Phó Thủ tướng: Mua vaccine phòng dịch Covid-19 không hề dễ
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, việc mua vaccine phòng chống dịch Covid-19 trên thế giới không hề dễ.
Trong khuôn khổ chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV, sáng 6/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời các câu hỏi của một số đại biểu Quốc hội về tiến độ nghiên cứu vaccine phòng Covid-19 và biện pháp căn cơ để hạn chế lây lan trong giai đoạn bình thường mới.
Nhấn mạnh chủ trương và giải pháp “bên ngoài đang sóng to gió lớn, cho nên bên trong phải bao chặt”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Việt Nam đang làm tốt công tác kiểm soát người nhập cảnh, phát hiện xử lý các trường hợp nhập cảnh trái phép. Chúng ta đã đón khoảng 200.000 người vào Việt Nam, gồm các chuyên gia lao động, người Việt Nam ở các nước, chủ yếu là học sinh, sinh viên về nước. Và đây là yếu tố quan trọng để giữ sự ổn định cho phát triển kinh tế – xã hội.
Nhận định dịch rất phức tạp, Phó Thủ tướng lần thứ hai nhấn mạnh yêu cầu “bên ngoài phải kiểm soát rất chặt, bên trong phải chung sống an toàn”. Ông mong muốn người dân tuân thủy nghiêm quy định sống chung an toàn với dịch như quy tắc 5K của Bộ Y tế; từng cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, công xưởng, doanh nghiệp… thực hiện đầy đủ hướng dẫn, điều kiện an toàn dịch.
“Chúng tôi đã đưa lên một bản đồ số chung sống an toàn với Covid-19, sẽ có hàng triệu cơ sở phải tự chấm điểm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nếu mức xanh sẽ được tiếp tục hoạt động”, Phó Thủ tướng nói.
Về câu hỏi “Dịch sẽ kéo dài đến bao giờ?”, Phó Thủ tướng nói: “Ta phải chuẩn bị tinh thần ít nhất đến 2021″.
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng, chống dịch Covid-19 quan trọng nhất vẫn là câu chuyện vaccine. Một vaccine bình thường, giai đoạn phát triển, đưa vào sử dụng đại trà mất 5-10 năm. Bên cạnh đó, ta phải xem vaccine có hiệu quả không, kéo dài bao lâu, tác dụng phụ thế nào…
Theo ông Vũ Đức Đam, hơn 150 loại vaccine phòng Covid-19 đang được phát triển bởi các quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam có 4 cơ sở. Song, ông thẳng thắn khẳng định nhanh nhất cuối năm 2021, đầu 2022, Việt Nam mới sản xuất được.
Ông cũng cho biết thêm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh vaccine toàn cầu đã thành lập chương trình gồm 92 nước và vùng lãnh thổ tham gia, trong đó có Việt Nam, với tham vọng cung cấp vaccine giá rẻ, khoảng 2 USD một liều, mỗi người mất khoảng 4 USD cho 2 liều.
“Tuy nhiên, cũng chỉ hy vọng đáp ứng được vài phần trăm đến tối đa được 20% số người trên thế giới. Và cũng chưa công ty sản xuất vaccine nào cam kết bán vaccine cho liên minh này cả”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam có 4 đơn vị nghiên cứu vaccine, trong đó có 2 đơn vị đã “đi trước”, dự kiến cuối năm nay thử nghiệm vòng 1 trên người.
“Như vậy vaccine trong nước dự kiến cuối năm 2021 đầu 2022 mới sản xuất được. Mua vaccine trên thế giới cũng khó tương tự bởi nhu cầu cao hơn năng lực sản xuất và chưa có gì chắc chắn. Chính phủ các nước muốn mua sớm thì phải đặt cọc hoặc trả tiền trước cho công ty với mức độ rủi ro rất cao, bởi đó vẫn là chuyện tương lai”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Khẳng định giải pháp căn cơ nhất hiện nay là phòng dịch, chung sống an toàn với dịch bệnh, Phó Thủ tướng tha thiết đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo không được chủ quan vì ngày hôm nay trên thế giới vẫn có nửa triệu ca nhiễm.
Khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết thúc câu trả lời này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói thêm: “Chúng ta phải phòng chống dịch bệnh, vì vaccine là việc của tương lai”.
Huy động mọi nguồn lực cứu chữa bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng
Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu khẩn trương tổ chức điều tra yếu tố dịch tễ, truy vết tất cả các khu vực, trường hợp liên quan đến bệnh nhân Covid-19 thứ 416; đồng thời xử lý nghiêm người nước ngoài nhập cảnh trái phép
Chiều 25-7, Thành ủy Đà Nẵng đã có công văn về việc chủ động phòng chống dịch bệnh Covid-19 sau khi TP này có người vừa mắc Covid-19, được Bộ Y tế công bố là ca bệnh 416.
Theo đó, Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương liên quan khẩn trương triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các phương án, biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 theo đúng kịch bản phòng chống dịch và phù hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn; không để dịch bệnh lây lan, tạo sự ổn định tình hình và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.
Bên cạnh đó, Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương tổ chức điều tra yếu tố dịch tễ, truy vết tất cả các khu vực, trường hợp liên quan đến bệnh nhân 416 để áp dụng những biện pháp khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm, giám sát và theo dõi chặt chẽ theo quy định; không để bỏ sót trường hợp có nguy cơ cao.
Đối với bệnh nhân Covid-19 thứ 416, Thành ủy Đà Nẵng đề nghị ngành y tế huy động mọi nguồn lực để phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương tích cực điều trị, chữa khỏi với tinh thần quyết tâm cao nhất, không để bệnh nhân tử vong.
Thành ủy Đà Nẵng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, cơ sở vật chất để triển khai cách ly tập trung và xem xét việc giãn cách xã hội ở mức độ phù hợp với tình hình thực tế.
Đà Nẵng siết chặt việc quản lý cư trú, khai báo tạm trú, nhất là đối với người nước ngoài. Ảnh: Hải Định
Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo Công an TP và các địa phương tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý cư trú, nhất là với người nước ngoài; yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc khai báo và xử lý nghiêm trường hợp thực hiện không đúng quy định của pháp luật.
Đối với các quận - huyện, Thành ủy Đà Nẵng đề nghị khẩn trương chỉ đạo chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương chủ động theo dõi sát địa bàn, sẵn sàng triển khai những biện pháp phòng chống dịch Covid-19; phối hợp với các ngành chức năng TP tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý cư trú, nhất là với người nước ngoài; thực hiện tổng rà soát, kiểm tra, phát hiện, yêu cầu khai báo (tạm trú, tạm vắng, y tế, dịch tễ) và xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào TP.
Trong buổi họp trực tuyến với Thường trực Chính phủ sáng 25-7, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, báo cáo đến nay, địa phương này phát hiện 52 người nước ngoài nhập cảnh trái phép qua công tác kiểm tra địa bàn.
Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép Việt Nam, đồng thời tạm giam 2 người Việt, 1 người Trung Quốc để điều tra về đường dây này,
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công an làm rõ, khởi tố vụ án và truy trách nhiệm đối với vụ việc tổ chức đưa người nước ngoài trái phép sang Việt Nam.
COVID-19: Đại dịch có thể ngày càng tồi tệ, Việt Nam nguy cơ xâm nhập từ ngoài vào rất cao WHO cảnh báo khủng hoảng COVID-19 có thể ngày càng xấu đi. Nếu các quy tắc cơ bản không được tuân thủ, tình hình đại dịch sẽ ngày càng tồi tệ. Đối với Việt Nam, hiện nguy cơ dịch xâm nhập từ nước ngoài vào vẫn cao, do tình trạng vượt biên, nhập cảnh trái phép, trốn cách ly... Ảnh minh họa: Internet...