Phó thủ tướng chỉ đạo khai quật tàu cổ tại biển Dung Quất
Tàu chở gốm sứ thời nhà Minh, có khả năng khi đi qua vùng biển Quảng Ngãi thì bị đắm.
Ngày 12.6, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo phương án khai quật tàu cổ tại biển Dung Quất, Quảng Ngãi.
Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch khẩn trương tiếp thu ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Quảng Ngãi để hoàn chỉnh nội dung và dự toán phương án khai quật…
Bộ Tài chính thẩm định dự toán phương án thăm dò, khai quật, tổng hợp trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung kinh phí.
UBND tỉnh Quảng Ngãi chủ trì, xử lý các kiến nghị của Công ty Hào Hưng – đơn vị phát hiện tàu cổ, theo quy định pháp luật,; báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.
Tháng 7.2017, trong quá trình nạo vét luồng lạch làm cảng nước sâu xây dựng cảng tại vùng biển Dung Quất, Công ty Hào Hưng phát hiện nhiều cổ vật gốm sứ và ván thuyền ở độ sâu 9m, cách bờ 7m.
Sau đó, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng các nhà khảo cổ học phát hiện xác tàu cổ dài khoảng 20-30m, có nhiều chồng gốm.
Chuyên gia khảo sát khu vực phát hiện tàu cổ đắm tại vùng biển Dung Quất. Ảnh: Bảo tàng lịch sử quốc gia
Chuyên gia nhận định hiện vật gốm sứ này thuộc thời nhà Minh (Trung Quốc), niên đại thế kỷ XVI, có khả năng tàu chở cổ vật gốm sứ đi qua vùng biển Quảng Ngãi thì bị đắm.
Do phát hiện tàu cổ, đơn vị thi công đã tạm dừng nạo vét. Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất lập trại dã chiến trên bờ để bảo vệ tàu cổ.
Video đang HOT
Công ty Hào Hưng hiện nhiều lần kiến nghị sớm khai quật tàu cổ để tiếp tục thực hiện dự án. Tỉnh Quảng Ngãi có nhiều văn bản kiến nghị đến Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch nhưng vẫn chưa có phương án khai quật.
Theo Viết Tuân (VnExpress)
Bộ sưu tập gốm sứ cổ lớn nhất Đông Dương ở Sài Gòn
Bộ sưu tập đồ gốm với hơn 100.000 cổ vật có tuổi đời từ thế kỷ thứ 4 của ông Đinh Công Tường (quận 12, TP HCM) được công nhận có số lượng gốm xưa lớn nhất Đông Dương.
Sau hơn 20 năm đi khắp mọi miền đất nước cũng như ra nước ngoài tìm kiếm, ông Đinh Công Tường (50 tuổi, quận 12) đang sở hữu bộ sưu tập hơn 100.000 cổ vật gốm sứ. Trong số đó, nhiều hiện vật có tuổi đời hàng nghìn năm, được coi là vô giá.
"Vào khoảng năm 1994, khi tôi ra Hà Nội làm đám giỗ bà thì được bà cô tặng cho cái đĩa, bát từ thời Minh. Thấy đẹp nên tôi thích thú, càng tìm hiểu càng mê nên bỏ công sức đi sưu tầm gốm sứ cho đến bây giờ", ông Tường chia sẻ.
Toàn bộ căn nhà 3 tầng rộng 600 m2 của ông từ hành lang, phòng riêng đến nhà bếp, nhà kho... đều thành nơi lưu trữ đồ cổ.
Ngay cả nhà vệ sinh cũng được ông tận dụng làm nơi để đồ gốm và một vài món đồ cổ khác. Lượng gốm sứ nhiều đến nỗi ông phải đóng thùng lại vì không có chỗ trưng bày.
Là người sưu tầm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm nhưng ông cho biết vẫn không ít lần bị lừa bởi những đồ giả cổ được làm cực kỳ công phu.
Những cổ vật gốm sứ của ông Tường đều thuộc hàng "độc, lạ" ở Việt Nam bao gồm đủ các loại hình như: tô, chén, đĩa, ché, lộc bình, chum, thìa, chân đèn... Nhiều món đồ có xuất xứ ở Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản... với niên đại từ thế kỷ 4 đến đầu thế kỷ 20.
Riêng gốm sứ trong nước, ông có đầy đủ bộ gốm sứ của ba miền Bắc - Trung - Nam của các nền văn hóa Việt cổ như gốm Đông Sơn, Chăm, Bát Tràng, Chu Đậu.... hay của các triều đại phong kiến Việt Nam.
"Chiếc chóe này có từ thế kỷ 17. Bình thường chóe có màu đen nhưng riêng cái chóe này được nung với vỏ sò huyết nên ra màu vàng đỏ như vậy", ông giải thích về chiếc chóe độc nhất vô nhị.
Những đồ gốm của ông đa dạng, hầu hết được sử dụng trong cung đình. Đặc biệt, ông sở hữu một chiếc gối làm bằng gốm của thái tử triều Nguyễn. "Đây là món đồ cực kỳ vô giá mà tôi phải mất hơn nửa năm mới thuyết phục một gia đình ở miền Tây nhượng lại cho mình", ông thích thú kể.
Trong bộ sưu tập đồ sộ của mình, món đồ xưa nhất ông Tường có được là bức tượng gốm của nền văn hóa Sa Huỳnh vào thế kỷ thứ 4. Ông cho biết: "Tượng này được tìm dưới đáy sông, ở Việt Nam không có cái thứ hai. Ở bảo tàng bên Pháp cũng chỉ có một tượng như vậy".
Chiếc bình gốm có kích thước lớn nhất ông đang sở hữu với chiều cao khoảng 1,5 m. Bình gốm này được sản xuất vào đầu thế kỷ 20, có vẽ hình tái hiện cảnh Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung.
Những đồ gốm có kích thước nhỏ nhất, chỉ bằng ngón tay được ông cất gọn gàng trong tủ kính. Đây là những lọ dùng để đựng thuốc được dùng trong triều đình thời nhà Minh
Nhiều món đồ gốm sứ cổ dù đã vỡ nát nhưng vẫn được chủ nhân tìm mua ở khắp mọi nơi. "Rất nhiều người muốn mua lại những món đồ của tôi với giá cao, nếu đồng ý bán sẽ rất lời. Dù vậy tôi chưa bao giờ bán dù là một mảnh sành vỡ", ông khẳng định.
Vừa qua, ông được Tổ chức Kỷ lục Đông Dương tại Việt Nam trao bằng kỷ lục Đông Dương về bộ sưu tập "Gốm sứ xưa và nay nhiều nhất Đông Dương".
Trước đó, ông đã xác lập ba Kỷ lục Việt Nam: Người sở hữu bộ sưu tập lộc bình xưa có số lượng nhiều nhất Việt Nam với hơn 5.000 chiếc (năm 2014); Người sở hữu bộ sưu tập đĩa cổ xưa có số lượng nhiều nhất Việt Nam (năm 2015) và Người sở hữa bộ sưu tập bát (tô) cổ số lượng nhiều nhất Việt Nam (năm 2016).
Quỳnh Trần
Theo VNE
Khám nghiệm vụ chồng giết vợ, giấu xác suốt 4 năm Sau khi giết vợ, Hoàng dành nhiều thời gian đi lễ chùa, nếu ai hỏi thì nói vợ đi theo người khác. Sáng 12.5, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp cùng VKS tỉnh khám xét, khai quật hầm cầu nơi Nguyễn Trung Hoàng (48 tuổi, ngụ khu phố Hòa Hội, thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ) khai đã giết vợ...