Phó Thủ tướng: Không tránh vấn đề Biển Đông khi ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam
Trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội ngày 3/11, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tới Việt Nam mang ý nghĩa quan trọng. Ngoài nội dung tăng cường hợp tác, những vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa 2 bên cũng có thể được trao đổi, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước ta vào ngày mai, 5/11. Xin Phó Thủ tướng cho biết ý nghĩa của cuộc gặp gỡ cấp cao Việt – Trung trong thời điểm này?
Trong quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc cũng như quan hệ với các nước, việc đi thăm của lãnh đạo cấp cao là một trong những hoạt động thể hiện tầm quan trọng của quan hệ, thể hiện sự giao lưu giữa lãnh đạo cấp cao. Tăng cường quan hệ về chính trị cũng đồng thời mở ra quan hệ về kinh tế, văn hóa. Chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình lần này là chuyến đi sau chuyến thăm gần nhất của người đứng đầu Trung Quốc 9 năm (tháng 11/2005, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm chính thức Việt Nam – PV). Vì vậy, chuyến thăm lần này mang ý nghĩa quan trọng giữa 2 nước.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, việc đi thăm của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thể hiện tầm quan trọng của quan hệ Việt – Trung.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp. Vấn đề này sẽ được đặt ra như thế nào trong chương trình nghị sự giữa lãnh đạo 2 nước, thưa Phó Thủ tướng?
Video đang HOT
Các chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam – Trung Quốc nằm trong khuôn khổ chương trình thăm, làm việc thường xuyên giữa 2 nước. Trong năm nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm Trung Quốc hồi đầu năm và đây là chuyến thăm của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Trung Quốc, người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là chuyến thăm thông thường của lãnh đạo các nước với nhau để tăng cường quan hệ.
Còn chương trình làm việc, dự kiến, lãnh đạo 2 nước sẽ trao đổi tất cả các nội dung lớn, mang tầm chiến lược trong quan hệ giữa 2 nước nhằm phát triển quan hệ về kinh tế, văn hóa, thương mại. Đương nhiên, không chỉ nội dung tăng cường quan hệ 2 nước trên các lĩnh vực mà những vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa 2 bên cũng có thể được trao đổi, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Dư luận quốc tế đang rất chú ý đến những động thái trong mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh Biển Đông không êm ả. Trong năm nay, các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã thăm Trung Quốc, thăm Mỹ và nay, Chủ tịch Trung Quốc cũng thăm Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin khác gây chú ý là Tổng thống Mỹ Barack Obama hoãn kế hoạch thăm Việt Nam trong năm nay (sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình) như dự kiến trong khi Mỹ đang được xem là một lực “đối trọng” với Trung Quốc trên Biển Đông. Cần nhìn nhận động thái này thế nào, thưa Phó Thủ tướng?
Phải nói là trong năm nay hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta rất sôi động, tích cực, không chỉ riêng với Trung Quốc, Hoa Kỳ. Trong năm nay, nhìn lại cả quá trình, quan hệ của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới đều được tăng cường. Lãnh đạo của nhiều nước cũng đến thăm Việt Nam. Chúng ta có thể thấy 2015 cũng là năm Thủ tướng Anh lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam sau khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Lãnh đạo cấp cao nước ta cũng đến nhiều nước quan trọng trên thế giới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đi thăm hầu hết các nước quan trọng trong năm 2015. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới đây đi thăm Đức – đất nước có vai trò hết sức quan trọng với Việt Nam.
Có thể nói là trong năm nay, tất cả các mũi quan hệ của ta với các nước, nhất là các nước lớn trên thế giới, đều diễn biến rất tích cực.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo đó, cũng nằm trong diễn biến, xu hướng chung là các nước lớn đều chú trọng mối quan hệ với Việt Nam. Cũng theo những thông tin chúng tôi có được, Tổng thống Mỹ, Tổng thống Pháp cũng sẽ thăm Việt Nam nhưng thời điểm có thể là vào năm tới.
Điều đó cho thấy vai trò, vị thế của Việt Nam hiện nay trên trường quốc tế, trong khu vực tăng lên rất cao. Ta thiết lập được mối quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước lớn trên thế giới. Đó là mục tiêu chúng ta đã thực hiện được.
Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
P.Thảo (thực hiện)
Theo Dantri
Quyết định thành lập 2 Tiểu ban của Ủy ban Quốc gia APEC 2017
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 vừa ký các gồm: Tiểu ban Vật chất và Hậu cần; Tiểu ban An ninh và Y tế.
Theo đó, Tiểu ban Vật chất và Hậu cần có trách nhiệm chỉ đạo và bảo đảm hậu cần để tổ chức các hội nghị, sự kiện APEC 2017 tại Việt Nam gồm bảo đảm kinh phí tổ chức APEC 2017; bảo đảm toàn bộ phương tiện đi lại cho đại biểu và Ban Tổ chức, chịu trách nhiệm điều hành các phương tiện trong thời gian diễn ra APEC 2017; chuẩn bị hội trường, phòng họp thiết bị hội nghị cho tất cả các phiên họp theo chương trình các hội nghị SOM, hội nghị Bộ trưởng và Tuần lễ Cấp cao...
Trưởng Tiểu ban Vật chất và Hậu cần là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành.
Tiểu ban An ninh và Y tế có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công việc nhằm bảo đảm an ninh, y tế của các hoạt động APEC 2017, đặc biệt là Tuần lễ Cấp cao; xử lý, giải quyết các công việc liên quan đến công tác nhập cảnh, xuất cảnh; bảo đảm y tế dự phòng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, chăm sóc y tế phục vụ quá trình chuẩn bị, tổ chức và cho đến khi kết thúc các hội nghị; chuẩn bị các phương án phòng, chống biểu tình, bạo loạn, gây rối, phá hoại, khủng bố; các tình huống: Cháy, nổ, ùn tắc giao thông...
Trưởng Tiểu ban An ninh và Y tế là Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.
Trước đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 cũng đã ký các Quyết định thành lập Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017 và 3 Tiểu ban của Ủy ban gồm: Tiểu ban Nội dung; Tiểu ban Tuyên truyền và Văn hóa; Tiểu ban Lễ tân.
Theo Dantri
Chủ tịch nước: "Ngoại giao là tai mắt, là chiếc ăng-ten của Đảng, Nhà nước" Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Ngoại giao là tai mắt, là chiếc ăng-ten của Đảng và Nhà nước. Ngày nay, cán bộ Ngoại giao là những chiến sĩ đi đầu trên mặt trận không tiếng súng". Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam Nam (28/8/1945-28/8/2015), chiều 20/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch...