Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng đang bước vào thời kỳ lịch sử
Khung khổ pháp lý để cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được Quốc hội, Chính phủ ban hành hiện nay có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển của ngành ngân hàng.
Như tin đã đưa, Ngân hàng Nhà nước vừa tổ chức sơ kết 1 năm việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ liên quan tới cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao, các Ban Đảng, Uỷ ban của Quốc hội và nhiều bộ, ngành.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Thành Chung
Tại hội nghị, lãnh đạo các Ngân hàng thương mại đều khẳng định rằng Nghị quyết số 42 và Quyết định số 1058 của Thủ tướng Chính phủ đã mang lại niềm tin đối với ngành ngân hàng, người dân và doanh nghiệp trong xử lý nợ xấu- được ví như “cục máu đông” của nền kinh tế trong giai đoạn trước đó. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các ngân hàng đều giảm từ 2,46% vào thời điểm cuối năm 2016 xuống còn 2,09% vào cuối tháng 6 vừa qua.
Tuy nhiên, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho rằng, kết quả xử lý nợ xấu đạt được nhiều kết quả ấn tượng nhưng tỷ lệ nợ xấu nói chung, bao gồm cả nợ xấu ngoại bảng của các tổ chức tín dụng vẫn còn cao, ở mức 6,6%, đòi hỏi ngành ngân hàng phải tận dụng tối đa các lợi thế về quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, các cơ chế, chính sách để xử lý hiệu quả hơn nợ xấu.
Ông Nguyễn Hồng Vân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên đánh giá cao sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tạo tiền đề quan trọng thực hiện các chỉ tiêu về xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng mà Quốc hội giao. Tuy nhiên, vị đại biểu Quốc hội Vân cho biết vẫn còn 54/63 tỉnh, thành phố và 8/12 bộ, ngành chưa có chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 42, có nơi đùn đẩy trách nhiệm cho ngành ngân hàng.
Nghị quyết số 42/2017/QH14 thể hiện tầm nhìn sâu rộng của Quốc hội
Video đang HOT
Đồng tình với nhận định của ông Nguyễn Hồng Vân, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho rằng, bên cạnh những khiếm khuyết trong thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng thì cần nhận thức rõ hơn các kết quả đạt được để chính phủ, doanh nghiệp và người dân tự tin hơn trong cơ cấu lại nền kinh tế, xử lý hiệu quả nợ xấu.
Theo Phó Thủ tướng bước vào giai đoạn 2016- 2020, Chính phủ thực hiện tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế khi mà dư địa phát triển chật hẹp. Do vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm Đại hội Đảng lần thứ XII đặt ra là tập trung tái cơ cấu nền kinh tế. Nghị quyết Trung ương 4 và 5 vừa qua đã nhấn mạnh vấn đề cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với chặt với xử lý căn bản nợ xấu trên nguyên tắc thị trường, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ mà trực tiếp là NHNN đã bám sát nhiệm vụ này, tìm phương cách, công cụ thực hiện, đó là đánh giá thực trạng, rà soát pháp lý của xử lý nợ xấu (riêng trong năm 2016, lãnh đạo Chính phủ 3 lần làm việc với VAMC, các Bộ Tư pháp, Công an và Toà án nhân dân tối cao). Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tư pháp, Công anvà đề nghị Toà án nhân dân tối cao đánh giá độc lập về hành lang pháp lý. Các báo cáo này đều tập trung vào yêu cầu tháo gỡ khó khăn pháp lý và kiến nghị Quốc hội xây dựng một Nghị quyết chuyên đề về xử lý nợ xấu, gắn với sửa Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
Cùng với Nghị quyết số 42, Chính phủ hoàn thành Chiến lược phát triển ngành ngân hàng, khung khổ pháp lý cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, các Đề án chống đô-la hoá, chống vàng hoá nền kinh tế, Đề án không dùng tiền mặt, Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng nhân dân, củng cố thêm năng lực quản trị, phương thức hoạt động của VAMC.
“Các khung khổ pháp lý ban hành hiện nay có ý nghĩa lịch sử của hoạt động ngân hàng, thể hiện tư duy, tầm nhìn của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và có sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị”, Phó Thủ tướng đánh giá, trong đó nhìn nhận về vai trò của NHNN với thái độ chuyên nghiệp, bản lĩnh, tận tuỵ quyết định sự thành công của cơ cấu lại các tổ chức tín dụng trong giai đoạn vừa qua, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tác động tới nền kinh tế trong nước.
Xác định nhiệm vụ của Quốc hội, Chính phủ giao còn nặng nề, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu NHNN: “Tiếp tục phát huy vai trò đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương kịp thời phát hiện các vướng mắc, không được để “mất đà” cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu”.
Ngành ngân hàng phấn đấu từ nay đến năm 2020, hoàn thành và hoàn thành vượt các chỉ tiêu đã đề ra tại Nghị quyết 42 và Quyết định 1058. Riêng năm 2018, phấn đấu hoàn thành 30% mục tiêu đặt ra cho cả giai đoạn 2016-2020.
Cụ thể, có ít nhất 70% ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II và có ít nhất từ 1-2 ngân hàng nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực châu Á. Đến năm 2020 tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã được phân loại xuống dưới 3%, tăng cường chất lượng cơ cấu tín dụng cho vay.
Tiếp tục tập trung tái cơ cấu các tổ chức tín dụng nhân dân, có lộ trình tăng vốn, tăng cường nhân sự có chất lượng cao cho VAMC, thực hiện mua bán nợ theo thị trường.Năm 2018NHNN thực hiện tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước bằng việc sử dụng nguồn chia cổ tức và các giải pháp cơ cấu lại hoạt động của các ngân hàng.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, thanh tra, giám sát của NHNN để phát hiện kịp thời và hạn chế tối đa những sai phạm, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với hệ thống ngân hàng, trong đó coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để phát hiện và xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và sai phạm nội bộ, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan, các địa phương chủ động phối hợp với ngành ngân hàng xử lý các vướng mắc trong xử lý nợ xấu vì sự phát triển bền vững và nhanh của đất nước.
Theo Danviet
Lo ngại đầu cơ thịt lợn, Phó Thủ tướng yêu cầu bình ổn thị trường
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp nhằm ổn định thị trường thịt lợn.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, về các giải pháp nhằm ổn định thị trường thịt lợn.
Cụ thể, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thị trường, giám sát hoạt động của thương lái, các nhà cung cấp lớn, các đơn vị phân phối lớn thịt lợn để giảm chi phí trong lưu thông và khâu phân phối bán lẻ, giúp giảm giá thành bán lẻ đối với mặt hàng thịt lợn, đảm bảo các chỉ số cân đối lớn về CPI theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đồng thời, Bộ Công Thương chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, lực lượng quản lý chuyên ngành tại biên giới tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vấn đề nhập lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng thịt lợn nhằm bảo vệ người tiêu dùng và người chăn nuôi trong nước.
Phó Thủ tướng yêu cầu các ngành chức năng thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường thịt lợn, tránh đầu cơ. Ảnh: I.T
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ NNPTNT tiếp tục chỉ đạo các địa phương, người chăn nuôi trong việc tái đàn gắn với chọn lọc con giống chất lượng cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm; tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông thông tin đầy đủ, kịp thời và sát thực tế về nguồn cung và giá cả các mặt hàng thực phẩm, nhất là đối với thịt lợn, đảm bảo không xảy ra việc tăng giá do yếu tố tâm lý.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu các tỉnh trên cả nước ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá, triển khai các giải pháp phục hồi phát triển chăn nuôi lợn với quy mô hợp lý...
Theo đánh giá của ngành Thống kê và Chăn nuôi, nguồn cung lợn thịt trong sản xuất có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng số lượng không lớn. Cụ thể, sản lượng thịt lợn giảm khoảng 1,2% trong quý 1, sang đến quý 2 đã phục hồi tăng khoảng 0,4% và dự kiến tăng 1,5-2% vào quý 3 và quý 4. Bởi, đầu tháng 4 năm nay thị trường có dấu hiệu khả quan nên người chăn nuôi thâm canh tăng năng suất, nuôi vỗ béo, nuôi sinh sản làm tăng nguồn cung thịt lợn cho thị trường các tháng cuối năm.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá heo hơi (lợn hơi) hôm nay 17.8 chững lại tại miền Bắc, một số nơi giảm giá so với cuối tháng 7, hiện đang dao động phổ biến từ 51.000 - 53.000 đồng/kg. Tương tự, các khu vực miền Trung, miền Nam giá heo hơi ít biến động, thương lái thu mua từ 49.000 - 52.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 16/8: Thị trường bất ổn, Phó Thủ tướng yêu cầu chặn đầu cơ, găm hàng Theo ghi nhận của PV, giá heo hơi (lợn hơi) hôm nay 16/8 có sự biến động nhẹ tại miền Bắc, các tỉnh miền Trung, miền Nam vẫn tương đối ổn định, giá dao động từ 49.000 - 53.000 đồng/kg. Trước tình hình thị trường thịt heo có nhiều dấu hiệu bất ổn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã giao...