Phó Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 20/11 tại ngôi trường ‘không chọn lọc đầu vào’
Sáng nay, 20/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến dự lễ kỷ niệm 20/11 với thầy cô và học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội. Đây là ngôi trường có thể coi là đặc biệt nhất Thủ đô.
Là một trong những trường THPT dân lập đầu tiên ở Hà Nội, 30 năm qua trường Đinh Tiên Hoàng luôn kiên trì với mô hình: Không chọn lọc đầu vào nhưng phải bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện, giúp đỡ những học sinh khó khăn về học tập và rèn luyện đạo đức.
Từ 136 học sinh trong năm học đầu tiên (1989-1990) đến nay trường Đinh Tiên Hoàng đã đón trên 10.000 học sinh.
Những năm đầu tiên, lúc cao điểm nhất trường Đinh Tiên Hoàng có gần 90% học sinh có khó khăn về học tập, ý thức kỷ luật, 87% học sinh có khó khăn về quan hệ gia đình cần giúp đỡ, nhiều em bị xem là “hết thuốc chữa”.
Từ năm 2006, nhà trường chuyển sang mô hình giáo dục không chọn lọc đầu vào với quan điểm không chạy theo thành tích, hội nhập và đảm bảo công bằng quyền trẻ em.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội chia sẻ: Điểm đặc biệt nhất của trường Đinh Tiên Hoàng chính là luôn rộng mở với tất cả học sinh đến xin học, trong đó có nhiều học sinh yếu, hạnh kiểm kém. Để đáp ứng mục tiêu giảng dạy, nhà trường áp dụng “công thức” học sinh yếu có giáo viên giỏi.
Video đang HOT
Học trò cũ gửi tặng nhà trường món quà làm ra nhân ngày 20/11.
Hiện nay, nhiều trường vì thành tích nên thường không nhận hoặc tìm cách chuyển những học sinh yếu, kém sang các trường khác. Nếu không có trường nào nhận thì các em sẽ đi đâu? thầy Nguyễn Tùng Lâm đặt vấn đề và cho rằng không có học sinh hư, học sinh kém mà những học sinh “đặc biệt” này cần có phương pháp giáo dục phù hợp hơn. Vì vậy đội ngũ giáo viên không chỉ có kiến thức mà còn phải có tấm lòng yêu thương, cảm hoá học sinh, giúp các em nhìn nhận được những giá trị sống tốt đẹp hơn.
Trên tinh thần đó, trường Đinh Tiên Hoàng xây dựng đội ngũ giáo viên với mục tiêu phải phù hợp với học sinh chứ không phải chọn học sinh phù hợp với giáo viên.
Để làm được như vậy nhà trường phải thực sự tự chủ, xây dựng môi trường giáo dục dân chủ từ đó mỗi giáo viên được chủ động sáng tạo trong giảng dạy, phát huy được năng lực của từng học sinh.
“Qua 30 năm hoạt động của trường Đinh Tiên Hoàng, tôi cho rằng môi trường tự chủ, dân chủ, nhân văn trong trường học đóng vai trò vô cùng quan trọng để xây dựng được đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, tâm huyết, sáng tạo vì học sinh”, thầy Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.
Tại lễ kỉ niệm 20/11 năm nay, có một điều khiến thầy cô trong trường THPT Đinh Tiên Hoàng vô cùng xúc động. Đó là có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, Ngô Văn Quý cùng lãnh đạo sở GD&ĐT Hà Nội, Quận ủy Ba Đình…
Chứng kiến sự trưởng thành của các thế hệ học sinh, thầy Nguyễn Tùng Lâm cũng như các thầy cô đều rất tự hào, hạnh phúc. Dù đã có những thành công, nhưng khi trở về trường, các cựu học sinh vẫn chỉ là con của mẹ Trâm (cô Đặng Ngọc Trâm, hiệu trưởng nhà trường)…
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của các thầy cô trong trường. “Tôi nhìn trường tổ chức lễ không bục giảng, không khang trang như những ngôi trường khác. Nhưng điều quý nhất của ngôi trường này là mở rộng tay đón nhận những học sinh trước đó không biết học ở đâu. Nhiều học sinh, nếu không có ngôi trường như thế này thì tương lai sẽ rất khác” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Chính vì vậy, theo Phó Thủ tướng, chúng ta cần nghiêm khắc nhìn lại hệ thông giáo dục để điều chỉnh cho phù hợp. Khi đã tâm huyết thì sẽ làm được những điều tưởng như rất khó có thể vượt qua.
Một lần nữa, Phó Thủ tướng nhắc lại nhận định thời gian qua chúng ta chưa thật sự chú trọng đến việc dạy người. Trường học không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức mà còn giúp học sinh thành công sau khi ra đời. Cách giáo dục đạo đức, kỹ năng không gì tốt hơn chính là tấm gương của các thầy cô. Đây là cách cảm hóa tốt nhất để học sinh noi theo.
NGHIÊM HUÊ- ẢNH NHƯ Ý
Theo Tiền phong
Thay đổi nhận thức để giáo dục trẻ đúng cách
Chiều nay (17/11), tại Hà Nội đã diễn ra chiến dịch Lan tỏa yêu thương do Hội đồng đội TW (TW Đoàn TNCS HCM) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD) tổ chức.
Các trẻ em tham gia chiến dịch Lan tỏa yêu thương
Sự kiện nằm trong chiến dịch truyền thông "Lan tỏa yêu thương 2019- Yêu thương đẩy lùi bạo lực" do Hội đồng đội TW phối hợp với MSD, cùng văn phòng TW Đoàn miền Trung và miền Nam, Mạng lưới quản trị quyền trẻ em miền Bắc Trung Nam tổ chức trong khuôn khổ dự án "Nâng cao năng lực quản trị quyền trẻ em" do tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (Save the Children International) tài trợ.
Chiến dịch đóng góp cho việc thực hiện chỉ tiêu 16.2 về chấm dứt các hình thức xâm hại, bạo lực, buôn bán, bóc lộc, tra tấn trẻ em trong mục tiêu số 16 của Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Việt Nam đồng thời hưởng ứng Kỷ niệm 30 năm Công ước Quyền trẻ em.
Các thông điệp xuyên suốt của Chiến dịch "Lan tỏa yêu thương- Giáo dục không bạo lực" bao gồm: #Đồng hành cùng con, #Lắng nghe tích cực, #Không đánh con, #Không quát mắng con, #Cùng con tìm giải pháp, #Giáo dục tích cực.
Trẻ quan tâm đến chiến dịch Lan tỏa yêu thương - Giáo dục không bạo lực
Chia sẻ về thông điệp sự kiện, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD cho biết: "Vì lợi ích tốt nhất của trẻ, chúng ta không chỉ nói suông mà cần phải xây dựng một môi trường an toàn, không có bạo lực, xâm hại dể trẻ em có thể lớn lên trong tình yêu thương và phát triển toàn diện. Gia đình và nhà trường là cái nôi, là môi trường đầu tiên mà trẻ em tiếp xúc, học hỏi và lớn lên - đó nhất thiết nên là môi trường an toàn trong yêu thương.
Sự kiện Lan tỏa yêu thương cũng vào dịp kỷ niệm 30 năm Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em mang ý nghĩa truyền tải những thông điệp tích cực về "Yêu thương đẩy lùi bạo lực" - các con cần được lớn lên an toàn và được yêu thương".
Bà Nguyễn Phương Linh: Đừng vung tay, hãy cầm tay để lan tỏa yêu thương
Bà Nguyễn Phương Linh cũng nhấn mạnh, những đứa trẻ có thể trưởng thành tốt mà không cần đến các hình phạt thể chất và tinh thần hay những phương pháp giáo dục bạo lực. Và chính trẻ em cũng cần được tăng cường sự tham gia vào hoạt động này. Để đảm bảo điều đó, phụ huynh cần lắng nghe con tích cực hơn, chia sẻ những kiến thức cần thiết để trẻ chủ động lên tiếng, phòng tránh các hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần, mọi hình thức bạo lực, xâm hại trẻ.
"Chúng ta hãy hướng đến những cách dạy con tích cực để trẻ được sống trong vòng tay yêu thương, được phát triển toàn diện, tự tin vào bản thân mình và phát huy được những tố chất, khả năng đặc biệt mà trẻ có. Đừng vung tay, hãy cầm tay để lan tỏa yêu thương", Viện trưởng MSD cho biết.
Những Lầm tưởng - Sự thật trong việc giáo dục con
Đặc biệt, chương trình giới thiệu Thử thách 21 ngày Lan tỏa yêu thương- 21 ngày không đánh mắng con, cùng con đồng hành và tìm giải pháp để cha mẹ thực hành, giáo dục con tích cực, không sử dụng bạo lực.
Theo phunuvietnam
Bà nội sát hại cháu gái 11 tuổi là hành vi tàn ác, đáng lên án Theo luật sư, dù có bất cứ mâu thuẫn nào xảy ra trong quan hệ gia đình thì việc bà nội đang tâm sát hại cháu mình là hành vi không những là vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà còn vô cùng tàn án, trái lương tâm, đạo đức. Cơ quan điều tra Công an huyện Yên Thành (Nghệ An) cho biết,...