Phó thủ tướng Lê Văn Thành từ trần
Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, Phó thủ tướng Lê Văn Thành từ trần ngày 22-8 do bệnh nặng.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành – Ảnh: VGP
Thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương xác nhận Phó thủ tướng Lê Văn Thành từ trần vào hồi 20 giờ 20 phút ngày 22-8, ở nhà riêng tại Lạch Tray, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, ông Thành mất sau thời gian bị bệnh hiểm nghèo và điều trị bệnh.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành từ trần ngày 22-8 do bệnh nặng
Ông Lê Văn Thành (61 tuổi), quê quán: huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; phó thủ tướng Chính phủ.
Ông Thành đã trải qua nhiều vị trí công tác tại Hải Phòng khi bắt đầu làm việc tại Nhà máy xi măng Hải Phòng.
Tại đây, ông kinh qua nhiều chức vụ như giám đốc Công ty Xi măng Hải Phòng, sau đó làm phó chủ tịch UBND thành phố, phó bí thư Thành ủy, chủ tịch UBND thành phố.Ông Thành đảm nhiệm vị trí bí thư Thành ủy – chủ tịch UBND TP Hải Phòng vào tháng 10-2015 và được Quốc hội phê chuẩn đảm nhiệm vị trí phó thủ tướng Chính phủ từ tháng 4-2021 đến nay.
Theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, ông Lê Văn Thành đảm nhiệm các lĩnh vực gồm: công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại – xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.
Chỉ đạo bảo đảm năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Các công trình trọng điểm quốc gia; các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo phân cấp của pháp luật. Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất. Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
Ngoài ra, Phó thủ tướng Lê Văn Thành giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Từ cuối năm 2022, ông Thành hầu như không tham gia các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ cũng như chủ trì các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
Vì vậy, các công việc do ông Thành đảm nhiệm được Thủ tướng Chính phủ phân công cho các phó thủ tướng theo quyết định 19 ngày 15-1, khi Chính phủ đã bầu bổ sung hai thành viên mới.
Không hy sinh công trình phúc lợi để làm các khu thương mại, dịch vụ, nhà ở
Phát biểu tại Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam, Phó thủ tướng Lê Văn Thành nêu quan điểm không hy sinh công trình phúc lợi để làm các khu thương mại, dịch vụ, nhà ở.Đô thị ngập úng, tắc nghẽn và ô nhiễm môi trường.
Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam được Ban Kinh tế T.Ư và Bộ Xây dựng tổ chức chiều 17.6, có 450 đại biểu dự trực tiếp và hơn 200 đại biểu dự trực tuyến.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu tại diễn đàn. Ảnh L.Q
Phát biểu tại diễn đàn, Phó thủ tướng Lê Văn Thành nhìn nhận, sau hơn 35 năm thực hiện đổi mới, hệ thống đô thị Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng. Đến nay, cả nước có 869 đô thị các loại, phân bố tương đối đều. Tỷ lệ đô thị hoá xác định theo địa bàn tăng từ 30,5% (năm 2010) lên 40,5% (năm 2021).
Đồng thời, không gian đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ, hiện đại; chất lượng cuộc sống của cư dân được cải thiện; hệ thống cơ chế chính sách về quy hoạch, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản đã được ban hành khá đầy đủ, đồng bộ; quá trình phát triển đô thị đã hoà nhịp cùng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng theo Phó thủ tướng, kinh tế khu vực đô thị liên tục tăng trưởng ở mức cao, trung bình từ 12 - 15%, gấp 1,5 - 2 lần so với bình quân chung hàng năm, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Một số đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM hình thành nhiều đô thị văn minh, hiện đại, nhất là những trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo...
Đô thị ở Việt Nam chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa phát huy hết tiềm năng về đất đai. Ảnh L.Q
Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng Lê Văn Thành, đô thị Việt Nam còn nhiều tồn tại, nhất là về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch. Phát triển đô thị chủ yếu theo chiều rộng, chưa phát huy tối ưu tiềm năng của đất đai; tỷ lệ đô thị còn thấp.
Bên cạnh đó, các mô hình đô thị phát triển bền vững, văn minh, hiện đại chưa nhiều. Chất lượng đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, năng lực quản lý. Việc chỉnh trang, cải tạo các đô thị trung tâm, đô thị cũ, các khu chung cư xuống cấp còn bất cập về cơ chế, chính sách và lúng túng trong tổ chức thực hiện. Tình trạng chung của các đô thị lớn trên toàn quốc là tắc nghẽn giao thông, ngập úng khi trời mưa, ô nhiễm môi trường, tỷ lệ đất giao thông, cây xanh còn thấp, chưa đảm bảo yêu cầu.
Chỉnh trang chung cư cũ, bảo vệ tính mạng người dân
Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, cần tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, quản lý đô thị. Trong quá trình quy hoạch và phát triển đô thị, cần có tầm nhìn dài hạn, tổng thể về không gian, thời gian. Trong đó, hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là hạ tầng giao thông, phục vụ lợi ích công cộng là những nội dung phải quan tâm.
Hơn 400 đại biểu tham dự Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam. Ảnh L.Q
Việc chỉnh trang các đô thị trung tâm vừa phải gìn giữ được các công trình văn hoá, lịch sử, các công trình kiến trúc có giá trị. Tuy nhiên, phải từng bước đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn đô thị văn minh, hiện đại về hạ tầng giao thông, mật độ cây xanh, chú trọng công trình phúc lợi như công viên, quảng trường. Đặc biệt là không hy sinh các công trình phúc lợi để phát triển các khu thương mại, nhà ở.
Theo Phó thủ tướng, các khu phát triển mới là cơ hội để phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh. Do vậy, từ khâu quy hoạch chung, chi tiết đến quá trình triển khai xây dựng phải đảm bảo thực hiện thật nghiêm túc các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức về tỷ lệ đất giao thông, cây xanh, phúc lợi. Không tuỳ tiện điều chỉnh quy hoạch cục bộ, làm phá vỡ quy hoạch chung.
Phát triển đô thị gắn với quản lý, phát triển thị trường bất động sản, phải đảm bảo ổn định, bền vững, giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho người dân tại khu vực đô thị, nhất là các đối tượng người nghèo, gia đình chính sách, công nhân, người lao động. Trong quá trình đó, cần quan tâm đặc biệt tới việc chỉnh trang các khu đô thị cũ, khu chung cư đã xuống cấp để đảm bảo an toàn, tính mạng của người dân.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh cần có giải pháp chống ngập úng tại đô thị. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Phó thủ tướng cũng lưu ý, cần chú trọng phát triển một số mô hình kinh tế đô thị mới gắn với phát triển du lịch, như kinh tế đêm, công nghiệp văn hoá, khai thác và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể gắn với lợi thế đặc trưng của từng địa phương.
Đối với các đô thị, cần chủ động có giải pháp giải quyết tốt vấn đề ùn tắc giao thông, úng ngập, ô nhiễm môi trường, tích cực thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình phát triển đô thị theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, thực hiện tốt các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Đồng thời, quan tâm ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quy hoạch, quản lý phát triển đô thị, triển khai các dịch vụ trên nền tảng số đô thị thông minh, xây dựng các trung tâm giám sát, điều hành đô thị; gắn phát triển dịch vụ đô thị thông minh với hệ thống chính quyền xã hội số.
Vụ hàng loạt ôtô "bị vùi lấp": Phá dỡ tuyến đường vi phạm Sau vụ hàng loạt ôtô bị đất đá vùi lấp, ngày 7-8, chính quyền huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) đã cho phương tiện vào đào tung tuyến đường bêtông ở xóm Ban Tiện (thôn Phú Ninh, xã Minh Phú) Theo ông Phạm Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, tuyến đường nơi hơn 10 chiếc ôtô bị vùi lấp là...