Phó Thủ tướng: Gìn giữ hòa bình cần tập trung vào gốc rễ của xung đột
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về gìn giữ hòa bình ngày 26/9, lãnh đạo hàng chục quốc gia đã họp bàn những giải pháp nhằm cải tổ và đẩy mạnh hoạt động này. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, hoạt động gìn giữ hòa bình cần tập trung nhiều hơn vào gốc rễ của xung đột.
Hội nghị Thượng đỉnh về gìn giữ hòa bình ngày 26/9 tại trụ sở Liên hợp quốc, New York, Mỹ.
Tại hội nghị do Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon chủ trì trong khuôn khổ Đại Hội đồng LHQ Khóa 69, Phó Thủ tướng (PTT), Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu nêu bật tầm quan trọng của hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) quốc tế, cũng như cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với hoạt động này.
Theo đó, từ năm 1996 tới nay Việt Nam đã liên tục có những đóng góp tài chính cho các hoạt động GGHB của LHQ. Từ tháng 6/2013, Việt Nam đã gửi các sĩ quan liên lạc tham gia các chiến dịch tại Nam Sudan. Trung tâm GGHB cũng đã được lập trong nước, nhằm huấn luyện, chuẩn bị và phát triển lực lượng GGHB Việt Nam cho tương lai.
“Trở thành một nước đóng góp thực sự là nhiệm vụ quan trọng và nghiêm túc mà Chính phủ Việt Nam đề ra. Điều đó chứng tỏ sự quyết tâm và cam kết của chúng tôi trong việc đóng góp một cách có trách nhiệm cho công việc của cộng đồng quốc tế, nỗ lực vì một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định”, PTT nói, đồng thời khẳng định Việt Nam hướng tới hợp tác chặt chẽ hơn nữa với LHQ và các quốc gia khác trong công cuộc GGHB.
Nhằm đạt được mục tiêu đó, thay mặt Việt Nam, PTT đề xuất các hoạt động GGHB trong tương lai “cần tập trung nhiều hơn vào việc giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của các cuộc xung đột, bằng cách sử dụng những biện pháp hòa bình để lôi kéo sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đưa ra những giải pháp dài hạn toàn diện”.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng góp nhiều hơn cho hoạt động GGHB, đặc biệt trong vấn đề tăng cường tốc độ phản ứng, trong bối cảnh số lượng “mũ nồi xanh”, tức số nhân sự tham gia GGHB trên toàn cầu đã tăng lên con số kỷ lục – hơn 130.000 người.
“Bối cảnh an ninh toàn cầu đang chuyển dịch rất nhanh”, ông Ban nói. “Các cuộc xung đột nội bộ đi kèm với khủng bố, tội phạm có tổ chức và các cuộc khủng hoảng y tế như dịch Ebola, đang đe dọa hàng triệu người. Hơn bao giờ hết, những hiểm họa này là xuyên quốc gia”.
Video đang HOT
Ông Ban đã đề xuất 6 lĩnh vực chính cần được cải thiện cho các nhiệm vụ GGHB, trong đó quan trọng nhất là khả năng phản ứng nhanh, cụ thể là “khả năng đưa quân tới đúng nơi cần vào đúng lúc cần”; cũng như khả năng di chuyển linh hoạt hơn khi đã tới được vùng cần tới.
Tại Hội nghị, thay mặt nước chủ nhà, đồng thời là nước đề xuất tổ chức hội nghị lần này, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tái khẳng định cam kết của Mỹ với vai trò nước đóng góp tài chính lớn nhất thế giới cho hoạt động GGHB. Mỹ cũng cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự đóng góp của mình thông qua nhiều sáng kiến mới, trong đó có Hợp tác Phản ứng nhanh GGHB tại Châu Phi, sẽ được triển khai từ năm 2015 với khoản đóng góp từ Mỹ là 110 triệu USD mỗi năm.
Đại diện hàng chục quốc gia tham dự hội nghị cũng đưa ra những cam kết mới cho hoạt động GGHB, bao gồm các đóng góp về hàng không, vận tải, kỹ thuật, y tế, an ninh…
Cũng trong ngày 26/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dự Hội nghị ASEAN – LHQ, và Hội nghị Bộ trưởng ASEAN không chính thức. Tại Hội nghị ASEAN – LHQ, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và Chủ tịch Đại Hội đồng khóa 69, ông Sam Kahamba Kutesa, đã bày tỏ những tiến bộ đạt được trong việc củng cố quan hệ ASEAN – LHQ. Tại Hội nghị, lãnh đạo LHQ và các nước ASEAN đã thảo luận những hướng mới trong việc lên các kế hoạch phối hợp chiến lược và triển khai chung, không chỉ trong những vấn đề hiện tại mà cả hàng loạt vấn đề mới như kết nối vùng, đối phó với nạn phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng, và sự lây lan các bệnh dịch như Ebola. Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cũng có mặt tại New York để tham dự hội nghị này. Tại đây, LHQ bày tỏ sự ủng hộ việc tiến tới thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng hoan nghênh việc thành lập cơ quan đại diện của LHQ tại Jakarta.
Tuấn Anh ( từ New York)
Theo Dantri
Vương Kỳ Sơn và sứ mệnh dập mối đe dọa đảng cầm quyền TQ
Vương Kỳ Sơn không xa lạ gì với những vụ việc khẩn cấp. Nhưng sứ mệnh hiện tại của ông được coi là quan trọng nhất từ trước tới nay: dập tắt lửa tham nhũng đe dọa sự tồn vong của chính đảng cầm quyền TQ.
Vương Kỳ Sơn trở thành lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra kỷ luật TƯ TQ (CCDI) vào cuối năm 2012. Ảnh: scmp
Khi Vương trở thành lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra kỷ luật TƯ TQ (CCDI) vào cuối năm 2012, thông tin này khiến nhiều nhà đầu tư không vui. Họ cho rằng, ông nên đảm nhận trọng trách về kinh tế hay tài chính vì sự nhạy bén kinh doanh và kiến thức am hiểu sâu rộng ở các lĩnh vực này.
Hiện tại, người ta hiểu rằng, các nhà lãnh đạo TQ không thể chọn lựa một người tốt hơn để lãnh đạo một cuộc chiến chưa từng có, tấn công vào các quan tham sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, khẳng định chống tham nhũng là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Trong hai năm qua, CCDI đã điều tra hàng chục nghìn quan chức, hơn 30 quan chức cấp cao đã bị bắt giữ vì các cáo buộc tham nhũng. Trong đó có Chu Vĩnh Khang - nguyên ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị TQ, nguyên Bộ trưởng Công an cùng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, lãnh đạo chính quyền địa phương...
Giờ đây, CCDI đã trở thành một cơ quan đáng sợ nhất với hàng ngũ quan chức đảng, chính quyền TQ.
Dĩ nhiên, nhiều nhà đầu tư và giới quan sát TQ cũng đang tự hỏi, chiến dịch có thể kéo dài bao lâu khi ít nhiều lãnh đạo cấp cao TQ đã nghỉ hưu cảnh báo ông Tập, ông Vương không nên đi quá xa. Một số người còn lo ngại các tác động kinh tế khi chiến dịch chống tham nhũng đặc biệt hướng mục tiêu vào lối sống xa hoa của quan chức, dẫn tới sự sụt giảm đáng kể trong doanh thu của hệ thống nhà hàng, khách sạn, cửa hiệu bán đồ xa xỉ.
Và ông Tập, ông Vương vẫn quyết tâm thúc đẩy cuộc chiến.
Trong thực tế, những nhà phân tích thông hiểu về TQ cho rằng, đội ngũ lãnh đạo nghỉ hưu ở nước này đã ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch chống tham nhũng bởi họ hiểu rằng, tính hợp pháp của đảng cầm quyền sẽ bị đe dọa nếu vấn nạn tham nhũng không được kiềm chế.
Một lý do khiến Vương thường được gọi là "trưởng cứu hỏa" bởi ông là một trong những chính khách thông hiểu sâu sắc và lãnh đạo xử lý nhiều cuộc khủng hoảng.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ đã điều ông tới Quảng Đông xử lý vụ phá sản một công ty đầu tư lớn của nhà nước, giám sát các cuộc thương thảo khó khăn với các chủ nợ nước ngoài đang tức giận khi đó.
Trong thời điểm cao trào của dịch SARS ở Bắc Kinh, ông Hồ Cẩm Đào đã phái Vương tới thành phố để xử lý khủng hoảng và ngăn chặn dịch bệnh.
Những người thường gặp ông Vương nói rằng, ông có lập luận sắc bén và sự hài hước, nhưng với đa số người dân, ông kín tiếng hơn nhiều so với các lãnh đạo cấp cao khác.
Bài phát biểu đầy "ngẫu hứng" của ông với một nhóm cố vấn chính phủ tháng trước, được công khai trên các phương tiện truyền thông TQ, đã nói rõ tư duy chống tham nhũng. Ông sử dụng ngôn ngữ bình dân để nói về việc tại sao ông sẽ tiếp tục cuộc chiến này cho đến khi hết nhiệm kỳ năm 2017. Ông cũng giải thích "học thuyết" làm thế nào để khiến các thành viên trong đảng cầm quyền "không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng".
Cải cách thể chế để xử gốc rễ tham nhũng
Ông cho rằng, chiến dịch đầy khó khăn hiện tại mới chỉ là ép các quan chức né tránh tham nhũng, nghĩa là mới chỉ điều trị triệu chứng tham nhũng chứ không phải nhằm vào gốc rễ. Theo ông, cải cách thể chế mới đảm bảo các quan chức không thể tham nhũng, và thậm chí không có mong muốn tham nhũng.
Ông cũng bác bỏ những ý kiến cho rằng, cuộc chiến hiện tại nên "khoan dung" với các quan tham nghỉ hưu và tập trung vào quan chức tại vị. Vương Kỳ Sơn khẳng định, cả hai nhóm này đều là mục tiêu. Ông nói rằng, chính chiến dịch chống tham nhũng đã khiến nhiều quan chức không làm gì để né tránh chú ý.
Thú vị hơn, giữa lúc nhà chức trách TQ đang kiểm soát chặt chẽ truyền thông, thì ông lại ca ngợi tầm quan trọng của truyền thông và nỗ lực của dân thường trong phát hiện ra các quan tham thông qua những phương tiện truyền thông xã hội. Ông nói, đây sẽ là thứ vũ khí lợi hại trong cuộc chiến chống tham quan. Vương khẳng định: "Trong cuộc chiến này, chúng ta không thể thất bại".
Tuy nhiên, cho dù Vương là nhà lãnh đạo tốt nhất của chiến dịch chống tham nhũng, thì tuổi tác đang chống lại ông. Ông sẽ ở tuổi 69 vào năm 2017 khi nhiệm kỳ 5 năm kết thúc và TQ bước vào cuộc bầu chọn các nhà lãnh đạo mới. Có một quy tắc bất thành văn ở TQ, chỉ có quan chức ở tuổi 67 hay trẻ hơn mới có thể tiếp tục nhiệm kỳ 5 năm khác.
Theo Thái An
Vietnamnet/SCMP
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Ngày 8/8, tại thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar), nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 (AMM-47) và các hội nghị liên quan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình...