Phó thủ tướng: Luật Báo chí cần ‘tuổi thọ dài’ trước xu thế phát triển
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, khi sửa luật báo chí không nên vì một vài biểu hiện tiêu cực ngoài thực tế mà vội vàng đưa ra các quy định hạn chế báo chí. Luật phải có “tuổi thọ dài” trước xu thế phát triển công nghệ hiện nay.
Tại hội nghị tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí ngày 12/11, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá Luật Báo chí 1989 và Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1999 đã tạo hành lang pháp lý cần thiết để thực hiện hoạt động báo chí và hoạt động quản lý báo chí, qua đó thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân trong khuôn khổ pháp luật và luật định.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích thì hoạt động của báo chí và công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí còn có những hạn chế, như số lượng cơ quan báo chí tăng nhưng chất lượng thông tin chưa tương xứng với yêu cầu.
Theo Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, một số cơ quan báo chí không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đưa quá nhiều tin tiêu cực, trái thuần phong mỹ tục gây cảm giác nặng nề trong xã hội. Không ít cơ quan chủ quản chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm dẫn đến buông lỏng và chưa kiên quyết trong xử lý vi phạm.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, những năm qua báo chí đã có bước phát triển rất mạnh mẽ không chỉ về số lượng mà thông tin đã đến được mọi ngõ ngách của cuộc sống.
Video đang HOT
Về việc sửa đổi bổ sung Luật Báo chí hiện hành, Phó thủ tướng lưu ý cần đảm bảo nguyên tắc báo chí cách mạng; đồng thời đảm bảo cho báo chí góp phần để nhân dân thực thiện tốt hơn quyền của mình.
“Khi làm luật phải rất bình tĩnh trước những bất cập của hoạt động báo chí, không nên vì một vài biểu hiện tiêu cực mà vội vàng ra ngay quy định hạn chế phát triển báo chí”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Cho rằng báo chí hiện nay, nhất là báo điện tử, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội đang có bước phát triển mạnh mẽ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của công nghệ với sự phát triển báo chí và truyền thông.
“15 năm trước khi làm luật không ai có thể tưởng tượng được ở bên này bán cầu có thể trò chuyện và nhìn thấy hình ảnh của người ở bên kia bán cầu. Vì thế, chúng ta sửa luật thì cần xem xét sự phát triển của truyền thông thế giới”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Từ đó, Phó thủ tướng cho rằng, việc xây dựng, sửa đổi Luật Báo chí cần cố gắng tránh luật “khung”, luật “ống” nhưng phải đảm bảo luật giữ được tương đối ổn định, có tuổi thọ dài trước xu thế phát triển công nghệ.
Luật Báo chí được Quốc hội khóa 8, kỳ họp lần thứ 6 thông qua ngày 28/12/1989 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 2/1/1990. Tới 12/6/1999, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 10 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
Sau 15 năm thi hành luật, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng ấn phẩm, số kênh phát thanh, truyền hình, loại hình và chất lượng thông tin, nguồn nhân lực và kinh tế báo chí. Thống kê tới hết năm 2013, cả nước có 838 cơ quan báo in với 1.111 ấn phẩm (199 báo in và 639 tạp chí), số lượng phát hành đạt hơn 650 triệu bản/năm; 90 báo điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình.
Xuân Hoa
Theo VNE
Hà Nội đề xuất cấp sổ đỏ theo tuổi thọ nhà chung cư
Để tháo gỡ khó khăn trong công tác sửa chữa, cải tạo nhà chung cư cũ trên địa bàn, thành phố Hà Nội đã đề xuất cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thời gian theo tuổi thọ công trình.
Đề xuất được đưa ra tại buổi làm việc của Bộ Xây dựng với thành phố Hà Nội về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ ngày 6/11.
Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn đã nêu ra hàng loạt vướng mắc, quy định của pháp luật; quy hoạch kiến trúc; chính sách giải phóng mặt bằng, tái định cư; quỹ nhà tạm cư; kinh phí đầu tư... trong quá trình thực hiện chủ trương cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Ông Tuấn cho rằng việc xác định sở hữu căn hộ chung cư (cấp sổ đỏ) không quy định niên hạn thời gian theo tuổi thọ công trình dẫn đến khó khăn khi cải tạo công trình đã hết hạn sử dụng.
Phó giám đốc Sở Xây dựng đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung vào Luật Nhà ở sửa đổi việc cấp sổ đỏ thời gian theo tuổi thọ công trình và khi 2/3 tổng số chủ sở hữu đồng ý việc cải tạo xây dựng lại chung cư cũ thì cưỡng chế di dời số hộ còn lại nếu không chấp hành việc di dời.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng yêu cầu cơ quan chuyên môn của Bộ sớm công bố kết quả kiểm định chất lượng nhà C8 Giảng Võ, Hà Nội để có giải pháp thực hiện cải tạo xây dựng lại chung cư cũ này. Ảnh: Giang Huy.
Cũng theo ông Tuấn, ngày 5/11 thành phố đã làm việc với Tổng hội Xây dựng Việt Nam, trong đó thống nhất nội dung: Kiến nghị Chính phủ cho phép nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ để thúc đẩy phương thức xã hội hóa theo định hướng cho phép điều chỉnh tăng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, xây dựng cao tầng, đảm bảo cân đối dự án, diện tích sàn dôi dư sau khi tái định cư tại chỗ ưu tiên bán cho các hộ dân tại 4 quận nội thành cũ.
Trước đề xuất việc cấp sổ đỏ thời gian theo tuổi thọ công trình của thành phố Hà Nội, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng, niên hạn chỉ được cấp cho các chung cư mới xây dựng gần đây. Trong khi các chung cư cũ từ những năm 1960, 1970. "Đáng lẽ phải làm khai sinh ngay khi đẻ, chứ để 40 năm sau mới bảo tuổi thọ của chung cư chỉ từng này năm thì rất khó", vị đại diện nêu.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho hay, các cơ quan chuyên môn của Bộ sẽ nghiên cứu những đề xuất của Hà Nội. Bộ sẽ cùng với thành phố đưa ra các cơ chế cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn theo hướng buộc phá dỡ những nơi cũ nguy hiểm cấp D, không phải xin ý kiến của chủ sở hữu.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị phá dỡ để cải tạo xây dựng lại những chung cư đã hết niên hạn sử dụng. "Sẽ có đơn vị chức năng khảo sát, kiểm định về hạ tầng, tuổi thọ, kết cấu chịu lực của các chung cư trước khi kết luận chính xác về niên hạn để cơ quan quản lý ra quyết định phá dỡ", ông Hùng nói.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện quản lý trên 1.500 chung cư cũ với quy mô từ 2-5 tầng. Các chung cư cũ cơ bản được xây dựng từ năm 1954 đến 1990, tuy nhiên vẫn còn tồn tại số ít nhà được xây dựng trước năm 1954. Các chung cư cũ được bố trí rải rác khắp Hà Nội, tập trung ở các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và một số tại quận Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Thanh Xuân. Hầu hết chung cư cũ đã được chuyển đổi từ hình thức sở hữu nhà nước sang sử hữu tư nhân theo nghị định 61/CP. Các chung cư đến nay đã hết niên hạn sử dụng và xuất hiện tình trạng nguy hiểm với hệ thống hạ tầng xuống cấp.
Võ Hải
Theo VNE
Hai cây đại thụ bên Vòm Mộ thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Nếu đo cách mặt đất 0,5m, chu vi thân cây Khế là 2,05m, chiều cao 2,65m; cây Sộp có chu vi 2,2m, chiều cao thân cây lên đến 6,05m. Hiện hai đại lão thụ này được trồng ngay cạnh Vòm Mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và được công nhân chăm sóc rất tốt. Trao đổi với PV Dân trí, bà Đặng...