Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, cần đột phá nghề nuôi biển
“Chính phủ biểu dương sự cố gắng của Bộ NNPTNT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cơ quan được giao phối hợp thực hiện phòng chống IUU, đặc biệt là các địa phương.
Gốc vẫn là ở các địa phương, nếu kiểm soát tốt sẽ tái cấu trúc ngành thuỷ sản, tăng cường sản lượng nuôi trồng, giảm khai thác, ổn định sinh kế cho người dân”.
Đó là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng – Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cuộc họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo quốc gia, diễn ra tại Hà Nội sáng nay.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại cuộc họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống IUU. Ảnh: Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng biểu dương, đánh giá cao sự cố gắng của Bộ NNPTNT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cơ quan được giao phối hợp thực hiện chống IUU và đặc biệt là các địa phương ven biển. Thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã nỗ lực xử lí các lỗ hổng, tăng cường kiểm soát tàu cá ra vào, truy xuất nguồn gốc sản lượng thuỷ hải sản đánh bắt và cả nhập khẩu…
Công tác thực thi pháp luật trong xử phạt đối với hành vi khai thác IUU đã được tăng cường đáng kể, đặc biệt là hành vi vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, quá trình thực hiện các khuyến nghị của EC trong chống IUU vẫn còn những khó khăn, hạn chế, công tác phối hợp xử lí vi phạm chưa triệt để. Chưa hoàn thành quy định về lắp thiết bị định vị trên tàu cá, vẫn còn tình trạng tàu cá không có hoặc hết hạn giấy phép khai thác hải sản, trong khi phía EC đã đề nghị phải tăng cường kiểm soát khối tàu này, không cho đi khai thác.
Tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước có giảm so với cùng kì, nhưng vẫn phức tạp trong điều kiện khu vực Biển Đông đang có những diễn biến phức tạp, một số nơi đang có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ…
Chính vì lâu nay đánh bắt khai thác hải sản quá mức, theo kiểu tận diệt nên dẫn đến chúng ta bị suy giảm nguồn lợi thuỷ hải sản, dẫn tới ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài. Điều đó cho thấy cơ cấu ngành thuỷ sản hiện nay chưa phù hợp, chưa bền vững.
“Qua trao đổi với EC, có địa phương chưa chuyển biến rõ nét, trước đây không có tàu vi phạm thì nay lại xảy ra vi phạm, ảnh hưởng đến niềm tin của các nước trong khu vực. Điều này đòi hỏi chúng ta cần có giải pháp khắc phục tốt vấn đề này, xoá bỏ những tồn tại làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành thuỷ sản nói riêng cũng như vị thế của chúng ta cả về mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao…” – Phó Thủ tướng chỉ rõ.
Video đang HOT
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Nhật Bắc
Trước những tồn tại, hạn chế đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành địa phương tiếp tục có giải pháp quyết liệt mạnh mẽ hơn, thực thi những biện pháp EC đặt ra để gỡ thành công thẻ vàng.
Theo Phó Thủ tướng, trước hết cần quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Bộ NNPTNT; nhất là 28 tỉnh ven biển chủ động đề ra giải pháp phù hợp với tình hình hiện nay, thường xuyên tổ chức kiểm tra giám sát quá trình thực hiện, chia sẻ dữ liệu dùng chung.
Kịp thời báo cáo các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền, trong đó có công tác xử lí các hành vi vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài; đẩy mạnh truyền thông trong và ngoài nước về hiệu quả công tác chống IUU, tuyên truyền về quy định chống IUU cho ngư dân…
Đặc biệt là phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển nước ngoài. Đây là vấn đề quan trọng số 1 trong khuyến nghị của EU và cũng chính là nguy cơ dẫn tới thẻ đỏ.
Bộ Quốc phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát ở những khu vực chồng lấn, khu vực đã được phân định, kiểm soát chặt tàu cá khi xuất bến, kiên quyết xử lí không cho xuất bến với những tàu cá vi phạm, không có thiết bị giám sát hành trình… Can thiệp đấu tranh với những trường hợp bắt giữ trái phép tàu cá Việt Nam.
Bộ Công an kiên quyết xử lí các trường hợp móc nối, môi giới đưa tàu cá đi khai thác vùng biển nước ngoài, đặc biệt lưu ý ở các dịa phương trọng điểm có nhiều tàu vi phạm.
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương đảm bảo độ tin cậy trong công tác truy xuất nguồn gốc thuỷ hải sản; phê bình các địa phương thực hiện chưa tốt, khen thưởng khích lệ các nơi làm tốt. Ảnh: Nhật Bắc
Theo Phó Thủ tướng, Bộ NNPTNT cần chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển thuỷ sản bền vững, trong đó tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành, tăng cường nuôi trồng, nhất là nuôi biển. Nếu không phát triển được nuôi biển thì không xử lí được tận gốc vấn đề, làm sao để đời sống ngư dân bớt phụ thuộc vào khai thác, đánh bắt.
“Tiềm năng nuôi trồng thuỷ hải sản của chúng ta rất lớn, không chỉ trong đất liền mà cả nuôi biển, vì thế cần dành thời gian để biến chiến lược này trở thành bước đột phá trong ngành thuỷ hải sản” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh thêm.
Các địa phương hỗ trợ kinh phí cho chủ tàu lắp thiết bị giám sát hành trình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để khẩn trương hoàn thành việc này cũng như đánh dấu tàu cá.
Đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông sớm nghiên cứu thiết bị giám sát hành trình để làm sao đi đến đâu kêu đến đó, lúc nào cũng hoạt động được, không thể tháo ra, quan trọng nhất là máy đem lại lợi ích cho bà con ngư dân. Đi ra khơi không may gặp mưa bão, sự cố có thể phát tín hiệu kịp thời.
“Cuối cùng là phải tăng cường xử lí các hành vi vi phạm, tập trung nguồn lực điều tra, xử lí kịp thời các trường hợp tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Muốn làm được, chính quyền địa phương phải vào cuộc quyết liệt, cùng với đó là xây dựng kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng phù hợp với tiềm năng lợi thế địa phương, gắn với phát triển vùng nhưng phải lấy nhu cầu thị trường khu vực và quốc tế làm cơ sở tái cơ cấu” – Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu.
Khai thác cát ở sông Đà, Phú Thọ - Bài 2: "Nhức nhối" những con tàu "lạ"
Đi ngược dòng Đà giang trên địa bàn huyện Thanh Thủy, hướng lên tỉnh Hòa Bình không khó để bắt gặp những con tàu có số, không tên hoặc không có cả 2 'ung dung' cắm vòi 'móc ruột' dòng sông này.
Chỉ cách phao ranh giới giữa Ba Vì - Thanh Thủy dễ dàng nhận ra 2 bức tranh trái ngược nhau, phía bên kia bờ bãi ềm đềm bao nhiêu, thì bên này ồn ào tàu thuyền khai thác cát bấy nhiêu.
"Móc ruột" dòng sông
Đã hơn 1 tháng nay ông D. (khu 2, xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) đã quá quen với những con tàu "hai có, một không" xuất hiện trên đoạn sông Đà ngay trước cửa nhà mình. Đứng trên tầng 2 cửa nhà nhìn ra sông tất cả đều gần sát trước mắt, cách chưa đến 100 mét.
"Ngày nào cũng thế cứ khoảng hơn chục tàu ở đây, cứ tàu này hút đầy thì tàu kia lại đi lên thay phiên nhau. Cứ như thế ầm ầm từ sáng đến đêm, trưa không nghỉ, có hôm đến 21 - 22h đêm mới thôi. Chỗ hút thì sát ngay bờ kè, ồn ào không thể nào chịu được", ông D kể.
Một người đàn ông làm việc trên tàu mang số hiệu VP 16040xx, trưa ngày chiều ngày 21/6. (Ảnh cắt từ clip)
Ông D cho hay, người dân trong khu cũng đã nhiều lần kiến nghị, phản ánh với UBND xã Đoan Hạ nhưng tình trạng này "vẫn đâu vào đấy", không nhằm nhò gì. Lúc sông cạn nước, bờ kè hiện ra người dân phát hiện nhiều đoạn kè đã có dấu hiệu vỡ lở, xuất hiện vết sụt lún nhỏ. Trong thời gian tới nếu không ngăn chặn kịp thời những con tàu "hai không, một có" kia thì chắc hẳn chẳng mấy chốc bờ kè bị "ngoặm" dần, sạt lở thành những mảng lớn hơn.
Ghi nhận của PV cho thấy, khoảng 13h ngày 21/8, trên đoạn chảy qua địa phận khu 2 xã Đoan Hạ xuất hiện nhiều tàu đang hút cát, máy móc hoạt động rầm rập giữa cái nắng trưa oi ả. Đầu giờ chiều cùng ngày, hàng chục chiếc tàu hút cát cỡ lớn, nhỏ xuất hiện trên đoạn sông thuộc khu 2 xã Đoan Hạ, trên tàu là đông đảo lực lượng lao động đang "cần mẫn" làm việc. Tàu hút công suất lớn thì hút xả thẳng vào sà lan, tàu nhỏ hút ngay cạnh tàu lớn cứ đầy chuyến lại di chuyển quay đầu, chiếc tàu khác lại thế chỗ tiếp tục.
Khi có sà lan cát đi qua chiếc thuyền do 2 người đàn ông điều khiển liền "bám" theo. (Ảnh cắt từ clip)
Điều lạ là, trên đoạn sông có 2 chiếc thuyền nhỏ có nhiệm vụ rất lạ "bám" mạn bất cứ sà lan cát nào đi qua khu vực này. Chiếc thuyền này do 2 người đàn ông điều khiển, sau khi "bám" mạn sà lan cát đi được 1 đoạn chiếc thuyền này lại quay trở lại chờ để chiếc sà lan khác đi qua và bám sát ngay lập tức. Công việc này diễn ra tuần tự, theo mô tả của người dân những người này chịu trách nhiệm "thực thi 1 thỏa thuận ngầm nào đó" bấy lâu nay là sự việc hiển nhiên rất đỗi bình thường.
...đe dọa luôn cả người dân
Hàng ngày chứng kiến những "binh đoàn" tàu thuyền "hai không, một có" đang "gặm nhấm" dòng sông Đà người dân Đoan Hạ rơi vào tình cảnh chẳng biết kêu ai. Cực chẳng đã vài ngày trước đây có người đã gửi hình ảnh nhờ đăng tải trên fanpage mạng xã hội, và kết cục ngay sau đó họ nhận được tin nhắn đe dọa của số điện thoại lạ, nếu tiếp tục phản ánh sẽ "chặt cụt chân" hoặc "cho đi đẹp mắt". Minh chứng này cho thấy hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Đà chưa bao giờ diễn ra nhức nhối, thách thức pháp luật như thời gian gần đây.
Tàu hút cát tại khu 2 xã Đoan Hạ chiều ngày 21/6. (Ảnh cắt từ clip)
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Đoan Hạ cho biết, trên địa bàn xã có mỏ khai thác cát của công ty TNHH Quý Viên được UBND tỉnh cấp phép từ tháng 11/2018.
Lý giải về những con tàu "hai không, một có" ông Hà cho rằng: "Có thể họ (công ty Quý Viên - PV) ghé thuyền qua ranh giới, sau đó quay lại, việc này diễn ra không rõ ràng, tổ giám sát ở địa phương cũng chưa ghi nhận điều bất kỳ điều gì nghiêm trọng cả".
Theo ông Hà về ban đêm trên một số tàu có nổ máy phát điện nên người dân "lầm tưởng" tàu đang hút cát, tổ giám sát thường xuyên kiểm tra, nhưng chưa phát hiện vụ việc liên quan.
Về việc bà con nhân dân khu 2 phản ánh nhiều tàu lạ khai thác bất chấp giờ nghỉ trưa, khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn, ông Hà cũng cho hay đến nay xã cũng chưa nhận được bất kỳ thông tin nào mặc dù đã "thường xuyên kiểm tra giám sát".
Một vị đại diện Công an xã Đoan Hạ cho chúng tôi biết thêm, UBND xã có thành lập Tổ giám sát trong đó thành viên là Công an xã, MTTQ, cán bộ địa chính, đại diện khu dân cư. Thế nhưng quá trình kiểm tra giám sát này không hề phát hiện được bất cứ điều gì như người dân phản ánh.(!?)
(Còn nữa...)
Công ty TNHH Quý Viên được UBND tỉnh Phú Thọ cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 76/GP - UBND, ngày 23/11/2018 trên sông Đà đoạn qua xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy. Diện tích khai thác 9,3 ha, trữ lượng khai thác (tính đến cao trình 5 m) 253.552 m3, công suất 24.500m3/ năm. Thời hạn khai thác là 3 năm.
Không lơ là, chủ quan trước diễn biến dịch bệnh Chiều 24/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay. Ảnh: VGP/Đình Nam Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất, tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng,...