Phó Thủ tướng: Kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng cho tăng trưởng
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng lớn mạnh, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo việc làm, thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (ảnh Như Ý)
Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo
Sáng 6/5, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã báo cáo giải trình thêm các vấn đề mà đại biểu đặt ra trong phần chất vấn các bộ trưởng.
Theo Phó Thủ tướng, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm phát triển khu vực kinh tế quan trọng này. Tuy nhiên, năng lực, hiệu quả của khu vực doanh nghiệp tư nhân nhìn chung còn yếu, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trình độ quản trị, năng suất lao động, ứng dụng khoa học công nghệ, khả năng liên kết và tham gia chuỗi giá trị còn hạn chế.
Thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nhất là Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, khẩn trương sửa đổi Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp theo hướng thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh, bình đẳng theo cơ chế thị trường, đừng kỳ thị kinh tế tư nhân như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã phát biểu; đồng thời tăng khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, vốn, đất đai, tài nguyên và nguồn nhân lực…
Video đang HOT
Cùng với đó, hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ, hội nhập sâu rộng, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Chú trọng phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ, kỹ năng quản lý, đạo đức kinh doanh, tính chuyên nghiệp, đề cao trách nhiệm xã hội, đóng góp nhiều hơn cho phát triển KTXH của đất nước.
Xử lý nghiêm vi phạm thi cử
Đề cập đến giải pháp khắc phục bất cập trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng, nhất là tình trạng gian lận thi cử, Phó Thủ tướng cho biết, trong đó, kỳ thi năm 2018 vừa qua, tại Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình có trên 500 bài thi được nâng điểm.
Ngay sau khi có thông tin về hiện tượng gian lận trong kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương xác minh, điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm, kiên quyết không chấp nhận gian lận, bảo đảm công bằng trong thi cử.
Chính phủ nghiêm khắc phê bình các địa phương đã để xảy ra sai phạm; yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh liên quan chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm theo đúng quy định. Chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý cụ thể đối với những trường hợp thí sinh bị ảnh hưởng.
“Hiện nay, các cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án hình sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan đến sai phạm thi cử và tiếp tục điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đối với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2019 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan để chấn chỉnh các bất cập, tồn tại; giám sát chặt chẽ các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để bảo đảm kỳ thi nghiêm túc, khách quan, công bằng.
Tăng cường thanh tra đất đai, BOT, cổ phần hóa
Về công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng cho biết, thời gian qua các cơ quan chức năng đã điều tra phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, như các vụ: AVG; “Vũ nhôm”; “Út trọc”, Thép Thái Nguyên…
Tập trung thanh tra, kiểm toán một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng cao; khẩn trương kết luận thanh tra, xử lý kỷ luật nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm, trong đó có các dự án thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm như PVTex, Ethanol Phú Thọ, Cảng Quy Nhơn; các dự án BOT, BT giao thông; Công ty VN Pharma; Khu đô thị mới Thủ Thiêm….
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì công tác phòng chống tham nhũng vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Các quy định của pháp luật vẫn còn sơ hở, bất cập. Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng vặt trong giải quyết công việc của một bộ phận cán bộ, công chức chưa được ngăn chặn hiệu quả. Công tác tự kiểm tra, phát hiện vi phạm trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ thu hồi, xử lý về tiền, tài sản, đất đai trong các vụ tham nhũng còn thấp. Sự gương mẫu, tính quyết liệt trong phòng, chống tham nhũng của một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị còn thấp.
Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, nhất là những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, lợi ích nhóm như đầu tư công, đất đai, dự án BT, BOT, cổ phần hóa,… Khẩn trương kết luận thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm đối với các dự án gây thất thoát, thua lỗ kéo dài, dư luận xã hội quan tâm. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng; thu hồi triệt để tài sản thất thoát.
Theo TPO
Sáng nay, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh lần đầu ngồi "ghế nóng" trả lời chất vấn
Sáng nay 6-6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh lần đầu tiên thay mặt Chính phủ tham gia làm rõ các vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Sáng nay 6-6, lần đầu tiên, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trong một lần giải trình lam ro môt sô vân đê đại biểu Quốc hội nêu - Ảnh: Quochoi.vn
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV được tiến hành trong 2,5 ngày, từ 4 đến 6-6 với 4 nhóm vấn đề về các linh vưc: An ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dưng; giao thông - vân tai; văn hoa, thê thao va du lich.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể và Bô Văn hoa, Thê thao va Du lich Nguyễn Ngọc Thiện là những người trả lời chính về các nhóm vấn đề trên. Các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực và các bộ trưởng, trưởng ngành khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về các vấn đề có liên quan.
Như thông lệ của một kỳ họp Quốc hội giữa năm, sau khi 4 trưởng ngành được chất vấn, một phó thủ tướng sẽ thay mặt Chính phủ tham gia làm rõ các vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Người lãnh trách nhiệm đó tại kỳ họp này là Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Phiên chất vấn của ông bắt đầu lúc 9 giờ 50 sáng 6-6.
D.Ngọc
Theo NLĐO
Ngày mai (4/6), Quốc hội chất vấn 5 thành viên Chính phủ Theo chương trình, tuần này Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày làm việc (từ 4/6 đến sáng 6/6) để chất vấn 4 Bộ trưởng và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh sẽ trả lời chất vấn sáng 6/6 Cụ thể, sáng 4/6, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn về các nhóm...