Phó Thủ tướng: Người về không biết, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, những ai không khai báo y tế phải xử lý nghiêm, chính quyền cơ sở không nắm được người từ nơi khác về cũng phải chịu trách nhiệm.
Ngày 28/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, làm việc với tỉnh Long An.
Đoàn công tác của Phó Thủ tướng tới thăm nơi điều trị bệnh nhân COVID-19 tại 2 bệnh viện dã chiến ở TP Tân An, tỉnh Long An. Sau đó, Phó Thủ tướng và đoàn công tác tới làm việc với UBND tỉnh Long An.
Không nghiêm thì không kiểm soát được dịch
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đặt nhiều câu hỏi về công tác xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch tại “điểm nóng”, khu phong toả, cũng như vùng an toàn và công tác điều trị.
Phó Thủ tướng nêu rõ bài học kinh nghiệm rút ra từ chính một huyện của Long An cho thấy, nếu không làm nghiêm ngặt từ bên dưới sẽ không kiểm soát được dịch bệnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. (Ảnh: VGP)
Video đang HOT
Vì vậy, tỉnh phải quán triệt tinh thần thực hiện thật nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, phát huy tối đa vai trò của các tổ chức, đoàn thể, tổ COVID cộng đồng, nòng cốt là lực lượng công an để “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”.
” Những ai không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực phải bị xử lý nghiêm, trong đó có trách nhiệm của người thân trong gia đình. Nếu không nắm được những người từ nơi khác về, chính quyền cơ sở, tổ chức, đoàn thể cũng phải chịu trách nhiệm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Giám sát sức khoẻ người dân vùng dịch
Phó Thủ tướng cho rằng, trong truy vết, khoanh vùng, dập dịch, Long An cần phân chia thành các vùng theo mức độ bình thường mới, nguy cơ, nguy cơ cao và rất cao để áp dụng những biện pháp chống dịch phù hợp. Đối với những vùng an toàn, tỉnh tiếp tục thực hiện tầm soát, sàng lọc định kỳ bằng xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp.
Tại những khu vực nguy cơ rất cao, mức độ lây nhiễm đậm đặc thì lập danh sách từng gia đình, người dân và hướng giám sát dịch bệnh tại từng khu dân cư, tổ chức các đội ngũ y tế, kíp vận chuyển thường trực để tiếp nhận thông tin người có triệu chứng thì trực tiếp đến xét nghiệm nhanh, chuyển đến khu thu dung F0 ban đầu, thực hiện xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp RT-PCR, để có hướng điều trị phù hợp.
Quang cảnh buổi làm việc.
Ngoài các xét nghiệm sàng lọc định kỳ để phát hiện F0 tại những khu vực nguy cơ cao, tỉnh cần ưu tiên cho những nhóm nguy cơ như người già, người có bệnh nền, phụ nữ có thai, để có biện pháp chăm sóc, điều trị từ sớm.
Lưu ý việc giám sát sức khỏe cho người dân trong bối cảnh dịch bệnh, Phó Thủ tướng nêu rõ, với những khu có mật độ dân số cao, phải thực hiện giãn cách nghiêm ngặt; đồng thời theo dõi sát, kịp thời những trường hợp có triệu chứng mắc COVID-19 cũng như gặp các vấn đề sức khoẻ. ” Phải có hệ thống chăm sóc sức khỏe bảo đảm tuyệt đối an toàn” , Phó Thủ tướng yêu cầu.
Chuẩn bị cơ sở thu dung điều trị F0
” Long An cần thiết lập hệ thống điều phối, theo dõi sát bệnh nhân ở từng tuyến điều trị, bảo đảm bệnh nhân nặng đã được điều trị khỏi hoặc thuyên giảm thì được chuyển ngay xuống tuyến dưới để có giường trống đón bệnh nhân mớ i”, Phó Thủ tướng nói.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng đề nghị, tại những khu vực an toàn, bình thường mới, tỉnh Long An chuẩn bị một số cơ sở thu dung, điều trị F0 để cùng với các địa phương lân cận, có thể hỗ trợ, chi viện cho TP.HCM khi cần thiết, theo sự điều phối của Bộ Y tế, trước hết là đón người dân của Long An từ TP.HCM trở về bảo đảm an toàn dịch bệnh.
Về khôi phục sản xuất, Long An cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch, chú ý thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh để sản xuất trong điều kiện mới.
Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ công nhân di chuyển, tránh tâm lý chủ quan sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 (sau khi tiêm một thời gian mới có kháng thể) nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Thực hư thông tin cán bộ phường ở Hà Nội ưu ái cho người thân được tiêm vaccine
Lãnh đạo phường Tứ Liên cho biết bà T. là cán bộ hết hạn hợp đồng từ tháng 6, thông tin bà này ưu ái đưa người thân vào danh sách tiêm vaccine chỉ là hiểu lầm.
Ngày 28/7, trả lời VTC News, ông Trần Văn Bách, Phó Chủ tịch UBND phường Tứ Liên (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) cho biết, tối qua, ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ yêu cầu UBND phường Tứ Liên báo cáo về việc người dân phản ánh cán bộ phường ưu ái đưa người thân vào danh sách tiêm vaccine phòng COVID-19.
Theo Phó chủ tịch UBND phường Tứ Liên, qua xác minh bước đầu, bà Trần Thu T. là cán bộ hợp đồng của UBND phường Tứ Liên nhưng đã hết hợp đồng từ tháng 6.
Ngày 25/7, phường Tứ Liên tổ chức tiêm chủng, bà T. đưa 4 người thân nhà chồng (cùng sống trên địa bàn phường Tứ Liên) nằm trong danh sách được tiêm vaccine nhưng chưa đến đợt tiêm vào tiêm trước.
Hình ảnh người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Hà Nội sáng 28/7. (Ảnh: Đắc Huy)
"Ngày hôm đó đã tiêm hết giờ buổi sáng nên cán bộ phường tại điểm tiêm hướng dẫn người dân quay về để chiều tiếp tục tiêm. Tuy nhiên, do buổi chiều có thông báo của Sở Y tế về việc tạm dừng tiêm tại 8 điểm, trong đó có phường Tứ Liên nên người dân đến lại phải ra về.
Có lẽ người dân chờ không đến lượt, còn thấy chị T. đưa người nhà vào tiêm trước nên gây ra bức xúc và hiểu lầm rằng người thân của cán bộ phường vào tiêm nên hết thuốc.
Tôi khẳng định ở đây không có sự ưu ái cho người thân cán bộ phường mà là do sự sơ suất trong việc kiểm tra, giám sát của cán bộ tại điểm tiêm", vị lãnh đạo phường cho hay.
Theo kế hoạch của UBND quận Tây Hồ, UBND phường Tứ Liên triển khai kế hoạch tiêm chủng từ ngày 24 và 25/7 với số lượng phân bổ hơn 800 liều về 12 tổ dân phố, bình quân mỗi tổ có khoảng 50 liều.
Ninh Bình tạm dừng phòng tập gym, sân golf được đón khách trong tỉnh Ninh Bình yêu cầu tạm dừng thêm các hoạt động phòng tập gym, yoga, phòng tập thể hình...; sân golf được đón khách trong tỉnh và không được đón khách từ vùng dịch. Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tỉnh Ninh Bình tiếp theo thực hiện một số biện pháp...