Phó Thủ tướng Thường trực: Cải cách để bộ máy tinh gọn, hiệu quả, không sách nhiễu

Theo dõi VGT trên

Đây là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng của người dân, sáng 19/5.

Phó Thủ tướng Thường trực: Cải cách để bộ máy tinh gọn, hiệu quả, không sách nhiễu - Hình 1
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình biểu dương và đán.h giá cao cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Nội vụ trong việc triển khai xác định Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng của người dân và DN về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2019.

Tập trung hoàn thiện thể chế là nền tảng quan trọng triển khai cải cách

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, kết quả Chỉ số CCHC năm 2019 và Chỉ số hài lòng của người dân cho thấy, công tác CCHC đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về CCHC và chỉ đạo quyết liệt. Các bộ, ngành, địa phương và thành viên Ban Chỉ đạo đã chủ động tham mưu cho Chính phủ triển khai nhiều giải pháp, mô hình cải cách mới và sáng tạo để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cũng tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật, coi đây là một trong những tiề.n đề, nền tảng quan trọng thúc đẩy triển khai các nội dung cải cách. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử đạt được nhiều kết quả tích cực tại nhiều bộ, ngành và địa phương, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu người dân, DN, đặc biệt là các yêu cầu cấp thiết liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân trong khi vẫn bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Các bộ, ngành và địa phương cũng đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền CCHC, giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia phản biện, đóng góp ý kiến của người dân, tổ chức trong quá trình xây dựng và tổ chức thực thi chính sách. Cải cách tài chính công có những chuyển biến tích cực, từng bước được thực hiện theo các quy định mới của pháp luật. Theo đán.h giá của các tổ chức quốc tế, vị trí của Việt Nam được cải thiện một cách đáng kể trên một số xếp hạng uy tín.

Những kết quả này đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hút đầu tư trong những năm tiếp theo.

Ngân hàng Nhà nước 5 năm dẫn đầu Chỉ số CCHC

Phó Thủ tướng Thường trực ghi nhận và đán.h giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong công tác CCHC năm 2019, đồng thời biểu dương các bộ, địa phương đã đạt kết quả cao ở những chỉ số đã công bố như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Long An… Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 5 năm liên tiếp đạt kết quả cao nhất, xếp vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng Chỉ số CCHC từ năm 2015-2019.

“Cải cách là để làm cho bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cán bộ, công chức phải biết đề cao ý thức là công bộc của dân, phục vụ nhân dân, không được sách nhiễu nhân dân”, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém cần khắc phục.

Đó là, công tác chỉ đạo, điều hành, một số bộ, ngành, địa phương vẫn chưa coi công tác CCHC là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, lãnh đạo của một số bộ, ngành, địa phương chưa thể hiện vai trò trách nhiệm đúng mức trong việc thúc đẩy cải cách để tạo chuyển biến trong hoạt động quản lý Nhà nước, làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế-xã hội.

Video đang HOT

Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết vẫn tồn tại nhiều năm chưa giải quyết dứt điểm; còn tồn tại văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo gây khó khăn trong quá trình thực hiện; một số bộ, ngành chưa chú trọng việc trả lời kiến nghị của cá nhân, tổ chức, đặc biệt là kiến nghị liên quan đến vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện thể chế, chính sách.

Cải cách TTHC vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các nội dung công bố, công khai TTHC và công khai kết quả giải quyết hồ sơ TTHC. Nhiều bộ, ngành, địa phương còn chậm trễ trong việc ứng dụng CNTT, thay đổi phương thức trong giải quyết TTHC, còn tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, muộn, gây phiền hà cho người dân, DN, không thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi giải quyết TTHC trễ hẹn…

Một số bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ về tổ chức bộ máy, về công tác cán bộ, thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm, về tuyển dụng công chức, viên chức, đặc biệt là việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức.

Triển khai xây dựng và duy trì cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống một cửa điện tử, thực hiện gửi nhận văn bản điện tử, xử lý văn bản trên môi trường mạng của các bộ, ngành, địa phương còn chậm. Việc khai thác dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 còn chưa thật hiệu quả.

“Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, do đó, chúng ta cần chuẩn bị điều kiện, thời cơ, thể chế, trong đó có CCHC tốt hơn nữa để đón nhận các làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Việc nâng cao các Chỉ số về CCHC và Chỉ số hài lòng của người dân và DN đối với cơ quan hành chính Nhà nước phải thực sự được coi trọng, thực sự hiệu quả”, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Thường trực: Cải cách để bộ máy tinh gọn, hiệu quả, không sách nhiễu - Hình 2
Ảnh: VGP/Lê Sơn

5 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020

Năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối của nhiệm kỳ khóa XII, để nâng cao chất lượng, hiệu quả CCHC, khắc phục những tồn tại, bất cập trong thời gian vừa qua, nhằm xây dựng và kiến tạo Chính phủ cho một giai đoạn cải cách mới, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 5 trọng tâm sau:

Thứ nhất, căn cứ kết quả Chỉ số CCHC năm 2019, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019, người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục phát huy những mặt đạt được trong công tác CCHC; đổi mới tư duy, nhận thức coi công tác này là khâu có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển biến trong hoạt động quản lý Nhà nước, làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế-xã hội.

“Người dân, DN đến cơ quan hành chính Nhà nước phải được hướng dẫn cụ thể về trình tự và thủ tục, nếu công chức và cơ quan trễ hẹn ngày trả kết quả giải quyết thì phải nêu rõ lý do và xin lỗi chân thành. Xin lỗi là điều đầu tiên người cán bộ phải biết, thể hiện sự trọng dân, học dân”, Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi; nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện khung khổ thể chế, pháp luật để phát triển đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế về kinh tế thị trường, thể chế về quản lý công chức, viên chức, về tổ chức bộ máy gắn với việc đề ra được những tiêu chuẩn, chỉ tiêu và định hướng của cải cách thể chế trong giai đoạn mới.

Thứ ba, đẩy mạnh việc rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện tốt việc thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tinh giản biên chế 10% giai đoạn 2015-2021; đẩy mạnh phân cấp gắn với nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cấp, các ngành; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Phấn đấu hoàn thành sớm mục tiêu sắp xếp các đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021 trong năm 2020. Thực hiện sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quản lý công chức, viên chức để cụ thể hóa các quy định mới tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện nghiêm Kết luận số 71-KL/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về xử lý sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách TTHC thực hiện nhanh, quyết liệt, thực chất hơn việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, điều kiện kinh doanh; cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Thúc đẩy mạnh mẽ việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ các TTHC thiết yếu cho người dân, DN cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia góp phần hỗ trợ người dân, DN khắc phục hậu quả của đại dịch, khơi thông nguồn lực kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin một cửa điện tử. Từng bước đưa vào vận hành Hệ thống thông tin tham vấn chính sách, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và nhân rộng Hệ thống họp e-cabinet, Hệ thống thông tin quản lý văn bản điều hành theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đến tháng 6/2020 hoàn thành việc gửi nhận văn bản điện tử tại 4 cấp chính quyền, nâng tỷ lệ xử lý văn bản, hồ sơ công việc (trừ hồ sơ mật) trên môi trường mạng theo chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhằm đổi mới lề lối, phương thức làm việc góp phần thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử.

“Chú ý phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, huy động nguồn lực xã hội còn rất lớn, tạo sự thông thoáng trong quá trình tiếp xúc, làm việc của người dân với cơ quan Nhà nước. Đồng thời, thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chống tham nhũng vặt, các bộ ngành, địa phương sớm sơ kết việc thực hiện Chỉ thị này, tạo ra sự chuyển biến thực sự trong bộ máy công quyền, không để chi phí ngoài luồng của người dân với bộ máy chính quyền”, Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý.

Thứ năm, Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan, các nhà khoa học nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, phương pháp, nội dung đán.h giá Chỉ số CCHC, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2020 như các tiêu chí liên quan việc gửi, nhận văn bản điện tử các cấp chính quyền, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia… theo Nghị quyết số 01/NQ-CP, bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đán.h giá toàn diện, khách quan, công bằng, kịp thời, phản ánh đầy đủ, đa chiều kết quả triển khai CCHC tại các bộ, các tỉnh.

Sau hội nghị này, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các bộ, ngành, địa phương bắt tay ngay vào triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh CCHC, phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch COVID-19, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của năm 2020, tạo tiề.n đề và sức bật cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Có nhất thiết bộ, ban, ngành nào cũng phải có Ủy viên Trung ương?

Không nhất thiết các bộ ban ngành đều phải có Ủy viên Trung ương; mà có thể sẽ có những bộ, ban ngành có nhiều Ủy viên Trung ương.

Trong bài viết "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh bối cảnh trong nước và quốc tế đang có những diễn biến mới, đầy thử thách. Đây cũng là thời điểm chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong những năm tháng kháng chiến, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hoà bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau.

Để giải quyết những vấn đề trọng đại của đất nước trong thời gian tới, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương phải chuẩn bị thật tốt để trình Đại hội thảo luận và quyết định nhân sự Trung ương khoá XIII. Đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm sâu sắc, chính đáng của toàn Đảng, toàn dân.

Cán bộ đông nhưng chưa thật mạnh

Trong bài viết của mình, một trong những vấn đề được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu ra, đó là thực trạng đội ngũ cán bộ của đất nước đông nhưng chưa thật mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi...

Có nhất thiết bộ, ban, ngành nào cũng phải có Ủy viên Trung ương? - Hình 1
GS.TSKH Phan Xuân Sơn

Chia sẻ với những đán.h giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, GS.TSKH Phan Xuân Sơn (Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, thực trạng cán bộ của ta đã tồn tại trong một thời gian dài đó là có bằng cấp đầy đủ, được đào tạo bài bản, được rèn luyện qua nhiều khâu nhưng không mạnh.Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ ở ta hiện nay đang khá phổ biến, đó là có những việc cần lại không có người làm.

"Vì sao như vậy? Vấn đề không chỉ là công tác nhân sự mà chính là ở mô hình hệ thống công vụ của chúng ta sử dụng mô hình công vụ chức nghiệp, ảnh hưởng từ mô hình tập trung quan liêu bao cấp. Chúng ta xây dựng bộ máy, phân ban bệ, đưa người vào, thậm chí lấy thêm vài người vào cũng không sao. Trong mô hình đó, mọi người san sẻ công việc, cùng làm với nhau, cùng hưởng lương, rồi bình bầu, cuối cùng là cùng về hưu với nhau. Mô hình đó không giúp đán.h giá thực tài của cán bộ, chủ yếu chỉ đán.h giá về năng lực hoàn thành nhiệm vụ, về tư cách, độ mẫn cán. Đối với mô hình đó, chúng ta có thể thừa người, có người không làm việc, nhưng khi có việc lại không có người để làm", GS Phan Xuân Sơn phân tích.

Theo vị Giáo sư Viện Chính trị, để giải quyết vấn đề này chúng ta cần lựa chọn, quản lý cán bộ theo mô hình công vụ gắn với vị trí việc làm, sắp xếp con người theo tư duy hệ thống. Hệ thống cần một thủ trưởng quản lý về lĩnh vực nào đó, sẽ có các điều kiện, tiêu chuẩn đi kèm, người nào đáp ứng tốt nhất cho vị trí đó sẽ được lựa chọn và chỉ cần duy nhất 1 người đó. Như vậy không ai phải "đánh đấm", "cạnh tranh", ai đủ năng lực qua thi cử, kiểm tra thực tiễn... được đưa vào, khi đáp ứng đủ theo tiêu chí rồi thì không thiếu. Tương tự, các vị trí khác cũng vậy, dưới thủ trưởng cần 2-3 trưởng phòng cũng được thể hiện qua phần mô tả công việc, chức năng của bộ máy thiết kế... sẽ không thừa, không thiếu.

"Thực tế, chúng ta cũng đã chuyển sang mô hình công vụ này nhưng theo tôi cách làm chưa bài bản, chưa triệt để, vừa tồn tại mô hình theo chức nghiệp vẫn còn rất nặng nề, lại vừa tồn tại hệ thống việc làm nhưng cũng chưa rõ, chưa tới. Cũng có mô tả công việc nhưng bố trí người có khác đi một chút cũng không sao. Tới lúc nào đó cần phải làm được như mô hình bên doanh nghiệp, công việc đó dứt khoát phải dành cho người có đủ năng lực đảm nhiệm thì mới mang lợi nhuận về cho doanh nghiệp, phải sốt ruột khi phải trả tiề.n lãi, tiề.n nhà... khi đó mới thấy hiệu quả. Nhà nước là cơ quan công quyền không phải doanh nghiệp, tuy nhiên, hệ thống việc làm cũng tương tự như vậy, phải tính đến hiệu quả quản trị xã hội, thiếu thì phải đào tạo cho đủ, cho đúng theo tiêu chí. Không lẽ hàng trăm trường đại học lại không thể đào tạo ra được một nhân viên công quyền cho đủ tiêu chí hay sao", GS Phan Xuân Sơn nêu quan điểm.

Hệ thống tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước chiếm một lực lượng rất đông đảo, có vai trò quan trọng trong đội ngũ cán bộ của đất nước nói chung. Do vậy, khi chuyển đổi được sang mô hình công vụ, chúng ta có cơ hội để khắc phục được thực tế vừa thừa vừa thiếu cán bộ. Đặc biệt không ai phải bình bầu theo cảm tính, khi đã có những tiêu chí rõ ràng theo việc làm, theo mức độ hoàn thành công việc, ai xuất sắc, ai không đều rõ cả. Có thể chấm dứt tình trạng ghét không bầu, ngồi chơi xơi nước, nó.i xấ.u người này người khác lại được bầu.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, việc phải đán.h giá theo tiêu chí. Theo ông Sơn, điều đó có nghĩa chúng ta phải xây dựng một hệ thống công vụ theo chức năng việc làm để có tiêu chí đán.h giá chứ không thể đán.h giá cảm tính, lợi ích nhóm, hùn hạp đẩy nhau lên cao, không làm được việc, thêm gánh nợ cho đất nước, đất nước không phát triển được. Giáo sư Phan Xuân Sơn hy vọng ở Đại hội tới, đặc biệt qua nhiệm kỳ Đại hội này, cần phải đổi mới mô hình công vụ mới chọn được những cán bộ đủ để làm và làm hiệu quả, chứ không thiếu, không thừa.

Có nhất thiết bộ, ban, ngành nào cũng phải có Ủy viên Trung ương? - Hình 2
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có những chỉ đạo về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Không nhất thiết các bộ ban ngành đều phải có Ủy viên Trung ương

Cùng theo Giáo sư Phan Xuân Sơn, một vấn đề nữa cũng ảnh hưởng tới sức mạnh của đội ngũ cán bộ của ta đó là tính bình quân chủ nghĩa, cơ cấu trong các bộ, ngành, địa phương rất nặng. Nếu quy định cứ một bộ ngành, một địa phương phải có một Ủy viên Trung ương, tính bình quân này thể hiện được sự đồng đều, sự "cắm chốt" của cấp Trung ương ở các địa phương, bộ ngành, từ đó phản ánh thực tế ở các nơi lên Trung ương. Nhưng mặt khác vì bình quân chủ nghĩa như vậy nên những người tài có thể sẽ bị bỏ sót. Anh có thể rất xuất sắc nhưng không nằm trong cơ cấu bình quân đó nên bị bỏ ra.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Sơn, những chỉ đạo lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã góp phần tháo gỡ cho vấn đề này. Theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, không nhất thiết các bộ ban ngành đều phải có Ủy viên Trung ương; mà có thể sẽ có những bộ, ban ngành có nhiều Ủy viên Trung ương.

Liên hệ tới thực tế trước đây thời Bác Hồ, ở địa phương không phải tỉnh nào cũng có Ủy viên Trung ương mà phải thật xứng đáng, Giáo sư Sơn cho rằng, vấn đề cơ cấu cũng quan trọng, nhưng trước hết phải cơ cấu về phẩm chất năng lực, phải trọng năng lực của cán bộ. Năng lực ở đây là tri thức, kỹ năng và thái độ.

Theo Giáo sư Sơn, chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có thể coi như một sự định hướng cho các tổ chức Đảng trong nhiệm kỳ sắp tới. Khi nhân dân tín nhiệm thì Đảng cũng có thể xem xét. Như vậy cả hệ thống chính trị sẽ làm công tác cán bộ để phát hiện ra những người đáp ứng đủ tiêu chí lãnh đạo trong thời kỳ mới.

Và để cho đội ngũ cán bộ của ta mạnh lên, theo Giáo sư Phan Xuân Sơn, phải tìm cho được người tài, người đủ năng lực, đồng thời cần phải xử lý quyết liệt, triệt để, loại bỏ những cán bộ xấu ra khỏi bộ máy.

Qua nhiều thời kỳ, trong bộ máy của chúng ta đang tồn đọng một số lượng cán bộ ẩn chứa nhiều hiểm họa, trông thì đỏ nhưng chưa chín, lấy "cái mã bên ngoài che đậy cái sơ sài bên trong", những người chỉ chăm chăm vun vén cá nhân, lợi ích nhóm. Cần phải xử lý triệt để bao nhiêu thì đội ngũ sẽ càng mạnh bấy nhiêu.

"Trong rất nhiều khuyết điểm của cán bộ ta được rút ra thời gian qua, khuyết điểm nổi bật nhất đó là chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng. Một số lớn cán bộ đã được phát hiện nhưng vẫn còn một bộ phận chưa bị phát hiện. Do vậy, cùng với việc tìm ra những cán bộ mới trong sạch, có tâm, có tài, chúng ta cần phải cách ly họ với những cán bộ đã "nhiễm bệnh", có vậy chúng ta sẽ dần loại bỏ được đội ngũ cũ đã bị nhiễm bệnh ra khỏi bộ máy. Đảng chỉ có thể mạnh khi Đảng trong sạch.

Trên thực tế chúng ta đều thấy, việc phát hiện những "ca bệnh" trong bộ máy vẫn đang được Đảng chỉ đạo rất quyết liệt. Sắp tới, chắc chắn chúng ta sẽ còn làm nữa và sẽ làm mãi. Tất nhiên, trước một giai đoạn mới, một nhiệm kỳ đại hội mới, tính trọng điểm sẽ tăng lên, việc xử lý càng phải gấp lên để chúng ta đón một đội ngũ thay thế trong sạch, vững mạnh, đoàn kết và đủ năng lực lãnh đạo đất nước./.

Thanh Hà

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể
17:34:57 27/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Bệnh nhân vỡ ruột thừa nguy kịch, người nhà tố bệnh viện tắc trách
19:52:17 27/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024

Tin đang nóng

Mẹ Đức Tiến "cấm cửa" 1 ca sĩ Việt đến viếng 100 ngày con trai, CĐM xôn xao
12:59:14 29/09/2024
The Simpsons: 1 tập hot lại vì phơi bày tiệc trắng Diddy, rùng mình cảnh Beyoncé
13:03:55 29/09/2024
Đưa vợ đến sân bay, chồng bất ngờ phát hiện vợ ngoạ.i tìn.h rồi sốc khi thấy hình ảnh kẻ thứ 3
11:00:18 29/09/2024
Sam bị tình cũ 'gạt' mất 2 thứ, vay ngân hàng trả nợ, có bố nuôi là Thiếu tướng
13:53:08 29/09/2024
Thuê phòng "quan tài" 4m2, giá 25 triệu/tháng 4 người ở, chàng trai Việt thấy điều bất ngờ khi vào sâu bên trong
10:58:09 29/09/2024
Bạn trai Nam Em bị khịa chia tay là content, đáp 1 câu khiên CĐM đơ người
13:01:14 29/09/2024
Dàn trai xinh gái đẹp của "5S Online" sau 12 năm giờ ra sao?
12:53:57 29/09/2024
Lisa nghi sắp rời BLACKPINK, sự nghiệp bỏ xa đồng đội, không còn chung đẳng cấp?
11:41:19 29/09/2024

Tin mới nhất

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Miền Bắc mưa trên 200 mm, đề nghị 26 tỉnh thành ứng phó

11:04:20 29/09/2024
Theo dự báo, từ nay đến đêm 30.9, ở miền Bắc và Thanh Hóa mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

5 bài học lớn sau bão số 3

11:00:46 29/09/2024
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, bão số 3 gây thiệt hại kinh tế cũng như về người rất lớn (344 người chế.t và mất tích), trong đó số người chế.t do sạt lở đất, lũ quét (264 người chế.t và mất tích) chiếm tỷ lệ cao.

Có thể bạn quan tâm

Sau hôm nay, Chủ Nhật 29/9/2024, thời tới cản không nổi, 3 con giáp phát lộc phát tài nhờ trún.g s.ố độc đắc

Trắc nghiệm

17:00:33 29/09/2024
3 con giáp phát lộc phát tài nhờ trún.g s.ố độc đắc, tiề.n bạc đầy túi, của nả đầy tay, ăn sung mặc sướng.Vận trình sự nghiệp của người tuổ.i Dần sẽ có nhiều biến động. Bản mệnh có nhiều

Không còn làm game gacha, miHoYo liệu có còn "bá đạo" như trước?

Mọt game

16:59:10 29/09/2024
Cái tên miHoYo có lẽ đã chẳng còn xa lạ với các game thủ. Nhắc tới nhà phát triển này, không ít người sẽ liên tưởng ngay tới những bom tấn gacha quen thuộc. Có thể kể tới những cái tên như Genshin Impact

Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều

Sao châu á

16:51:56 29/09/2024
Sau khi bị nói là xách dép cho Triệu Lệ Dĩnh, Dương Mịch vừa bất ngờ có động thái gây chú ý. Nhiều người cho rằng, cô nàng chỉ đang vùng vẫy trong hố đen sự nghiệp của mình mà thôi.

Sẽ triệu tập đại diện ủy quyền của 2 con gái bà Trương Mỹ Lan

Pháp luật

16:32:04 29/09/2024
Trong kế hoạch, HĐXX sẽ triệu tập các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để làm rõ quan điểm về việc xử lý tài sản bị thu giữ, kê biên trong vụ án.

Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?

Sao việt

16:25:20 29/09/2024
Sau ồn ào ẩn ý qua lại với Minh Triệu, mới đây, Kỳ Duyên khiến fan lo sốt vó khi gặp trở ngại lớn. Đó là chiến binh nghìn má.u mà cô cần phải lưu ý trên hành trình chạm tay vương miện Hoàn vũ đã lộ diện.

Yuna Vũ nhận cái kết đắng khi liên tục bị Michael Trương từ chối phũ phàng?

Tv show

15:48:05 29/09/2024
Michael Trương cho biết anh không thấy rõ được tình cảm mà Yuna Vũ dành cho mình. Vì vậy, đó cũng là lý do khiến Michael không chọn bỏ phiếu trái tim cho cô nàng.

Ngay lúc này: Khu du lịch Đại Nam ra thông báo khẩn vì nhiều đoạn đường tắc cứng, người dân đội nắng đi bộ cả 2km

Netizen

15:14:57 29/09/2024
Do số lượng du khách tới Khu du lịch Đại Nam quá đông nên nhà gửi xe của khu du lịch hoàn toàn chật kín và buộc người dân phải gửi xe tại những điểm cách đó khoảng 2km.

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ đột tử từ chứng đau đầu dai dẳng

Sức khỏe

15:07:57 29/09/2024
Theo đó, qua chương trình tầm soát đột quỵ ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh, các bệnh nhân mắc các bệnh về mạch má.u não được bác sĩ ở hai bệnh viện hội chẩn trực tuyến và luân chuyển để điều trị bệnh nhân.

Rating Love Next Door giảm mạnh, netizen mệt mỏi vì cặp chính cứ yêu rồi lại "quay xe"

Phim châu á

15:06:27 29/09/2024
Phim cố gắng cài cắm và khai thác các câu chuyện về tình yêu và sự nghiệp của giới trẻ ngày nay, nhưng đáng tiếc điều này lại không thể giữ khán giả.

Người phụ nữ ở Hậu Giang 10 năm trồng cỏ làm cảnh từ hạt thanh long

Sáng tạo

14:58:51 29/09/2024
Gần 10 năm qua tại tỉnh Hậu Giang có một phụ nữ hàng ngày trồng cỏ trong chậu rồi đem bán. Nghề độc lạ này đã mang lại cho bà thu nhập mỗi tháng hơn 15 triệu đồng.

Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!

Sao âu mỹ

14:45:38 29/09/2024
Vụ việc chấn động showbiz liên quan đến Sean Diddy Combs vẫn đang được dân tình quan tâm, xôn xao bàn tán. Từng là người kề cận bên ông trùm âm nhạc, ca sĩ Usher không tránh khỏi bị nhắc tên.