Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trực tiếp chỉ đạo phòng chống, ứng phó bão
Tối 29.9, sau khi chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia PCLB và TKCN tại Hà Nội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến Thừa Thiên-Huế để trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 10.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải (giữa) chỉ đạo công tác ứng phó bão số 10 tại Thừa Thiên-Huế – Ảnh: B.N.L
Cùng đi với Phó thủ tướng có đại diện Ban chỉ đạo quốc gia PCLB và TKCN T.Ư, Bộ NN-PTNT, Quân khu 4 và các thành viên trong ban chỉ đạo.
Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Lê Trường Lưu đã báo cáo với Phó thủ tướng tình hình triển khai các phương án phòng, chống cơn bão số 10 trên địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh đã kêu gọi 1.833 phương tiện (trong đó có 23 phương tiện của các tỉnh bạn) vào bờ trú ẩn an toàn; dự kiến đưa 2.884 hộ (11.561 khẩu) cần sơ tán, di dời từ vùng sạt lở, vùng ven biển đến nơi an toàn. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 6.150 khách du lịch (trong đó 2.830 khách quốc tế, 3.320 khách nội địa) đang lưu trú tại các khách sạn trên địa bàn.
Tỉnh cũng đã có phương án dự trữ 200 tấn gạo, mì ăn liền, 200 nghìn lít xăng, dầu diezel và 30 nghìn lít dầu hỏa; riêng hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, mỗi huyện dự trữ 30 tấn gạo, 10 tấn muối và một số hàng hóa nhu yếu phẩm khác.
Video đang HOT
Để hạn chế tình trạng sạt lở bờ biển ăn sâu vào đất liền, tỉnh đã chi trên 3 tỉ đồng để xử lý khẩn cấp hơn 1.000 m bờ biển tại các xã: Hải Dương (TX.Hương Trà), Vinh Hải (H.Phú Lộc).
Chủ tịch UBND tỉnh ông Nguyễn Văn Cao cho biết thêm, nếu dự báo tình hình bão sẽ đổ bộ vào, 6 giờ sáng mai (30.9) tỉnh sẽ triển khai di dân tại các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó bão số 10 của tỉnh như: có nhiều công điện để cảnh báo, chỉ đạo các phương án; thực hiện tốt kêu gọi các tàu thuyền với trên 11 nghìn ngư dân vào nơi trú ẩn an toàn.
Phó thủ tướng lưu ý, công việc tiếp theo là sắp xếp lại tàu thuyền, đưa người lên bờ, không để thiệt hại về người, rà soát các lồng, bè, các hồ chứa nước đảm bảo các phương án xả lũ an toàn (riêng hồ Hòa Mỹ cần có phương án tối ưu hơn). Riêng bờ biển Hải Dương tỉnh đã chủ động thì nên tiếp tục thực hiện theo phương án, nếu có diễn biến nguy cấp sẽ chỉ đạo Quân khu 4 hỗ trợ.
Phó thủ tướng chỉ đạo đến 9 giờ sáng 30 phải thực hiện di dời, rà soát lại các khu dân cư mới. Cần cảnh giác với lũ quét ở vùng núi…Thông báo cho khách du lịch biết tình hình để hạn chế đi lại, nguy hiểm; cho học sinh nghỉ trong ngày 30.9, kêu gọi nhân dân chú ý chằng chống nhà cửa, tránh bão…
Bùi Ngọc Long
Theo TNO
Quảng Bình: Nghiêm cấm tàu thuyền tự ý ra khơi
Trước diễn biến phức tạp của bão số 10 có nguy cơ đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, sáng nay (29/9), Ban chỉ huy Phòng chống lụt, bão tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp khẩn để triển khai các biện pháp ứng phó với bão.
Trước đó, vào chiều ngày 28/9, UBND tỉnh Quảng Bình đã có công điện chỉ đạo tất cả các địa phương, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các thành phố, huyện thị, sở, ban, ngành liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão.
Trong phiên họp bất thường sáng nay, ông Trần Văn Tuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban chỉ huy Phòng chống lụt, bão tỉnh yêu cầu các địa phương nhanh chóng kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động đánh bắt ngoài khơi vào bờ neo đậu an toàn, hướng dẫn người dân chằng chéo lại tàu, thuyền để tránh va đập, che chắn lại nhà cửa, tổ chức thu hoạch hoa màu, thủy, hải sản...để tránh những thiệt hại do bão gây ra; Kiểm tra an toàn hồ đập, công trình đang thi công để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả cắt lũ. Những hồ yếu cần có biện pháp cụ thể để kiểm soát, xử lý.
Ngư dân Quảng Bình nhanh chóng chằng chéo, neo đậu tàu thuyền tránh bão số 10
Đối với những tuyến đường có nguy cơ xảy ra sạt lở cần được theo dõi để khắc phục, đảm bảo thông tuyến; Các ngầm, cầu tràn hay xảy ra ngập lụt phải cắt cử người canh gác, không để người và phương tiện đi qua vào những lúc bị ngập sâu để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Ông Tuân cũng yêu cầu các địa phương nhanh chóng hoàn thành việc sơ tán dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, xung yếu, đặc biệt là vùng ven biển và phía Tây có địa hình dốc, nguy hiểm, có nhiều khả năng lũ tràn, lở đất; Các sở Công thương, Y tế cần có phương án dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men đầy đủ. Các đơn vị vũ trang: Quân đội, Công an, Bộ đội biên phòng phải trực 24/24 để sẵn sàng ứng phó khi có bão xảy ra.
Ngay sau cuộc họp khẩn, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã phân công 3 đoàn công tác xuống trực tiếp các địa phương để kiểm tra, hướng dẫn người dân sẵn sàng ứng phó với bão số 10.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Phụng, Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh cho biết: Toàn tỉnh Quảng Bình hiện có tất cả 3.745 tàu, thuyền tham gia đánh bắt trên biển cũng đã vào nơi neo đậu an toàn. Đến 6h sáng nay, theo báo cáo vẫn còn 20 tàu, thuyền đánh bắt gần bờ đang hoạt động trên biển, chủ phương tiện đã nắm bắt được thông tin và đang tiến vào bờ neo đậu. Đến 12h trưa nay, hầu hết các thuyền đã vào bờ an toàn. Theo chỉ đạo của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão, chậm nhất đến 17h chiều nay, tất cả các thuyền đang hoạt động trên biển khẩn trương tìm nơi neo đậu, nghiêm cấm các tàu thuyền tự ý ra khơi.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình, do ảnh hưởng của bão số 10, từ trưa mai (30/9), Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 7 - 8 , sau tăng lên cấp 10 - 12, giật cấp 13, cấp 14. Rạng sáng hôm nay, Quảng Bình bắt đầu xuất hiện mưa rất to.
Đăng Đức
Theo Dantri
Cơn bão mạnh nhất từ đầu năm hướng vào miền Trung Với cấp gió lên tới 130km mỗi giờ trước khi đổ bộ, Wutip sẽ là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm đe dọa tới miền Trung. Ảnh vệ tinh bão Wutip trên Biển Đông sáng 28/9. Ảnh: NCHMF. Sáng 28/9, tâm bão Wutip chỉ còn cách quần đảo Hoàng Sa chừng 180km về phía đông với sức gió mạnh cấp 10 (89...