Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự WEF Đông Á 2015
Theo VOV, từ ngày 19 đến 22-4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á năm 2015 (WEF Đông Á 2015) tại Jakarta, Indonesia.
Theo đó, Phó Thủ tướng sẽ dự và phát biểu tại phiên khai mạc toàn thể “Đông Á trong bối cảnh toàn cầu mới”. Đồng thời, Phó Thủ tướng sẽ gặp gỡ phó thủ tướng Liên bang Nga; dự kiến hội kiến phó tổng thống Indonesia; tham gia phiên thảo luận giữa các nhà lãnh đạo về chủ đề “Tăng cường hợp tác liên khu vực”; phát biểu tại phiên thảo luận chung về “Thiết lập chương trình nghị sự cho bảo đảm an ninh lương thực”.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng sẽ tiếp Đô đốc Harris, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ; gặp ông Philipp Rosler, Giám đốc điều hành WEF; tiếp Phó Chủ tịch ADB Stephen Groff; tiếp giám đốc khu vực Công ty Lloyd’s; tiếp Phó Tổng Thư ký OECD Mari Kiviniemi…
TX
Theo_PLO
Video đang HOT
Để cô lập Trung Quốc, Mỹ cần hòa giải với Triều Tiên
Washington hiểu rõ rằng chỉ chiến lược duy trì thế cân bằng không thôi là chưa đủ, mà người Mỹ cần chủ động gây áp lực với Trung Quốc mạnh hơn. Và để gây áp lực với Trung Quốc, Mỹ cần hòa giải với Triều Tiên.
Câu chuyện Trung Quốc đem tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương như một động thái thách thức trực tiếp cường quốc láng giềng cùng với việc Bắc Kinh không ngừng các hoạt động phi pháp trên biển Đông, đang làm dấy lên những lo ngại lớn nhất tại khu vực châu Á Thái Bình Dương kể từ đầu năm 2015.
Sự hung hăng vượt ngoài khả năng dự đoán của giới phân tích của Trung Quốc đang đặt ra vấn đề về biện pháp giải quyết một cách căn bản và lâu dài, đặc biệt là với Mỹ ở thời điểm hiện tại, khi mà Mỹ được cho là sẽ tập trung toàn lực đến châu Á Thái Bình Dương sau thỏa thuận hạt nhân Iran.
Hơn bao giờ hết, Washington hiểu rõ rằng chỉ chiến lược duy trì thế cân bằng không thôi là chưa đủ, mà người Mỹ cần chủ động gây áp lực với Trung Quốc mạnh hơn trước. Và để gây áp lực với Trung Quốc, không gì bằng chuyện Mỹ có thể hòa giải với Triều Tiên.
Đối với Trung Quốc, Triều Tiên quả thực là một lá bài quý giá và là một vũ khí lợi hại trong ván bài quyền lực ở châu Á Thái Bình Dương. Việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân cùng với việc nước này luôn duy trì mối quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng, trừ Trung Quốc, luôn được xem là một chiến thuật giảm sức ép cực kỳ hiệu quả đối với Trung Quốc trong những tình huống cần thiết.
Những nhà phân tích có thể viết cả một cuốn sách dày để nói về vai trò và tầm quan trọng của Bắc Triều Tiên với Trung Quốc trong cục diện ở Đông Á và thế giới. Chung quy lại, nó bao gồm hai vai trò cơ bản, thứ nhất là hướng sự chú ý của Mỹ và hai đồng minh quan trọng ở Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc vào vấn đề Triều Tiên hơn là về phía Trung Quốc.
Những cuộc khảo sát thống kê ở Nhật Bản và Hàn Quốc trước năm 2014 đều cho thấy người dân hai nước này lo ngại về sự đe dọa từ Bình Nhưỡng hơn là từ Trung Quốc, đặc biệt là sau những vụ thử tên lửa của Triều Tiên vào giữa năm 2014 khiến cả nước Nhật lạnh gáy.
Mục đích thứ hai và quan trọng không kém mà vấn đề hạt nhân của Triều Tiên đem lại cho Trung Quốc là việc đem lại cho nước này một cơ hội thuận lợi trong các vấn đề quốc tế. Qủa thực, cứ mỗi khi vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên rộ lên khiến Mỹ và các nước đồng minh phải tìm cách giải quyết, thì vai trò của Trung Quốc lại tăng lên một bậc. Đơn giản là vì Mỹ và các nước đồng minh đều hiểu rằng muốn thuyết phục được Triều Tiên thì phải nhờ cậy Trung Quốc trước.
Điều này thậm chí đã trở thành một thông lệ, mỗi khi có một nhà lãnh đạo tối cao ở Trung Quốc mới lên nắm quyền và muốn nâng cao vị thế, thì hầu như các nhà phân tích có thể chắc chắn rằng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sẽ lại rộ lên ngay lập tức. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên vì thế là một khúc mắc nghiêm trọng mà Mỹ cần giải quyết để có thể nhanh chóng tập hợp và triển khai vành đai bao quanh Trung Quốc một cách hiệu quả.
Và có vẻ như thỏa thuận hạt nhân vừa được thông qua ở Iran đang mở ra một cơ hội cho vấn đề Triều Tiên. Vấn đề hạt nhân ở Iran và Triều Tiên từ lâu đã là hai vấn đề nhức nhối nhất trên thế giới trong những năm qua, khi nó gây ra những đe dọa và nguy cơ xung đột nghiêm trọng trong khu vực Trung Đông và Đông Á, và nhất là khả năng giải quyết hai trường hợp này đều bế tắc.
Vì vậy, việc đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran đang được xem là một kinh nghiệm quý giá có thể áp dụng vào trường hợp của Triều Tiên. Nếu có thể đạt được thỏa thuận hạt nhân với Triều Tiên, sẽ đồng nghĩa với việc Mỹ có thể chặt đứt được vũ khí lợi hại nhất của Trung Quốc trong ván bài ở Đông Á. Khi đó Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ không còn bị vấn đề Triều Tiên chi phối và có thể tập trung hoàn toàn vào việc đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Dù các nhà phân tích đang cho rằng cơ hội để đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Triều Tiên sẽ khó khăn hơn so với Iran rất nhiều, thậm chí là gần như không thể, thì cơ hội vẫn không phải là không có. Bắc Triều Tiên đã có những thay đổi nhất định kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền, đặc biệt là trong việc Bình Nhưỡng bắt đầu có những động thái vượt ra khỏi thông lệ so với trong quá khứ.
Mối quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc đã có những khoảng cách đáng kể trong thời gian vừa qua, với việc Bắc Triều Tiên thường xuyên phong tỏa biên giới với Trung Quốc. Dù bề ngoài Bình Nhưỡng tuyên bố là để chặn đứng nạn buôn lậu và vượt biên trái phép, nhưng đây là một trong những lần hiếm hoi Bình Nhưỡng xiết chặt biên giới với Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây.
Những động thái tăng sự tự chủ đáng kể cũng được Bình Nhưỡng thể hiện trong những ngày gần đây, khi lần đầu tiên trong vòng 25 năm qua Triều Tiên cử một bộ trưởng ngoại giao đến Ấn Độ - một biểu hiện vượt cấp ngoại lệ đối với một nước có xu hướng cứng nhắc trong các vấn đề quốc tế như Triều Tiên. Mục đích mà bộ trưởng ngoại giao Ri Su-Yong đến Ấn Độ là để thúc đẩy mối quan hệ với Ấn Độ về thương mại và viện trợ kinh tế cho Bình Nhưỡng.
Đây được xem như một sự xích lại đáng kể trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Triều Tiên đồng thời có thể khiến Trung Quốc khó chịu, khi mà nó đang làm giảm tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng. Việc Triều Tiên xích lại gần Ấn Độ cũng được xem là một cơ hội để nối lại những liên lạc giữa Washington và Bình Nhưỡng, trong đó Ấn Độ có thể đóng vai trò là cầu nối. Trước đó cầu nối liên lạc duy nhất giữa Mỹ và Triều Tiên là buộc phải thông qua Trung Quốc như một trung gian
Kể cả khi khả năng đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Triều Tiên là không cao, thì việc bắt đầu nối lại những liên lạc với Bình Nhưỡng ở thời điểm hiện tại vẫn là điều Mỹ nên làm ở thời điểm hiện tại. Nó có thể làm gia tăng áp lực với Trung Quốc và khiến nước này phân tán sự chú ý ra khỏi những xung đột ở biển Đông.
Việc Mỹ đi đêm với Triều Tiên là một cơn ác mộng với Trung Quốc và Bắc Kinh bằng mọi giá sẽ tìm cách ngăn cản. Nếu như trong quá khứ Trung Quốc sử dụng Triều Tiên như một lá bài giảm sức ép hiệu quả, thì giờ đây Mỹ cũng có thể sử dụng Triều Tiên như một cách thức buộc Trung Quốc phải phân tán sự chú ý.
Nhàn Đàm (theo The Diplomat)
Theo Một Thế giới
WB nâng dự báo tăng trưởng ở Việt Nam Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm nay của Trung Quốc và nhiều nước thuộc khu vực phát triển Đông Á - Thái Bình Dương. Việt Nam là nước duy nhất được tăng mức dự báo tăng trưởng. Việt Nam là nước duy nhất trong 9 nước thuộc khu vực EAP được WB nâng mức dự...