Phó Thủ tướng: Cơ chế đặc thù là cơ hội vàng cho TP.HCM
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP.HCM trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Quốc hội. (Ảnh: VPQH)
Sáng nay (20.11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Nhân dịp này, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ có trao đổi với báo chí xung quanh nội dung nêu trên.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: Cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP.HCM không phải vì riêng TP này mà vì cả nước, theo tinh thần cả nước vì Thành phố, Thành phố vì cả nước.
Thưa Phó Thủ tướng, bên cạnh cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM, đầu tàu kinh này đang có những lợi thế gì có thể tận dụng để phát triển?
- Trước hết những thể chế gì TP. HCM đang có cần phải cố gắng làm cho tốt hơn. Ví dụ những chính sách của Thành phố này như ba đột phá chiến lược; các trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế, như đầu tư, doanh nghiệp nhà nước, khu vực tài chính ngân hàng. Gần đây T.Ư có nói đến khu vực sự nghiệp công lập và cơ cấu lại thu chi ngân hàng đảm bảo bền vững nợ công. Năm lĩnh vực tái cơ cấu trọng điểm này TP.HCM có nhiều dư địa để phát triển.
Tôi đã từng nói nhiều lần với lãnh đạo của TP.HCM, với những cơ chế chính sách trong khuôn khổ pháp luật dành chung cho cả nước, TP.HCM với thế mạnh và truyền thống cần tận dụng làm làm cho tốt. Thứ hai, cần phải tận dụng tốt cơ chế, chính sách đặc thù tới đây được Quốc hội thông qua, đó coi như cơ hội vàng để TP.HCM phát triển.
Thành phố phải có đề án, chương trình hết sức cụ thể, còn Quốc hội chỉ đề ra khung chung. Từ chủ trương đó, muốn đưa vào thực tiễn cuộc sống phải có đề án, chương trình. Có loại đề án cấp Chính phủ phê duyệt, có loại thuộc thẩm quyền Thủ tướng, có cái thuộc thẩm quyền của Thành phố, cần phải huy động tổng lực, tổ chức thực hiện bên cạnh đó thường xuyên cập nhật, đánh giá.
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng, sau khi Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM, TP cần ưu tiên triển khai trên những lĩnh gì trước?
- Triển khai cần bám sát những nội dung Nghị quyết đã nêu, trong đó có vấn đề về quản lý đô thị, quản lý xây dựng đầu tư, vấn đề tài chính, ngân sách, sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
Đặc biệt, Thành phố cần sớm có đề án để thực hiện Nghị quyết 18 và 19 của Hội nghị BCH T.Ư 6 khóa XII về tinh giản biên chế, sắp xếp lại các cơ quan trong hệ thống chính trị; tổ chức sắp xếp lại đổi mới lại cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Làm tốt vấn đề này sẽ tạo ra xung lực rất lớn cho Thành phố. Tôi được biết chỉ tính riêng năm vừa qua, TP.HCM chỉ sắp xếp bên trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị và sắp xếp lại một số cơ quan trong hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập đã giảm chi thường xuyên từ 3 – 4%.
Nhìn rộng ra thấy TP.Hà Nội cũng vậy, chỉ riêng năm 2017, Thành phố này tổ chức sắp xếp bên trong các phòng, các ban, các đơn vị cấp sở và gom lại những đơn vị sự nghiệp, chưa giảm được nhiều biên chế nhưng bằng đấy việc làm được đã giúp giảm chi thường xuyên trong tổng chi của Hà Nội là 4,85%. Chưa kể Thành phố còn thu được nhiều đất đai, tài sản công từ việc sắp xếp lại để đầu tư trở lại cho sự nghiệp công lập và các lĩnh vực khác.
Khi Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, có ý kiến lo ngại về đề xuất của Chính phủ cắt 18.800 tỷ đồng chống ngập và 2 bệnh viện tuyến cuối của TP đã được Quốc hội giao khi cho Thành phố được hưởng số thu thoái vốn doanh nghiệp nhà nước của TP để đầu tư cơ sở hạ tầng, ông nghĩ sao?
- Về con số cụ thể sẽ do Quốc hội tính toán. 18.800 tỷ đồng so với cả nước hay so với TP.HCM không phải là quan trọng nhất. Số đó cũng đã có trong kế hoạch đầu tư công, bây giờ tính tổng nguồn lực thu bù đắp được số đó hay trừ số đó ra, việc này Quốc hội sẽ tính toán cụ thể.
Về tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM từ nay đến 2020 vẫn là 18% (TP.HCM được giữ lại 18%, còn lại 82% là điều tiết về ngân sách trung ương). Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM không thay đổi tỷ lệ điều tiết ngân sách.
Cân đối ngân sách phải có thời kỳ ổn định ít nhất là 3 năm, bắt đầu cân đối từ 2017 -2020. Các địa phương khác cũng đã cân đối trong tổng thể của kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn 5 năm.
Xin cảm ơn Phó Thủ tướng (!)
“Hội đồng nhân dân TP.HCM quyết định chi trả mức thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý và mức lương phù hợp với các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt trong khả năng, phạm vi ngân sách của Thành phố. Việc thực hiện các quy định này phải gắn với việc sắp xếp bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước”, trích tờ trình tóm tắt của Chính phủ, Về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Theo Danviet
Thủ tướng: Xây dựng Bắc Ninh thành thành phố trực thuộc Trung ương
Chiều 18/10, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Ninh về một số kiến nghị của tỉnh liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng đồng ý để Bắc Ninh có đề án khoa học về xây dựng Bắc Ninh thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Thường trực Chính phủ làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: VGP
Các ý kiến phát biểu đều ấn tượng trước sự phát triển của Bắc Ninh, là một trong 3 tỉnh động lực của Vùng Thủ đô, là một cực tăng trưởng của cả Vùng; một trong những trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc và cả nước. Đầu tư của các doanh nghiệp vào Bắc Ninh tăng cao, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài tiếp tục chọn Bắc Ninh, trong đó nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai đầu tư xây dựng. Năm 2016, Quy mô kinh tế (GRDP) của tỉnh chiếm 2,8%, sản xuất công nghiệp chiếm 12,3%, xuất khẩu chiếm 13% trên tổng giá trị của cả nước. Các ý kiến cơ bản đồng tình với kiến nghị của tỉnh và mong muốn tỉnh có thêm các điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng cũng nhìn nhận các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh khá ấn tượng. GRDP đứng thứ 3, xuất khẩu đạt thứ hạng cao, thu hút FDI đứng thứ 6, thu ngân sách đứng thứ 10; tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới xếp thứ 9... Thời gian qua, tỉnh đã làm tốt việc phát triển hướng vào công nghiệp công nghệ cao.
"Bắc Ninh quyết tâm thực hiện chủ trương này hết sức quyết liệt. Tất nhiên có cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa nhưng các đồng chí biết chọn thu hút đầu tư phát triển. Tại sao cùng có cơ chế giống nhau nhưng có tỉnh phát triển công nghiệp cao có tỉnh lại không?", Thủ tướng nói. Cùng với đó, lĩnh vực xã hội của tỉnh cũng đạt nhiều kết quả tích cực như tỉ lệ kiên cố hóa phòng học, phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi, giáo viên đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia xếp thứ nhất.
Biểu dương nỗ lực của Bắc Ninh, Thủ tướng cho rằng, tỉnh còn đối diện nhiều thử thách như môi trường sống sẽ bị đe dọa trước mật độ dân cư cao, nhiều làng nghề phát triển, thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, giữ gìn văn hoá truyền thống... Với số lượng công nhân rất đông thì vấn đề xã hội, an toàn thực phẩm cũng cần đặt ra.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP
Về định hướng phát triển của tỉnh, Thủ tướng yêu cầu xây dựng và phát triển Bắc Ninh thành một thành phố văn minh, hiện đại, giữ gìn văn hoá truyền thống. Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động, có chính sách tận dụng số lao động sau khi kết thúc làm việc ở các khu công nghiệp. Tổ chức xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch kể cả đô thị, làng nghề.
Giải quyết tốt các vấn đề tệ nạn xã hội, an ninh an toàn. "Một khẩu hiệu đưa ra là Bắc Ninh có tỉ lệ ma túy thấp nhất nước được không?", Thủ tướng đặt vấn đề. "Các đồng chí trong tốp đầu về PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) thì sắp tới đây các đồng chí có giữ được môi trường đó không?". Thủ tướng lưu ý tỉnh tránh tư tưởng chủ quan, "thỏa mãn non".
Thủ tướng cũng cho ý kiến về một số kiến nghị, đề xuất của Bắc Ninh.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Samsung trong đầu tư công nghệ cao, sản xuất, xuất khẩu với quy mô lớn, phát triển trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) trên tinh thần bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành, nhất là về nghĩa vụ thuế; giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách, báo cáo lại Thủ tướng xem xét.
Thủ tướng đồng ý để Bắc Ninh có đề án khoa học về xây dựng Bắc Ninh thành thành phố trực thuộc Trung ương trình Ban cán sự Đảng Chính phủ cho ý kiến, trên cơ sở đó xem xét, báo cáo Bộ Chính trị đưa vào chương trình công tác năm 2018 của Bộ Chính trị. Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản đáp ứng 3/5 tiêu chuẩn trơ thành Thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.
Thủ tướng nhất trí với kiến nghị cho phép tỉnh thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm, tinh thần là không tăng biên chế, để có biện pháp mạnh bảo đảm an toàn thực phẩm, sao cho "đến Bắc Ninh là ăn thực phẩm sạch".
Bày tỏ tâm đắc với ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là xóa bỏ "lợn hai chuồng, rau hai luống" (một chuồng, một luống để ăn, một để bán), Thủ tướng yêu cầu các địa phương cả nước, không chỉ là Bắc Ninh, phải đẩy mạnh một bước nữa việc bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đối với các dự án phát triển khu du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn, Thủ tướng lưu ý tỉnh bảo đảm tuân thủ quy hoạch, quy định, chú ý bảo đảm môi trường.
P.T
Theo Dantri
Chính phủ Đức sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam Sáng nay (26/9), bên lề Hội nghị về phát triển bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu (ĐBSCL) diễn ra tại TP Cần Thơ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp bà Lucia Bergfeld - Bí thư thứ Nhất, Tham tán phát triển của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam. Tham dự buổi...