Phó Thủ tướng: ĐB sông Cửu Long phải quyết liệt chặn “cát tặc”
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) kiên quyết ngăn chặn việc khai thác cát trái phép và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm và dung túng cho các hoạt động vi phạm này theo quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi làm việc.
Chiều nay (15.5), tại An Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc với các bộ, ngành và các địa phương ĐBSCL về công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Tại buổi làm việc, Bộ NNPTNT cho biết, vùng ĐBSCL hiện có 90 khu vực bị sạt lở với tổng chiều dài 562 km. Trong đó, có 17 đoạn sạt lở nguy hiểm với chiều dài 33,665 km.
Cũng theo Bộ NNPTNT, có đến 10 nguyên nhân cơ bản dẫn đến xói lở bờ sông, bờ biển tại các tỉnh ĐBSCL. Nguyên nhân chính có thể kể đến là do việc xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn và khai thác cát ở lòng sông ở hạ lưu.
Lãnh đạo các địa phương tỉnh ĐBSCL cũng cho rằng, việc khai thác cát trái phép chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở. Việc quản lý đối với các hoạt động khai thác cát chưa thường xuyên và quyết liệt.
Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương vùng ĐBSCL rà soát, kiểm tra tình trạng khai thác cát, kiên quyết ngăn chặn việc khai thác cát trái phép. Đồng thời, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, dung túng cho các hoạt động vi phạm trên theo quy định của pháp luật.
“Các địa phương phải kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát, đặc biệt là khai thác trái phép. Ngoài ra, cần rà soát lại tất cả những giấy phép khai thác cát đã cấp, nếu có ảnh hưởng đến bờ sông, bờ biển thì kịp thời điều chỉnh” – Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Khai thác cát trên sông Tiền đoạn ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp).
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo lãnh đạo các bộ, ngành và các địa phương có liên quan tiếp tục rà soát các khu dân cư, công trình xây dựng có nguy cơ sạt lở; chủ động di dời để bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân. Sau khi di dời, cần có phương án hỗ trợ tái định cư, có chính sách hỗ trợ bảo đảm đời sống, không để người dân bị thiếu đói, thiếu điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng giao Bộ NNPTNT chủ trì, phối hợp với các bộ và các địa phương điều tra, đánh giá thực trạng sạt lở, hướng dẫn các địa phương ĐBSCL phân công, phân cấp quản lý và duy tu bảo dưỡng công trình phòng chống sạt lở bờ sông.
Riêng Bộ TNMT cần tổ chức theo dõi và đánh giá hằng năm về tổng lượng bùn cát đến từ thượng nguồn sông Cửu Long và tổng lượng cát khai thác trong vùng ĐBSCL làm cơ sở để đề xuất giải pháp khắc phục. Đặc biệt là phối hợp với Bộ NNPTNT nghiên cứu các giải pháp ứng phó với sạt lở, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Theo Danviet
Việt Nam cạn kiệt cát vẫn xuất khẩu: Sẽ nhập cát như...than?
Nếu không có kế hoạch khai thác một cách hợp lý và hiệu quả, viễn cảnh Việt Nam phải nhập khẩu cát hoàn toàn có thể xảy ra.
Nghịch lý đáng lo
Theo số liệu từ Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), hiện nay nguồn cát được cấp phép khai thác của Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 60-65% nhu cầu của các thành phố lớn. Việt Nam đang phát triển hạ tầng rất nhanh và mạnh nên nhu cầu về nguyên liệu này không ngừng tăng cao.
Với tốc độ xây dựng như hiện nay, các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cho rằng, chỉ chưa đầy 15 năm nữa, nguồn cung cát sẽ cạn kiệt.
Trong khi đó, hiện nay, việc khai thác nguồn tài nguyên cát đã không có một quy hoạch khoa học, tình trạng khai thác cát quá mức cho phép và trái phép diễn ra triền miên tại các địa phương. Đáng lo ngại hơn, nhiều doanh nghiệp còn tận thu cát để xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Dù đứng trước nguy cơ thiếu cát nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu cát Ảnh: Nhân dân
Trao đổi với Đất Việt, TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (Hội Tưới tiêu Việt Nam, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam), cho rằng những lo ngại trên hoàn toàn có cơ sở.
Theo vị chuyên gia, cát là một tài nguyên quý giá, một thành phần quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên. Nó là một trong những yếu tố tạo nên dòng sông, dòng chảy và sự ổn định cho lòng, bờ, bãi sông, cho cuộc sống con người và hệ sinh thái ở thượng lưu, hạ lưu phụ thuộc vào con sông...
Hiện nay cát phục vụ nhu cầu xây dựng, sản xuất của các địa phương có 2 nguồn chính. Một là từ các mỏ cát ở vùng núi, ở các bãi sông lớn. Hai là cát ở dưới đáy các dòng sông.
"Việc khai thác cát dưới lòng sông để bán hiện đang mang lại siêu lợi nhuận. Do đó các doanh nghiệp liên tục đẩy mạnh khai thác cát, kể cả chính thức hoặc khai thác lậu.
Việc này diễn ra công khai tại nhiều dòng sông chảy qua các tỉnh, thành cả nước. Thậm chí cát còn được xuất khẩu. Nếu cứ tình trạng này diễn ra, tôi nghĩ không đến 15 năm nữa, chúng ta sẽ cạn kiệt nguồn cát", ông Tứ lo ngại.
TS Đào Trọng Tứ khẳng định, dư luận đã nhiều lần đề cập đến việc tận thu cát tại các dòng sông và những hiểm họa khôn lường có thể gặp phải đối với các con sông, đến phát triển kinh tế, ổn định xã hội của các địa phương và đất nước và cuộc sống của người dân.
Đến thời điểm này, tình trạng mực nước tại sông Hồng bị xuống thấp hay hiện tượng sạt lở đất tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long là minh chứng rõ nhất cho việc khai thác cát không được quy hoạch và kiểm soát.
"Trên sông Hồng, theo một số kết quả nghiên cứu gần đây của các cơ quan khoa học của Bộ NN-PTNT, lượng cát khi thác hằng năm giao động khoảng hơn 10 triệu m3 khiến cho lòng sông Hồng bị hạ thấp dẫn đến mực nước sông hạ thấp.
Việc này tác động rất lớn đến việc lấy nước của các công trình lấy nước tưới cho Đồng bằng sông Hồng, tác động tiêu cực đến môi trường và cảnh quan và cuộc sống của cộng đồng ven sông.
Một trong những thí dụ về tác động của lượng bùn cát trên sông giảm có thể thấy ở hệ thống sông chảy qua nhiều tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển đã và đang diễn ra ngày càng nhiều gây thiệt hại vô cùng lớn về đất đai, tài sản, hoa màu cho người dân.
Ngoài vấn đề tác động của thiên nhiên, giảm đáng kể phù sa đến đồng bằng sông Cửu Long từ thượng nguồn và thay đổi dòng chảy... thì việc khai thác cát tại chỗ quá mức cũng là một nguyên nhân", ông Tứ dẫn chứng.
Cấp phép nhưng thiếu hoặc hạn chế trong hậu kiểm
Lý giải nghịch lý trên, TS Đào Trọng Tứ cho rằng, nguyên nhân chính nằm ở chỗ khai thác, tận thu cát tạo ra siêu lợi nhuận cho những tổ chức và cá nhân liên quan. Ngoài ra dù cấp phép nhưng thiếu hoặc hạn chế trong hậu kiểm khiến tài nguyên của chung bị khai thác bừa bãi, ngân sách nhà nước không thu được là bao.
"Tôi nghĩ dư luân đặt vấn đề lợi ích nhóm và bảo kê khi cát tặc, cát lậu diễn ra thường xuyên là có cơ sở. Thực tế, các đối tượng hút cát trái phép thường dùng những tàu công suất lớn để hút và vận chuyển.
Việc đi lại hết sức nhộn nhịp, thậm chí họ còn sẵn sàng đe dọa người dân. Rõ ràng việc này không tinh vi như các đối tượng buôn bán đồ cấm. Vì vậy làm sao có thể nói họ lén lút khai thác? Đây là công khai hút cát", ông Tứ nhấn mạnh.
Ngoài ra, việc quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chồng chéo nên tình trạng trên vẫn diễn ra dù được đề cập đến nhiều.
Viễn cảnh nhập cát
Nhìn nhận một cách toàn diện tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, TS Đào Trọng Tứ thừa nhận, nghịch lý trên không chỉ tồn tại với cát mà đã từng xảy ra than, quặng sắt hay vật liệu xây dựng.
Đối với nguồn tài nguyên cát, nếu không có kế hoạch khai thác một cách hợp lý và hiệu quả, vị TS này cho rằng viễn cảnh tương tự than, quặng sát hay vật liệu xây dựng hoàn toàn có thể xảy ra.
"Với nguồn tài nguyên cát, có cung thì ắt sẽ có cầu. Do vậy các cơ quan nhà nước cần đánh giá cụ thể trữ lượng và vấn đề cung - cầu trong nước để có những định hướng, quy hoạch rõ ràng cho quá trình khai thác.
Thứ hai, các tỉnh, thành phố, phải tăng cường lực lượng bảo vệ và phải có sự quyết liệt với các đối tượng khai thác trái phép.
Thứ ba, trách nhiệm của các bộ, ngành cũng cần phải rõ ràng, tránh chồng chéo như hiện nay. Người dân không thể tự bảo vệ việc này nếu như cơ quan nhà nước không siết chặt quản lý. Cuối cùng chế tài xử phạt cần phải nghiêm khắc hơn nữa.
(Theo Đất Việt)
13 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng bị bắt giữ Kiểm tra tàu thuyền khai thác cát ở sông Hồng, nhà chức trách tạm giữ 13 phương tiện gồm 4 tàu cuốc, 2 tàu hút và 7 tàu chở cát. Thời điểm kiểm tra, một số tàu cát đang vận chuyển cát để bán cho các thuyền khác. Ảnh: Minh Hải Ngày 31/3, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, lực lượng chức...