Phó Thủ tướng thúc tiến độ đề án đơn giản hóa giấy tờ công dân
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ngành tập trung rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình.
Đây là ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020, về rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong năm 2015,
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an sớm tổ chức họp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan để thống nhất các nội dung về: tính khả thi, cách thức thực hiện Dự án; các phương án kỹ thuật, đặc biệt là phương án về nguồn vốn để sớm triển khai, thực hiện Đề án.
Văn phòng Ban Chỉ đạo xây dựng tài liệu hướng dẫn rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư; tổ chức hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành triển khai để bảo đảm tiến độ.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp số định danh cá nhân. Tiến độ xây dựng các văn bản cần bám sát Kế hoạch triển khai thi hành Luật hộ tịch và Luật căn cước công dân theo Quyết định của Thủ tướng.
Về việc tổ chức thu thập thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Phó Thủ tướng yêu cầu việc thu thập phải tận dụng tối đa các nguồn thông tin quản lý sẵn có đã được lưu trữ, thông qua tàng thư căn cước công dân, hệ thống thông tin lưu trữ về hộ tịch; hạn chế tối đa việc làm phiền nhân dân trong quá trình thực hiện. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tập huấn thu thập thông tin, nhập dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Video đang HOT
Về số định danh cá nhân, Bộ Công an, phối hợp với các cơ quan có liên quan, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cấu trúc số định danh cá nhân, bảo đảm không xảy ra hiện tượng trùng số, tràn số hoặc sử dụng gian lận số định danh cá nhân.
P.Thảo
Theo Dantri
Thay CMND bằng Thẻ căn cước, người dân được lợi gì?
Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XIII, Chính Phủ đã trình QH cho ý kiến về Luật Căn cước công dân. Theo đó, thay bằng CMT hiện tại, công dân Việt Nam sẽ được cấp thẻ căn cước, số định danh cá nhân.
Bỏ dần quản lý dân cư bằng hộ khẩu
Thẻ căn cước - đòi hỏi của thực tiễn
Theo Ban soạn thảo Đề án, trong điều kiện đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải hiện đại hóa giấy tờ về căn cước công dân theo hướng ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới.
Trong khi đó, kỹ thuật, công nghệ cấp, quản lý Chứng minh nhân dân còn lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của Nhân dân, chưa bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu quản lý dân cư và hội nhập quốc tế; hình thức, nội dung của giấy tờ về căn cước công dân chưa phù hợp với quy định của nhiều nước trên thế giới.
Vì vậy, cần quy định việc sử dụng thẻ Căn cước công dân theo công nghệ tiên tiến vừa bảo đảm bền, đẹp, chống làm giả, vừa có khả năng tích hợp nhiều thông tin cần thiết để góp phần đơn giản hóa giấy tờ cho công dân, từng bước thực hiện Chính phủ điện tử.
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hiện nay chủ yếu được lưu trữ thủ công; việc cấp, quản lý, sử dụng giấy tờ về căn cước công dân tuy có nhiều cố gắng cải tiến, sắp xếp hợp lý hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân.
Luật căn cước công dân nếu được ban hành cùng với việc cấp thẻ căn cước công dẫn sẽ giải quyết được những bất cập này. Thẻ căn cước cũng sẽ bảo đảm sự đồng bộ với pháp luật về hộ tịch, cư trú, dữ liệu quốc gia về dân cư với trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại giấy tờ về căn cước công dân đơn giản, thuận tiện, không phiền hà.
Con số định danh và sự tiện lợi của công dân thời điện tử
Thẻ Căn cước công dân (thay thế cho tên gọi hiện nay là Chứng minh nhân dân) là giấy tờ tùy thân có giá trị chứng nhận căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan có thẩm quyền cấp từ cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Trên thẻ Căn cước công dân có thông tin về nơi thường trú của công dân và do đó, sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng và tích hợp đầy đủ dữ liệu về công dân sẽ bỏ sổ hộ khẩu.
Trên thẻ Căn cước công dân cũng có thông tin về họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc. Các thông tin này được tích hợp từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên công dân có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân để chứng minh các thông tin này trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân mà không cần phải sử dụng một số giấy tờ khác của công dân.
Mặt khác, trên thẻ Căn cước công dân có số định danh cá nhân của mỗi người, giúp cho công dân thuận tiện khi giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giao dịch dân sự, giúp cơ quan, tổ chức kiểm tra, khai thác các thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu như trước đây, số Chứng minh nhân dân sẽ thay đổi khi công dân thay đổi nơi thường trú từ tỉnh này sang tỉnh khác nên rất khó quản lý và có thể lặp lại ở người khác, thì nay dự thảo Luật quy định theo hướng số định danh cá nhân được sử dụng làm số thẻ Căn cước công dân; trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì số thẻ Căn cước công dân vẫn giữ đúng theo số định danh cá nhân đã cấp.
Số định danh cá nhân là mã số công dân gồm 12 số tự nhiên, được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý thống nhất trên toàn quốc, được cấp cho mỗi công dân Việt Nam và không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu cụ thể của một người trong cơ sở dữ liệu.
Một bước tiến quan trọng so với quy định của pháp luật hiện hành là dự thảo Luật quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 15 tuổi, ngay từ khi làm thủ tục khai sinh để bảo đảm quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013.
Việc cấp thẻ cũng không hạn chế đối tượng, kể cả người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình.
Để bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của công dân và phù hợp với pháp luật hiện hành về phí và lệ phí, dự thảo Luật quy định theo hướng công dân được miễn, giảm lệ phí đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Chính phủ và Nhà nước bảo đảm kinh phí cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu.
Theo Báo PL
Thủ tướng giao Bộ Công an quy định cấp số định danh cho trẻ em Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Thủ tướng giao Bộ Tư pháp quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch, giao Bộ Công an xây dựng quy định về thủ tục cấp số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh. (Ảnh minh hoạ) Kế hoạch nhằm...