Phó Thủ tướng: Thanh tra Chính phủ sớm kết thúc thanh tra giá điện
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Thanh tra Chính phủ sớm hoàn thành thanh tra về giá điện, đề xuất hình thức xử lý nghiêm nếu có sai phạm. Trong năm 2020, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán chuyên đề về giá điện.
Lạm phát bình quân 6 tháng thấp nhất 3 năm qua
Sáng 3/7, Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ đã họp về tình hình thực hiện công tác điều hành giá 6 tháng đầu năm và dự báo, kiến nghị công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2019. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ chủ trì hội nghị.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tương đối sát với dự báo từ đầu năm và nằm trong kịch bản CPI tăng thấp.
Ông Nguyễn Văn Truyền, Phó Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng nguyên nhân góp phần làm CPI 6 tháng đầu năm tăng thấp so với dự báo do giá lương thực giảm vì nguồn cung trong nước dồi dào; giá xăng dầu trong nước giảm trở lại từ cuối tháng 5 đến nay; giá dịch vụ viễn thông tiếp tục giảm…
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cân đối cung cầu, tăng cường thanh kiểm tra, điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý với mức độ và thời điểm phù hợp, hạn chế tác động đến giá cả chung và lạm phát kỳ vọng.
Đối với giá dịch vụ khám, chữa bệnh, đến nay đã có 8 địa phương đã điều chỉnh giá dịch vụ không có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên để tránh việc tác động đến tâm lý trong bối cảnh điều chỉnh tăng giá xăng dầu và giá điện thời gian qua, thực hiện yêu cầu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị các địa phương còn lại tạm dừng điều chỉnh, trừ trường hợp việc điều chỉnh giá y tế ở các địa phương tác động giảm đến CPI.
Về giá dịch vụ giáo dục, sách giáo khoa, để tránh việc tăng giá tác động đến CPI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu đăng ký lộ trình, thời điểm dự kiến tăng học phí và lưu ý các địa phương không tăng học phí vào một thời điểm, nhất là năm học mới để hạn chế tối đa tác động đến CPI.
Mặt hàng thực phẩm tươi sống biến động không đều trong những tháng đầu năm. Trong khi giá các mặt hàng thịt bò, thịt gà, thủy hải sản ổn định, thì giá mặt hàng thịt lợn có tăng, gỉam và hiện tại đang tăng từ đầu tháng 6 tới nay do thiếu nguồn cung vì dịch bệnh Tả lợn Châu Phi.
Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá dự báo, từ nay đến cuối năm, có một số yếu tố gây sức ép lên mặt bằng giá như: biến động của giá xăng dầu thế giới, việc điều chỉnh giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý (y tế, giáo dục) theo lộ trình thị trường, việc điều chỉnh lương cơ sở, yếu tố rủi ro về dịch bệnh, thiên tai và thời tiết bất lợi…
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như: Dự báo giá gạo trong nước và thế giới có khả năng giảm do nhu cầu thấp, nguồn cung dồi dào; các mặt hàng vật liệu xây dựng ổn định; giá dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục ổn định và có xu hướng giảm; tỷ giá, lãi suất hiện vẫn đang được điều hành ổn định…
Từ đó, Nhóm giúp việc dự báo 2 kịch bản tăng lạm phát bình quân cho cả năm 2019 đều nằm trong khoảng từ 3,17 – 3,41%, thấp hơn cả mục tiêu đặt ra từ phiên họp trước đó là CPI 3,3- 3,9% và thấp hơn cả CPI của năm 2018.
“Với kịch bản trên, các mặt hàng, dịch vụ công do nhà nước còn quản lý sẽ còn dư địa xem xét vào quý IV/2019″, ông Nguyễn Văn Truyền cho biết.
Nhiều dư địa để điều chỉnh giá dịch vụ công
Phó Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ sớm hoàn thành thanh tra về giá điện.
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá các bộ, ngành đã phối hợp điều hành các mặt hàng, dịch vụ công do nhà nước quản lý phù hợp, điều độ, kiểm soát được lạm phát kỳ vọng.
Tuy nhiên, Trưởng Ban chỉ đạo cho rằng việc điều hành giá điện vào ngày 20/3 vừa qua còn chưa tốt ở khâu truyền thông, là thiếu sót cần được các bộ, ngành rút kinh nghiệm trong các lần điều hành tới.
Bên cạnh đó, việc triển khai đấu thầu vật tư thiết bị y tế còn chậm; kênh đấu thầu thuốc tập trung còn khiêm tốn; rà soát các định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực y tế còn chậm.
Chỉ đạo công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng đồng tình với dự báo của Nhóm giúp việc về kịch bản lạm phát cả năm ở mức từ 3,17 – 3,41%.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Trong điều kiện lạm phát thấp sẽ thuận lợi hơn để điều chỉnh một số dịch vụ công, nhưng phải cân nhắc thời điểm, tránh cùng điều chỉnh trong một thời điểm làm gia tăng lạm phát, tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp vào điều hành của Chính phủ, bảo đảm thu nhập và cuộc sống của người dân, tạo dư địa cho điều hành lạm phát trong năm sau”.
Từ nay tới cuối năm, Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu Bộ NNPTNT điều hoà cung cầu lương thực, thực phẩm nhất là thịt lợn, thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
Bô Công Thương và Bộ Tài chính điều hành giá xăng hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, người dân và nhà nước, tránh để Quỹ bình ổn xăng dầu xuống thấp như vừa qua.
Về giá điện, Phó Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ sớm hoàn thành thanh tra về giá điện, đề xuất hình thức xử lý nghiêm nếu có sai phạm. Trong năm 2020, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán chuyên đề về giá điện.
Về giá BOT, Bộ Giao thông vận tải sớm trình Chính phủ tổng thể các giải pháp, đánh giá kỹ lộ trình, tác động của điều chỉnh giá, cả phương án hoàn vốn của các chủ đầu tư, nhất là phân loại nợ của ngân hàng, đảm bảo khả năng trả nợ.
Các bộ, ngành, địa phương chủ động cung cấp thông tin chính thống về quản lý, điều hành giá cho các cơ quan chức năng và cơ quan báo chí; tăng cường công khai, minh bạch các thông tin về chỉ số đầu vào, nhất là các hàng hóa, dịch vụ quan trọng liên quan đến sản xuất và đời sống của người dân.
Bộ Y tế sớm xây dựng thông tư điều chỉnh kết cấu tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng vào thời điểm phù hợp của quý III/2019; hoàn tất rà soát các dịch vụ và định mức kinh tế kỹ thuật; hoàn thành dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung giá dịch vụ y tế trong tháng 10/2019. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế tính toán, đề xuất Ban chỉ đạo điều chỉnh bước 3 chi phí quản lý trong kết cấu giá.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Sớm công bố kết luận thanh tra giá điện, xử nghiêm sai phạm nếu có
Mặc dù theo kết quả kiểm tra ban đầu của Bộ Công Thương, cách tính và việc thu tiền điện của EVN chưa có sai phạm, nhưng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Thanh tra Chính phủ phải sớm công bố kết luận thanh tra, xử lý nghiêm các sai phạm nếu có.
Cuối phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại hội trường Quốc hội chiều 30/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã giải đáp những thông tin liên quan đến việc tăng giá điện được đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: TTXVN
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, từ việc rà soát tổng cơ cấu các nguồn điện từ điện than, thủy điện, điện mặt trời, điện gió... cũng như chi phí đầu vào như than, khí đều tăng giá theo thị trường, nhằm đảm bảo bù đắp chi phí đầu vào và đảm bảo lợi nhuận tối thiểu cho ngành điện là 3%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương đã đề xuất 3 kịch bản tăng giá điện là 7,31%, 8,36% và 9,26%.
"Trên cơ sở cân nhắc nhiều mặt, Thường trực Chính phủ đã họp thảo luận kỹ với nhiều Bộ ngành và EVN, đi đến kết luận chọn mức điều chỉnh tăng 8,36% và chọn thời điểm điều chỉnh là khoảng ngày 15 - 30/3", Phó Thủ tướng cho biết.
Lý do là bởi thông thường, sau khi tăng trong tháng 1 và 2, thì CPI thường giảm trong tháng 3. Thực tế trong 10 lần điều chỉnh giá điện, đã có 4 lần điều chỉnh trong tháng 3. Nếu điều chỉnh muộn hơn thì CPI có thể tăng cao hơn.
Tiền điện tăng cao trong tháng 4, theo báo cáo kiểm tra của Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng, sơ bộ do 3 nguyên nhân: Giá điện tăng, số ngày ghi công tơ nhiều hơn 3 ngày và do thời tiết nắng nóng bất thường.
"Theo kết quả kiểm tra, cách tính và việc thu tiền điện của EVN chưa có sai phạm gì. Sắp tới, Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công Thương và EVN phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan tiếp tục giảm chi phí, tiết giảm tổn thất điện năng, minh bạch các yếu tố đầu vào. Rà soát thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện phù hợp với điều kiện Việt Nam, hoàn thiện khung pháp lý", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.
Chính phủ cũng chỉ đạo EVN tiếp thu ý kiến chuyên gia và người dân, sớm trình Chính phủ sửa đổi biểu giá điện bậc thang hiện hành sao cho hợp lý hơn, theo hướng vừa hỗ trợ người thu nhập thấp, vừa đảm bảo nhu cầu đời sống tăng cao hiện nay với số hộ sử dụng trên 200 kWh/tháng ngày càng tăng lên; đảm bảo hài hòa lợi ích các hộ tiêu dùng điện.
"Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm nếu có của EVN và các cơ quan liên quan. Chúng tôi cũng đề xuất Kiểm toán Nhà nước sớm nghiên cứu để đưa vào kế hoạch năm 2019 chuyên đề kiểm toán về giá điện của EVN", Phó Thủ tướng đề nghị.
Trong phiên thảo luận tại hội trường ngày 30/5, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội phản ánh tâm tư của cử tri cả nước về việc tăng giá điện của EVN.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương. Ảnh: TTXVN
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho biết: Từ thuở khai sinh ra ngành điện Việt Nam, giá điện luôn tuân theo một quy trình bất biến là "tăng rồi, tăng nữa và tăng mãi". Người dân ủng hộ chủ trương chung về giá điện nhưng điều họ cần là sự công bằng, minh bạch và hợp lý. Kỳ tăng giá điện vừa qua có nhiều mập mờ cần phải làm rõ.
"Người dân hoàn toàn có lý khi nghi ngờ việc tăng giá điện 8,36% là không chuẩn xác bởi số tiền điện họ phải trả theo hóa đơn thực tế trong tháng đầu tiên sau khi tăng giá điện nhiều gấp đôi, gấp ba. Một số chuyên gia cho rằng, với việc chia bậc của EVN, bao gồm nguyên tắc khuyến khích tiết kiệm điện, bên có lợi vẫn là doanh nghiệp, không phải người dân", đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói.
Đại biểu đề nghị cho công bố kết luận của Thanh tra Chính phủ để "thấy bức tranh đầy đủ về một doanh nghiệp độc quyền như EVN".
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) cho biết: Hiện giá điện đã được Bộ Công Thương rà soát, có sự giám sát của Chính phủ. Việc tăng giá điện mang lại tăng trưởng cho nền kinh tế, tuy nhiên những người có thu nhập thấp không đồng tình vì nó chưa đúng thời điểm.
"Đầu vào và đầu ra của ngành điện cần được xem xét kỹ để cân nhắc khi nào tăng giá và tăng ở mức nào mà người dân chấp nhận được. Ngành điện cũng không thể chủ quan nói rằng có bị lỗ hay không và việc tăng giá điện cần lựa chọn thời điểm thích hợp, đánh giá chi phí đầu vào để sản xuất ra 1 kWh điện, sau đó chuyển đổi và bán cho dân, công bằng giữa thu và chi mới tạo sự đồng thuận trong nhân dân", đại biểu Trần Tất Thế đề nghị.
Nam Hoàng - Viết Tôn - Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Theo Tintuc
Ai đã lấy số liệu của người dân đếm xe qua trạm BOT Ninh Lộc? Sau một tuần tự đếm xe qua trạm BOT Ninh Lộc, người dân chuẩn bị tổng hợp các số liệu để gửi cơ quan chức năng, thì đột ngột phát hiện giấy tờ ghi số liệu đếm xe bị mất gần hết. Người dân đếm xe qua trạm BOT Ninh Lộc ẢNH: V.N Ngày 5.3, ông Trịnh Văn Trí, Chủ tịch UBND xã...