Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì xét duyệt hồ sơ đặc xá
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phân công Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì xét duyệt hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt năm 2015.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2015, thay mặt Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan xét duyệt hồ sơ, danh sách người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt theo Điều 21, Điều 22 Luật Đặc xá và Điều 5 Quyết định số 1366/2015/QĐ-CTN ngày 10/7/2015 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2015, trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì xét duyệt hồ sơ đặc xá. ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.
Trước đó, ngay 15/7/2015, Hôi đông tư vân đăc xa đa ban hanh Hương dân sô 91/HĐTVĐX vê viêc triên khai thưc hiên Quyêt đinh sô 1366/2015/QĐ-CTN ngay 10/7/2015 cua Chu tich nươc vê đăc xa năm 2015.
Đê thưc hiên tôt chinh sach nhân đao, khoan hông cua Đang va Nha nươc đôi vơi ngươi pham tôi va gop phân thưc hiên Chương trinh quôc gia phong, chông tôi pham đat kêt qua, Thu tương Chinh phu cũng đã có Công điện 1056/CĐ-TTg về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2015.
Video đang HOT
Công điện yêu cầu Bộ Công an phải làm tốt chức năng tham mưu, thường trực cho Hội đồng tư vấn đặc xá, khẩn trương triển khai có hiệu quả công tác đặc xá năm 2015, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng người, đúng tiêu chuẩn quy định của pháp luật, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, sai sót
Theo kế hoạch, từ ngày 24/7/2015 đến ngày 07/8/2015, các tổ thẩm định liên ngành của Hội đồng tư vấn đặc xá sẽ đến trực tiếp các đơn vị, địa phương để kiểm tra, thẩm định hồ sơ, danh sách đề nghị xét đặc xá. Đến cuối tháng 8, Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá sẽ tổng hợp, hoàn chỉnh danh sách đặc xá trình Chủ tịch nước quyết định.
Tiếp đó, sẽ tổ chức họp báo công bố quyết định của Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn và tổ chức tha người được đặc xá theo quyết định của Chủ tịch nước từ ngày 28 đến 31/8/2015.
Theo giaoduc
Thí điểm cho môtô phân khối lớn vào cao tốc
Thông tin này được đưa ra tại buổi làm việc của Ban cán sự đảng Bộ GTVT sáng 13/5, do Bí thư Ban cán sự, Bộ trưởng Đinh La Thăng chủ trì.
Chỉ đạo về công tác xây dựng pháp luật, Bộ trưởng Đinh La Thăng đặt một loạt câu hỏi liên quan tới việc cụ thể hoá tinh thần Hiến pháp 2013, cải cách hành chính và thủ tục hành chính...
"Chúng ta đã thực sự vì người dân và vì doanh nghiệp chưa? Tôi cho rằng một số cơ quan trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) vẫn còn ôm việc về quản lý nhà nước", ông Thăng nói.
Theo ông Thăng, trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, nhiều lái xe, người dân thường xuyên nhắn tin cho cho ông phản án các bất cập. Ở phạm vi kiểm soát tải trọng phương tiện, Bộ trưởng cho hay, nội dung này cũng được người dân phản ánh rất nhiều do VBQPPL chồng chéo, dẫn đến hướng dẫn tổ chức thực hiện có khác nhau, đặc biệt liên quan đến đăng kiểm" - Bộ trưởng nhấn mạnh và lưu ý những vấn đề thực tiễn đang đòi hỏi thì phải cập nhật vào chương trình xây dựng VBQPPL, rà soát, sửa đổi bổ sung.
Dẫn ví dụ về hoạt động của môtô phân khối lớn, Bộ trưởng nói: "Chúng ta cho nhập về, tổ chức thi sát hạch cấp giấy phép lái xe phân khối lớn nhưng lại không cho chạy thì cho thi, cho nhập làm gì?"
"Đường cao tốc chỉ quá tải vào ngày lễ, bình thường rất vắng. Cớ gì không cho xe đi. Tại sao nước ngoài cho đi mà mình không cho đi. Tất nhiên không phải bất cứ cái gì nước ngoài làm thì mình cũng làm theo. Nhưng những gì hợp lý thì phải làm. Nếu Luật chưa cho phép thì có thể xin Thủ tướng cho thí điểm" - Bộ trưởng nói.
Hiện, Nhà nước đã cho phép nhập các loại xe phân khối lớn cũng như cho phép đào tạo rộng rãi đối với những người có nhu cầu học và thi lấy bằng lái xe hạng A2.
Về vấn đề này, Tổng cục trưởng Đường bộ VN Nguyễn Văn Huyện cho biết, các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan đều cho xe phân khối lớn vào cao tốc. Tuy nhiên, tốc độ bị hạn chế hơn so với ôtô. Như Nhật Bản hạn chế tốc độ của loại xe này chỉ 70 - 100 km.
Đồng quan điểm, Vụ trưởng Vụ ATGT Nguyễn Văn Thạch nói: "Đối với xe phân khối lớn, quan điểm các nước khác nhau, nhiều nước cho vào cao tốc nhưng nhiều nước lại không. Như Nhật Bản, dù cho xe phân khối lớn vào cao tốc nhưng hạn chế như xe phải từ 550 phân khối trở lên, muốn chở thêm người thì phải có bằng 3 năm và đi vào làn tốc độ thấp hơn".
Cũng về vấn đề này, Phó chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng nêu ý kiến, xe phân khối lớn không phải xe đi lại thường xuyên trong nội đô mà là xe đi chơi. Nhà cung cấp xe phân khối lớn hình thành câu lạc bộ, có chương trình huấn luyện rất kỹ cho người lái xe này. Các câu lạc bộ này cũng đã đề nghị cho thí điểm nhưng trước mắt chỉ thí điểm với các đoàn xe.
"Nếu thí điểm thì chỉ cho một nhóm phương tiện vào đi thử, sau đó mới thí điểm rộng rãi hơn" - ông Hùng đề xuất.
Không đồng ý với đề xuất của ông Hùng, Bộ trưởng nói: "Nói như thế thì ông không tin vào đào tạo của ông. Đấy là ngược với những gì mình đang hướng tới".
"Mình hướng dẫn làm sao thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Luật chưa có nhưng thực tiễn đòi hỏi thì mình phải xin phép cho thí điểm. Trước mắt, đề xuất thí điểm cho môtô từ 175 phân khối trở lên được chạy vào 3 tuyến cao tốc gồm Hà Nội - Lào Cai, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và Sài Gòn - Trung Lương. Sau thí điểm có tổng kết đánh giá, nếu hợp lý sẽ đề xuất sửa Luật" - Bộ trưởng kết luận.
Theo_Zing News
Đề xuất cấm đặt tên người vượt quá 25 chữ cái Tên và chữ đệm của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường. Ảnh Dũng Nguyễn. Không đặt...