Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo khắc phục sạt lở tại Hòa Bình
Chiều 31/7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường đã đi kiểm tra, thị sát tình hình sạt lở tại thành phố Hòa Bình; đồng thời hỗ trợ, động viên người dân mất nhà cửa do bị sạt lở xuống sông Đà.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình về tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao sự chủ động của chính quyền địa phương trong việc phòng chống thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình còn nhiều phức tạp, nhất là tình hình mưa lũ vừa qua gây nhiều thiệt hại, xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh… Vì vậy, tỉnh không được chủ quan, cần đảm bảo an toàn tính mạng người dân; đồng thời tiến hành rà soát toàn bộ các điểm nguy hiểm có thể bị sạt lở, cần sớm di dời người dân đến nơi an toàn. Sơ tán triệt để người dân tại những nơi nguy hiểm, tuyệt đối không để người dân quay lại những nơi được cảnh báo nguy hiểm. Lãnh đạo các phường, xã cần tích cực tuyên truyền để người dân hiểu rõ chính sách của chính quyền địa phương; tìm quỹ đất thích hợp để quy hoạch bố trí lại dân cư, hỗ trợ người dân đầu tư xây dựng nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị theo dõi bám sát tình hình thời tiết để chỉ đạo, cảnh báo đến người dân các vị trí nguy hiểm. Ngoài ra, khẩn trương tổng hợp tình hình sạt lở trên địa bàn đề ra các biện pháp khắc phục và bố trí lại dân cư cho thích hợp nhất. Khẩn trương đề xuất nhu cầu cấp thiết, hỗ trợ để báo cáo Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Video đang HOT
Hàng chục ngôi nhà ở tổ 25, 26, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình nứt toác, đổ nghiêng và trụt rơi xuống sông. Ảnh: Nhan Hữu Sinh/TTXVN
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường lưu ý sau cơn bão số 3, lượng mưa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình rất lớn trên 1.000mm, do đất ngấm nước lâu ngày nên tình trạng sạt lở rất cao. Những điểm sạt lở tại tỉnh Hòa Bình cần phải được sớm giải quyết dứt điểm. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị tỉnh rà soát toàn bộ các tuyến, những nhà có nguy cơ sạt lở cần phải thống kê đầy đủ. Về khắc phục hậu quả sạt lở hiện nay, chính quyền địa phương cần sớm giải quyết tái định cư cho các hộ dân tại tổ 25,26 phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình; các điểm sạt lở khác cần đánh giá nguy cơ sạt lở để xin hỗ trợ của Chính phủ.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Quang, thời gian qua, do mưa to trên diện rộng, đồng thời nhà máy Thủy điện Hòa Bình tiến hành mở 4 cửa xả đáy, vùng hạ lưu đập thuỷ điện Hoà Bình tại khu vực thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn đã xuất hiện hiện tượng sạt lở bờ sông khẩn cấp. Cụ thể, tại Km 3, tỉnh lộ 445, trên địa bàn xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình, rạng sáng 30/7 đã xảy ra sạt lở taluy dương với khối lượng khoảng 600m3, từ lý trình 3 100 đến lý trình 3 200, mặt đường xuất hiện vết nứt kéo dài khoảng 100m, chiều rộng vết nứt lớn nhất lên đến khoảng 20cm, mặt đường có chỗ lún sâu hơn 40cm. Việc sụt lún này đã tạo thành một khu vực có diện tích khoảng 300m2 và có nguy cơ trượt xuống sông Đà, gây ảnh hưởng trực tiếp đến 4 hộ dân phía taluy âm, 3 hộ dân phía taluy dương cũng có nguy cơ tiềm ẩn và làm ách tắc giao thông toàn bộ khu vực.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng thăm hỏi người dân tổ 25, 26, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN
Cũng trong ngày 30/7, vào khoảng 18h, tại khu vực tổ 26 phường Đồng Tiến, thành phố Hoà Bình, đã xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông trên diện rộng làm nhà của 29 hộ dân, trong đó có 28 hộ dân có nhà xây và 1 hộ có đất trống bị thiệt hại và đổ xuống lòng sông Đà. Cụ thể có 9 hộ sập nhà hoàn toàn, 10 hộ sập nửa nhà, 9 hộ nhà bị rạn nứt to có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, khu vực phía Đông đồi ông Tượng, trên địa bàn thành phố Hòa Bình đang xử lý các vết nứt rộng, việc xử lý trượt sạt khu vực phía Đông đồi ông Tượng là công việc cấp bách trong mùa mưa lũ.
Theo Thanh Hải (TTXVN)
Hòa Bình công bố tình trạng khẩn cấp do sạt lở đất
Sau bốn ngày công bố tình trạng khẩn cấp do mưa lớn, tỉnh Hòa Bình tiếp tục công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đất.
Quyết định công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai sạt lở đất do ảnh hưởng mưa lớn gây ra trên địa bàn Hòa Bình, được Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang ký ngày 15/10.
Theo quyết định trên, tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan di dời ngay các hộ dân, nhà cửa, vật kiến trúc, cơ sở sản sản xuất - kinh doanh ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và có kế hoạch vận động, di dời các hộ dân còn lại nằm trong vùng cảnh báo sạt lở đến nơi an toàn.
Cơ quan chức năng tổ chức tìm kiếm các nạn nhân còn lại trong vụ sạt lở vùi lấp 18 nạn nhân vào rạng sáng 12/10. Ảnh: Giang Huy.
Các khu vực bị sạt lở gồm: Thành phố Hòa Bình (phía Đông Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (khu vực đồi Ông Tượng); khu vực tổ 4, 5, 6 phường Chăm Mát, khu vực tổ 4, phường Thái Bình; khu vực tổ 26, phường Đồng Tiến; huyện Kim Bôi (xóm Mớ Khoắc, xóm Mớ Đồi, xã Hạ Bì; xóm Đúp, xóm Củ, xã Tú Sơn); huyện Tân Lạc (các xã Phú Cường, Nam Sơn); huyện Đà Bắc (xóm Nhạp Ngoài, xã Đồng Ruộng, xóm Hà, xã Đồng Chum, xóm Kế, xã Mường Chiềng, xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa và các tuyến đường trên địa bàn huyện); huyện Lạc Sơn (xóm Nạc, xã Tuân Đạo); huyện Mai Châu (xóm Phiêng Xa, xã Đồng Bảng); huyện Kỳ Sơn (sạt lở đất tại xóm Tân Thành, xã Hợp Thành).
Theo thống kê của cơ quan chức năng về thiệt hại do đợt mưa lũ ngày 10-12/10, tỉnh Hòa Bình bị thiệt hại nặng nhất về người với 20 người chết, 13 người mất tích và 8 người bị thương.
Đặc biệt, rạng sáng 12/10, mưa lớn tại khu vực xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc làm sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng. Từ trên đỉnh thác Khanh, hàng nghìn mét khối đất đá ập xuống, vượt qua lòng suối vùi lấp nhiều căn nhà và 18 người. Đến trưa 15/10, lực lượng tìm kiếm đã tìm được 13/18 nạn nhân.
Từ ngày 9 đến 12/10, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rất to. Tại Bái Thượng (Thanh Hóa) mưa trong hai ngày tới hơn 500 mm, Hòa Bình trên 450 mm. Hồ Hòa Bình lần đầu tiên kể từ khi xây dựng phải mở 8 cửa xả đáy vào trưa 11/10.Nhiều khu vực ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội bị ngập sâu, có nơi tới 2 m. Miền núi Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình bị lũ quét, sạt lở đất. Tính đến cuối ngày 14/10, mưa lũ làm 68 người chết, 34 người mất tích, 32 người bị thương, chủ yếu ở Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa.
Theo Vo Hai (VNE)
Nhà cao tầng đổ nhào xuống sông Đà: Sơ tán dân khẩn cấp Tính đến 11h trưa nay, có 9 nhà bị đổ sập hoàn toàn xuống sông Đà, 10 ngôi nhà sập một phần, 9 nhà có dấu hiệu bị nứt nẻ và 7 nhà thuộc diện nguy hiểm cần di dời. Trao đổi với VietNamNet sáng nay, ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chủ tịch UBND phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình) cho...