Phó thủ tướng: Trong 2 ngày tới phải lưu thông tàu hỏa để bà con hồi hương
Trước dòng người ở các tỉnh phía Nam hồi hương về các tỉnh phía Bắc trong điều kiện thiên tai phức tạp trong 10 ngày tới, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu đẩy sớm lưu thông đường bộ, đường sắt trong 2 ngày tới.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu đẩy sớm 1-2 ngày đối với lưu thông đường bộ, đường sắt – Ảnh: CHÍ TUỆ
Phó thủ tướng Lê Văn Thành – trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai – đã kết luận như vậy tại cuộc họp ứng phó với bão số 7 diễn ra sáng 10-10.
Đề nghị 4 tỉnh, thành phố phía Nam thông báo người dân thời tiết 10 ngày tới
Tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, cho rằng việc dòng người hồi hương bằng xe máy từ các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch có thể sẽ gặp nguy hiểm khi nhiều tỉnh đã có mưa lớn do bão số 7.
“Dự báo thời tiết xấu còn kéo dài tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong khoảng 10 ngày tới, do đó Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã có văn bản gửi các địa phương để thông báo cho người dân, đảm bảo an toàn cho bà con trong quá trình di chuyển về quê tránh dịch”, ông Hoài nói.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết Ban Chỉ đạo đã có công văn gửi tới 4 tỉnh thành là TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai – nơi có lượng công nhân, lao động các tỉnh lớn – để thông báo cho bà con nắm được diễn biến thời tiết trong 10 ngày tới.
“Không cấm bà con về quê, nhưng thông báo cho bà con nắm được thông tin thời tiết 10 ngày tới, từ đó để bà con có thể lùi thời điểm về quê nhằm tránh được rủi ro thiên tai”, ông Hiệp nói.
Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, phó chánh Văn phòng Bộ Công an, cho biết theo báo cáo của các địa phương, từ ngày 5 đến 10-10, có hơn 26.000 người dân lao động ở phía Nam di chuyển dọc tuyến đường Trường Sơn và quốc lộ 1.
Theo ông Nguyên, hiện nay lượng lao động hồi hương rất hạn chế trong tiếp cận thông tin nên nhiều người dân vẫn di chuyển về quê khi có mưa bão.
“Như tại Hà Nam 12h đêm qua, chúng tôi yêu cầu giám đốc công an tỉnh dừng toàn bộ di chuyển của người dân kể cả xe máy và đi bộ. Lực lượng công an chủ động báo cáo lãnh đạo tỉnh cho sử dụng một số nhà văn hóa để người dân tạm trú”, ông Nguyên nói.
Theo ông Nguyên, từ ngày 5 đến 10-10, trên tuyến quốc lộ 1 qua Hà Nam có có 49 đoàn/5.709 người, đáng chú ý có 1.892 người dân đi bộ (có 153 trẻ em), điều này rất nguy hiểm khi bão vào kèm theo mưa, vừa đói, vừa rét.
Video đang HOT
“Lực lượng công an rất trăn trở và suy nghĩ việc này nên đã sử dụng xe chở quân, xe chở vũ khí để đưa bà con vào một số nhà văn hóa. Khi bão vào, chúng tôi yêu cầu công an trên các chốt dừng toàn bộ hoạt động đi lại, đặc biệt là người dân từ phía Nam về”, ông Nguyên cho biết thêm.
Đẩy nhanh lưu thông đường sắt, đường bộ
Phó thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh dù bão số 7 đã giảm cấp nhưng còn diễn biến phức tạp. Do đó, cần phải gia tăng chỉ đạo, giám sát và tuyên truyền đến người dân để không chủ quan.
“Qua báo cáo có 2 tàu thuyền ở Nghệ An không vào bờ, nguyên nhân do cơ chế (15 ngày mới hỗ trợ dầu trong khi tàu cá còn 2 ngày nữa mới đủ điều kiện), đề nghị văn phòng Ban Chỉ đạo để thay đổi cơ chế, thiên tai 10 ngày, 1 ngày cũng được hỗ trợ”, ông Thành nói.
Đối với cơn bão số 8, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát bởi cường độ mạnh hơn và đi nhanh hơn, dự báo khoảng ngày 13, 14-10 vào đất liền.
“Khâu dự báo phải thật sát, các bản tin dự báo chính xác sẽ là cơ sở cho Ban Chỉ đạo và các địa phương đưa ra các kịch bản ứng phó sát thực tế hơn. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần có giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập, công trình đê điều, rà soát các điểm xung yếu; đẩy mạnh việc thu hoạch lúa theo phương châm xanh nhà hơn già đồng…”, ông nói.
Trước kiến nghị việc đảm bảo an toàn lưu thông cho dòng người từ các tỉnh phía Nam hồi hương về các tỉnh phía Bắc, Phó thủ tướng yêu cầu đẩy sớm 1-2 ngày đối với lưu thông đường bộ, đường sắt.
“Chiều nay ban hành công điện gửi các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi 2 ngày phải cho tàu hỏa và đường bộ (hoạt động liên tỉnh) hoạt động”, Phó thủ tướng nói.
Theo Phó thủ tướng, hiện nay lượng người hồi hương rất nhiều, có 26.000 người đang đi xe máy, đi bộ thì phải có giải pháp phối hợp chặt chẽ với các địa phương.
“Trước khi bão số 8 vào phải công bố hằng ngày, hằng giờ, thông báo làm sao để bà con vùng bão đổ bộ phải dừng lại. Giao các địa phương mời người dân về nhà văn hóa, khi bão qua thì mời bà con di chuyển. Trong điều kiện tiền, lương thực đều không còn mà gặp bão thì dứt khoát phải hỗ trợ, đảm bảo cho bà con về quê”, ông yêu cầu.
NÓNG: Chính phủ thí điểm mở dần các chuyến bay nội địa từ ngày 10/10
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương, bộ ngành thống nhất phương án tổ chức khôi phục các tuyến bay do Bộ GTVT đã trình, thực hiện thí điểm từ ngày 10/10 đến 20/10.
Ngày 8/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các Bộ, ngành và các địa phương về việc triển khai khôi phục các đường bay nội địa phục vụ hành khách đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Sau khi nghe Bộ Giao thông vận tải trình bày phương án triển khai khôi phục các đường bay nội địa phục vụ hành khách đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; ý kiến phát biểu của các Bộ, các địa phương, đơn vị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có kết luận.
Cụ thể, việc khôi phục các đường bay kết nối giữa các tỉnh trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết để từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, dần đưa cuộc sống của nhân dân trở lại trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý việc phục hồi các tuyến bay cho hành khách và nhân dân đi lại cũng tiềm ẩn phát sinh nguy cơ lây nhiễm, phát tán dịch bệnh, có nguy cơ bùng phát ổ dịch mới, tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, sức khỏe của nhân dân.
Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với các cấp, ngành, địa phương là phải từng bước phục hồi các đường bay, chuyến bay, bảo đảm thận trọng, an toàn, kiểm soát chặt chẽ sự lây lan của dịch bệnh thông qua kiểm soát hành khách tại sân bay đi/đến, trên máy bay và quá trình di chuyển về các địa phương.
Cùng với đó, địa phương phải đảm bảo nắm chắc tình hình và kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, bóc tách kịp thời các ca F0 (nếu có), không để lây lan và bùng phát thành các ổ dịch.
Để thực hiện được mục tiêu này, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần sự vào cuộc quyết liệt và sự phối hợp kịp thời, nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bộ ngành, hãng hàng không, cảng hàng không và chính quyền các cấp.
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương, bộ ngành, đơn vị liên quan thống nhất phương án tổ chức khôi phục các tuyến bay do Bộ GTVT đã trình.
Trong trách nhiệm của ngành mình, địa phương mình tổ chức triển khai các giải pháp phù hợp để thực hiện thí điểm từ ngày 10/10 đến 20/10, sau đó sẽ tổng kết rút kinh nghiệm, có điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình tình thực tiễn.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT phải có biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay, tuân thủ chặt chẽ tất cả tiêu chuẩn, quy trình an toàn bay.
Đặc biệt ,sau thời gian dừng bay khá dài, cần phải rà soát, kiểm tra đánh giá nhân lực vận hành, khai thác (phi công, tiếp viên, kỹ thuật mặt đất, không lưu...); kiểm tra kỹ thuật tàu bay, rà soát toàn bộ quy trình vận hành, khai thác mặt đất, trên không...
Trong thời gian thí điểm, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các địa phương trong việc thực hiện quy định tạm thời.
Cùng với đó, Bộ GTVT chỉ đạo Cục hàng không Việt Nam, các hãng hàng không, cảng hàng không triển khai phương án khôi phục các đường bay nội địa phục vụ hành khách đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng quán triệt các địa phương trên toàn quốc thực hiện nghiêm túc Quy định tạm thời về phương án triển khai khôi phục các đường bay nội địa phục vụ hành khách do Bộ GTVT ban hành.
Đồng thời, chủ động hướng dẫn các cấp, các ngành, đơn vị trên địa bàn thực hiện kiểm soát chặt chẽ người dân, hành khách từ vùng dịch về địa phương mình, tuyệt đối không để bùng phát thành các ổ dịch.
Vì sao Bộ GTVT không chủ động quyết định mở đường bay mà lại lấy kiến từng địa phương?
Trước đó, tại Tọa đàm "Điều kiện mở lại các chuyến bay an toàn" diễn ra sáng 8/10, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT), cho biết, trong số 21 địa phương được lấy ý kiến về Kế hoạch khôi phục lại các chuyến bay nội địa, còn 2 địa phương chưa phản hồi là Quảng Ninh và Quảng Nam.
Trong số 19 địa phương trả lời, có 16 địa phương đồng ý với Kế hoạch khôi phục bay nội địa là TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Cà Mau, Phú Quốc (Kiên Giang). Còn 3 tỉnh, thành phố chưa đồng tình gồm Hải Phòng, Gia Lai, Hà Nội.
Riêng với Hà Nội, ông Võ Huy Cường cho biết, ngày 29/9, Hà Nội có văn bản báo cáo Chính phủ, đề nghị chỉ đạo Bộ GTVT chưa mở lại đường bay nội địa.
Vì vậy, trong giai đoạn đầu, Cục Hàng không Việt Nam chỉ xin ý kiến Hà Nội và không gây sức ép về việc mở đường bay.
"Trước đây, để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch, từ ngày 22/7 đã đóng toàn bộ hoạt động hàng không nội địa. Chỉ duy nhất đường bay Hà Nội - TP.HCM duy trì một số chuyến bay của Vietnam Airlines.
Tuy nhiên, Hà Nội không cho vận chuyển hành khách thương mại nên khi thực hiện những chuyến bay này phải có chỉ đạo từ Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 để khách công vụ, ngoại giao không phải cách ly tập trung", Phó Cục trưởng Cục Hàng không thông tin và nói rõ về thẩm quyền Bộ GTVT ban hành kế hoạch nên ý kiến của địa phương là quan trọng.
Ông Cường giải thích thêm, Cục Hàng không Việt Nam dự kiến mở dần đường bay theo lộ trình (giai đoạn một trong 10 ngày), không phải có hàng chục chuyến bay dồn ngay đến Hà Nội trong một ngày. Ngoài ra, yêu cầu phòng dịch với hành khách đã được quy định chặt chẽ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và áp dụng kinh nghiệm nhiều nước.
Về lý do vì sao Bộ GTVT không chủ động quyết định mở đường bay mà lại lấy kiến từng địa phương, ông Võ Huy Cường cho biết, quyết định đón khách phụ thuộc năng lực hậu cần, y tế của mỗi tỉnh, thành phố. Trong bối cảnh địa phương đưa ra kiến nghị tạm thời "đóng cửa", nếu Bộ GTVT vẫn quyết định mở đường bay sẽ không hiệu quả vì địa phương không đủ năng lực.
"Bộ GTVT đơn phương quyết định mở đường bay sẽ khó bảo đảm yêu cầu chống dịch, không bền vững nếu thiếu sự phối hợp, đồng thuận cũng như chuẩn bị sẵn sàng của các địa phương", ông Cường nói.
Phó thủ tướng họp khẩn ứng phó bão số 6, nhiều tỉnh miền Trung có nguy cơ ngập lụt 16h chiều 23-9, Phó thủ tướng Lê Văn Thành - trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai - chủ trì cuộc họp trực tuyến khẩn với các bộ, ngành, địa phương để ứng phó với bão số 6. Vị trí và hướng di chuyển bão số 6 - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia...