của Trung Quốc. Một trong những hoạt động đấu tranh của chúng tôi là viết thư gửi lên Tổng thống Hoa Kỳ, yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ có những tác động tích cực để Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam".
Bức thư kêu gọi Tổng thống Obama phản đối Trung Quốc và sử dụng ảnh hưởng của Mỹ để tác động tới cộng đồng quốc tế, buộc Trung Quốc phải chấm dứt các hành động khiêu khích, tuân thủ luật pháp quốc tế và lập tức rút giàn khoan cùng tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Theo anh Nguyễn Đình Phú, Hội Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tại Mỹ sẽ phát động chiến dịch thu thập 10.000 chữ ký để gửi kiến nghị phản đối Trung Quốc tới Liên Hợp Quốc và các tổ chức có ảnh hưởng lớn trên thế giới thông qua tổ chức Change.org.
Hội cũng sẽ tiến hành cuộc vận động gây quỹ ủng hộ các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ tại khu vực đảo Hoàng Sa cũng như tham gia các cuộc tuần hành do kiều bào tổ chức tại San Francisco, New York và Washington DC.
Theo Nhật Quỳnh-Huy Hoàng
VOV-Washington DC
Chuyên gia Nga:Biện pháp đối phó Trung Quốc cho đến nay hoàn toàn đúng đắn Hành động nguy hiểm của Trung Quốc đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Những ngày qua, hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án khách sạn Mường Thanh - Buôn Ma Thuột

Công an tạm giữ xe đạp điện để điều tra sau khi làm việc với mẹ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Hủy quyết định không khởi tố, vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long sẽ được lật lại ra sao?

Toàn cảnh vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Người mẹ mong lấy lại công bằng cho nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm

Ba mẹ con tử vong trong căn nhà khóa cửa
Có thể bạn quan tâm

Là 1 trong số "ngũ đại tiểu sinh" được săn đón nhất, sao nam điển trai chuyển hướng làm... đầu bếp
Sao châu á
10:51:29 06/05/2025
Mẹo phối đồ mùa hè cho các nàng cao 1m50
Thời trang
10:47:13 06/05/2025
Rơi máy bay, 5 người sống sót sau 2 ngày giữa đầm lầy Amazon đầy cá sấu
Thế giới
10:46:20 06/05/2025
Trước tiết Lập Hạ, đừng để cơ thể "bốc hỏa": 4 loại rau mùa hè nên ăn - mát lành, dễ nấu, cực đưa cơm
Ẩm thực
10:44:20 06/05/2025
Váy áo cách tân được Đinh Ngọc Diệp tích cực lăng xê
Phong cách sao
10:31:26 06/05/2025
Khả Như lộ video sắp lên xe hoa, Huỳnh Phương vội làm 1 việc đánh dấu chủ quyền
Sao việt
10:21:38 06/05/2025
Chợ Nà Si Nét đặc sắc của vùng cao Tây Bắc
Du lịch
10:17:13 06/05/2025
Khởi tố vụ án xả dầu thải gây ô nhiễm ở Hà Nội
Pháp luật
10:11:51 06/05/2025
Các mẹo giảm mồ hôi hiệu quả trong những ngày nóng nực
Sức khỏe
09:56:55 06/05/2025
Vụ quảng cáo sữa lố: Vân Hugo đăng status sốc khi bị xử phạt, nghi 'bất phục'?
Netizen
09:56:07 06/05/2025