Phó Thủ tướng: Bỏ các biện pháp giới hạn không cần thiết trong trường học
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng nên bỏ các biện pháp giới hạn không cần thiết và không khoa học, cực đoan như bắt học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo tấm chắn giọt bắn bằng nhựa, không cần thiết và hại cho sức khỏe, cũng không cấm bật điều hòa trong lớp học.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp sáng nay. Ảnh: Bộ Y tế
Bỏ các biện pháp giới hạn cực đoan, không khoa học
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 sáng nay (6.5), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay đến giờ phút này, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh. “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định chúng ta đã cơ bản đẩy lui được dịch bệnh, nên chúng ta phải quay lại cuộc sống sản xuất kinh doanh, sinh hoạt trong một trạng thái bình thường mới”- ông nói.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, ở nước ngoài, dịch bệnh còn rất phức tạp và căng thẳng. Việt Nam giống như cánh đồng trũng, bên ngoài nước sông rất cao và gió lớn nên chúng ta phải bao đê chặt, tiếp tục chính sách quản lý thật chặt chẽ nhập cảnh, bảo đảm an toàn.
Thứ hai, chúng ta phải tiếp tục củng cố các cơ chế, công cụ đặc biệt công cụ thông tin để luôn trong trạng thái sẵn sàng có ca nhiễm nào đó trong cộng đồng là phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch ngay.
Với hai điều kiện đó, chúng ta phải nới lỏng các biện pháp mà chúng ta đã giới hạn từ trước đến nay một cách khoa học.
Đến giờ này, chưa nói là trong cộng đồng tuyệt đối không còn mầm bệnh nhưng xác suất còn mầm bệnh là rất thấp. Các trường hợp bệnh nhân COVID-19 dương tính trở lại thì theo các chuyên gia phân tích sau khi đã lấy mẫu, kết luận không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Phó Thủ tướng đề nghị ngành y tế tiếp tục tập trung chăm sóc, quản lý thật tốt người bệnh, đã mắc bệnh và khỏi trên tinh thần quản lý chặt chẽ những người đã bị bệnh này để an toàn cho cộng đồng.
Ông cho rằng phải học tập, sản xuất, sinh hoạt an toàn với điều kiện: Đeo khẩu trang ở trên các phương tiện công cộng, ở nơi công cộng (bên ngoài các trường học, trụ sở, công sở); Ở nơi công cộng tiếp tục duy trì các biện pháp tránh tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể người khác mà không biết người đó có thể có mầm bệnh, tránh tiếp xúc bề mặt, nếu có tiếp xúc phải rửa tay.
“Chúng ta nên bỏ các biện pháp giới hạn không cần thiết và không khoa học, cực đoan như bắt học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ bằng nhựa, không cần thiết và hại cho sức khỏe. Trong trường học, chỉ cần các cháu học sinh trong lớp học, không bắt buộc phải đeo khẩu trang…”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
“Chỉ khuyến nghị các cháu cố gắng đừng phun nước bọt vào nhau, chịu khó rửa tay, giờ ra chơi đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với bạn lớp khác, nếu không may có xác suất rất nhỏ có một cháu nhiễm thì chỉ bị trong lớp đó”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Hình ảnh học sinh đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn kín mít. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Không cấm bật điều hòa trong lớp học
“Không bắt buộc một cách cực đoan là cấm không bật điều hòa. Gốc gác việc cấm bật điều hòa là chỉ cấm bật điều hòa nơi tập trung vì nếu có một người mang virus thì hệ thống điều hòa sẽ mang con virus đó đi sang phòng khác. Chúng ta chỉ khuyến nghị các lớp học và công sở nên định kỳ mở cửa thông thoáng cho không khí đối lưu với bên ngoài”- Phó Thủ tướng cho hay.
Theo Phó Thủ tướng, phải thống nhất biện pháp đó để các con, các cháu đến trường an toàn, khỏe mạnh và học tập cũng bớt áp lực tâm lý. Phụ huynh cơ bản chăm lo cho các con ngoài đến trường thì cũng hạn chế đến nơi công cộng không cần thiết.
Các biện pháp sản xuất kinh doanh tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn mở dịch vụ. Ban chỉ đạo thống nhất các dịch vụ như vũ trường, karaoke thời điểm này chưa cho mở lại; còn các dịch vụ khác cơ bản cho mở lại như bình thường với điều kiện các cơ sở đó giữ khoảng cách tối thiểu là 1m.
Video đang HOT
Chúng ta sẽ bỏ tất cả những giới hạn về số chỗ trên các phương tiện công cộng như máy bay, tàu hỏa, xe buýt; nhưng trên phương tiện công cộng bắt buộc phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
Bệnh nhân tái dương tính được công bố khỏi bệnh: "Đây là 1 kỷ niệm lạ lùng nhất với mình, mình rất lo cho những người đã tiếp xúc gần"
"Mình rất buồn và hụt hẫng khi nhận kết quả tái dương tính. Mình lo nhất cho những người đã tiếp xúc gần, còn bản thân vẫn hoàn toàn ổn định, không xuất hiện lại biểu hiện lâm sàng", V. nói.
Hai trong số 14 bệnh nhân tái dương tính Covid-19, đã chính thức được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương công bố khỏi bệnh sáng 5/5. Họ gồm bệnh nhân 74 - du học sinh Pháp trú tại Lâm Thao, Phú Thọ và bệnh nhân 137 - trở về từ Đức, có địa chỉ thường trú ở Yên Thành, Nghệ An.
Đến nay, tình trạng sức khoẻ của 2 người đều ổn định, có nhiều lần liên tiếp âm tính với SARS-CoV-2.
"Hành trình ngược từ Nghệ An ra Hà Nội kéo dài 6 tiếng, tôi đã rất mệt mỏi"
Bệnh nhân 137 là anh Đặng Văn B., 36 tuổi, sinh sống và làm việc tại Berlin, Đức. Thời điểm trước, Đức chỉ mới ghi nhận 1.429 bệnh nhân dương tính, 3 người tử vong. Để phòng bệnh, anh chỉ ở nhà, không ra đường, vì người Đức không đeo khẩu trang, anh lo sợ bị lây nhiễm nếu ra ngoài. Cảm thấy không an toàn, anh muốn về Việt Nam.
Ngày 15/3, anh B. nhập cảnh tại sân bay Nội Bài, được chuyển tới khu cách ly tập trung tại Sơn Tây. 9 ngày đầu tiên, tình hình sức khoẻ của anh bình thường. Tuy nhiên, bước vào ngày thứ 10, anh cảm thấy sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi. Kết quả xét nghiệm của Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương xác nhận anh là bệnh nhân thứ 137 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam.
"Tôi nghĩ nhiều khả năng bị lây bệnh từ bệnh nhân 109 - giảng viên Đại học Bách Khoa, tại khu cách ly tập trung. Tôi là người tiếp xúc gần, kể cả trong ăn uống, nghỉ ngơi. Khi anh ấy được chuyển xuống Nhiệt đới cho kết quả dương tính, thì 3 ngày sau tôi xuất hiện các biểu hiện lâm sàng", anh B. nhớ lại.
Tại bệnh viện, anh được các bác sỹ chăm sóc tận tình và chu đáo. Sau 3 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp vào các ngày 2-3-5/4, đến ngày 7/4, anh được Bộ Y tế công bố khỏi bệnh.
Sau 2 tuần cách ly thêm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chiều 22/4, trước khi xuất viện về Nghệ An, anh được các bác sỹ lấy mẫu xét nghiệm lần cuối.
"Tôi đã gọi điện cho gia đình, dặn dò chuẩn bị thức ăn trong vòng 2 tuần. Mọi người sẽ chuyển sang nhà người thân gần đó để sinh sống, còn tôi tự cách ly riêng một mình. Nếu nhớ, họ chỉ được đứng nhìn tôi từ xa", anh nói.
Bệnh nhân 137 trở về từ Đức, dự đoán bị lây nhiễm Covid-19 trong khu cách ly tập trung.
15h chiều 22/4, anh B. bắt xe taxi chở từ Hà Nội, tới nhà khoảng 21h tối. Anh dự tính sẽ nghỉ ngơi 1-2 ngày, rồi ra thăm vườn, chạy bộ xung quanh khu nhà nông thôn rộng rãi của mình. Tuy nhiên, kế hoạch chưa kịp thực hiện, thì 16h30 chiều hôm sau, trong lúc đang xem phim, anh nhận được cuộc gọi đặc biệt của bác sỹ.
"Có khả năng em phải ra Hà Nội để kiểm tra lại, vì nghi ngờ tái dương tính SARS-CoV-2", đầu dây bên kia thông báo. Anh không lo lắng, nhưng rất bất ngờ khi tiếp nhận thông tin "sét đánh" này.
Không kịp chuẩn bị, khoảng 23h30 đêm hôm đó, xe cấp cứu đỗ trước cửa nhà anh B.
Hành trình ngược từ Nghệ An ra Hà Nội kéo dài 6 tiếng. Anh không thể ngủ, tâm trạng hết sức mệt mỏi. 5h sáng, anh đến cổng viện, ngồi đợi đến 8h mới được lấy mẫu xét nghiệm. Cả 3 lần, đều cho kết quả âm tính.
"Tôi đã từng nghĩ, liệu kết quả xét nghiệm lần cuối trươc khi xuất viện có bị nhầm lẫn gì không, vì tôi hoàn toàn khoẻ mạnh. Tôi nghĩ rằng khi trở về nhà, sẽ được tận hưởng không khí trong lành, bù lại quãng thời gian bí bách trong căn phòng bệnh viện. Nhưng trớ trêu, tôi lại phải nhập viện thêm một lần nữa", anh nói.
Anh B. bước vào cuộc chiến chống Covid-19 lần thứ 2, nhưng dường như lúc này, mọi thứ thật nhẹ nhàng.
5h30 mỗi sáng, anh thức dậy, dành một tiếng rưỡi tập thể dục và chạy bộ trong phòng. Buổi chiều, anh vận động thêm, hạn chế nằm. Mọi hoạt động đều đa dạng từ xem phim, lướt web và đọc báo.
Anh sẽ cách ly thêm một tháng trước khi chính thức tái hoà nhập cộng đồng.
Công nghệ thông tin hiện đại giúp anh có thể "gặp gỡ", nói chuyện và chia sẻ với người thân trên mạng xã hội. Nhưng anh nói, vẫn "thèm" cảm giác được ôm 3 đứa con vào lòng. Các bác sỹ đã luôn bên cạnh động viên, giúp anh giải toả tâm lý hơn phần nào.
"Dù nhận kết quả dương tính hay âm tính, tôi tin rằng sức khoẻ của mình vẫn luôn ổn định, bởi thế tôi không quá hoang mang hay lo sợ. Tôi đọc báo và nghiền ngẫm các bài phân tích của chuyên gia, được biết rằng hầu hết các ca tái dương tính không lây nhiễm trong cộng đồng. Mặc dù vậy, tôi cố gắng hạn chế tiếp xúc gần ít nhất có thể", anh nói.
Được công bố khỏi bệnh lần 2, anh B. rất vui mừng, gửi lời cảm ơn đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đã tạo điều kiện tốt nhất cho anh trong suốt một tháng rưỡi vừa qua.
"Hoàn toàn tin tưởng các y bác sỹ, nên tôi luôn lạc quan".
Sắp tới, bệnh nhân 137 sẽ tiếp tục được theo dõi 14 ngày, sau đó trở về Nghệ An tự cách ly 14 ngày nữa. Hành trình chiến đấu Covid-19 của anh B., dự kiến kéo dài gần 2 tháng rưỡi.
"Tái dương tính - đây là một kỷ niệm lạ lùng nhất với cá nhân mình"
Bệnh nhân 74 N.H.V. tái dương tính với SARS-CoV-2 là nam thanh niên 23 tuổi, trú tại thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
V. là du học sinh Pháp về nước trên chuyến bay VN18 ngày 16/3. Thời điểm đó, Pháp chỉ mới có 4-5.000 ca nhiễm, người dân không quá lo lắng tới dịch bệnh, họ ra đường hầu như không đeo khẩu trang. V. được nghỉ học và nghỉ làm. Bố mẹ vì quá lo lắng đã mua vé máy bay cho cậu về Việt Nam.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Bắc Ninh. "Thời gian ở Pháp, mọi sinh hoạt của mình đều bình thường, nhưng khi về Việt Nam 2-3 ngày, thì xuất hiện triệu chứng sốt và ho", V. kể.
Nam bệnh nhân 74 tái dương tính được công bố khỏi bệnh sáng 5/5.
Gần một tháng điều trị, thời gian đầu với nam du học sinh khá khó khăn khi học cách hoà nhập, nhưng sau đó, cậu quen dần với cuộc sống trong bệnh viện. 3 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp với SARS-CoV-2, bệnh nhân được xuất viện, trở về địa phương vào ngày 10/4 bằng xe chuyên dụng, tiếp tục cách ly, theo dõi y tế tại nhà 14 ngày.
Trong thời gian này, cậu không ho, không sốt, không khó thở. Ngày 24/4, sau khi đủ thời gian cách ly tại nhà, bệnh nhân được Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao lấy mẫu bệnh phẩm, sau đó gửi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để thực hiện xét nghiệm lại.
Ngày 25/4, sau 2 lần xét nghiệm trên cùng mẫu bệnh phẩm, kết quả RT-PCR đều nghi ngờ dương tính trở lại với SARS-CoV-2.
Ngay sau khi có kết quả, Sở Y tế Phú Thọ đã chuyển bệnh nhân 74 về Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tiếp tục theo dõi, điều trị phù hợp. Đồng thời tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng những trường hợp F1, 2, 3.
"Mình rất buồn và hụt hẫng khi nhận kết quả tái dương tính. Mình lo nhất cho những người đã tiếp xúc gần, còn bản thân vẫn hoàn toàn ổn định, không xuất hiện lại biểu hiện lâm sàng", V. nói.
Tối hôm đó, cả gia đình V. tách làm 2 nhóm. Cậu từ Phú Thọ lên Hà Nội, còn bố mẹ và người thân đi một xe khác đến khu cách ly tập trung của tỉnh. V. đã mất ngủ cả đêm vì lo lắng kết quả xét nghiệm của bố mẹ. Sáng hôm sau, cậu thở phào khi mọi người đều âm tính ban đầu với SARS-CoV-2.
Lần thứ 2 nhập viện, V. khá sốt ruột vì "tưởng đã khoẻ mạnh, chỉ còn ngày cuối cùng cách ly trước khi được quay về với cộng đồng".
Sau 10 ngày điều trị, V. được công bố khỏi bệnh lần 2, sau 4 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp với SARS-CoV-2, hoàn toàn khoẻ mạnh. Xe chuyên dụng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ chịu trách nhiệm vận chuyển bệnh nhân về địa phương, tiếp tục theo dõi thêm.
"Mình rất vui vì đã chính thức khỏi bệnh, chỉ mong nhanh trôi qua 14 ngày cách ly tiếp theo, để được tái hoà nhập cộng đồng. Đây là một kỷ niệm lạ lùng nhất với cá nhân mình, điều mình nhớ nhất là sự chăm sóc, quan tâm của đội ngũ y bác sỹ và điều dưỡng", V. nói.
"Bệnh nhân tái dương tính không phải điều trị bất kỳ loại thuốc nào, chỉ cần theo dõi, cách ly"
Bác sỹ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch hội đồng chuyên môn của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, sau khi bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị khỏi về mặt lâm sàng (hết sốt 3 ngày, xét nghiệm 2 lần cách nhau 24h có kết quả âm tính), sẽ được công bố khỏi bệnh và tiếp tục được theo dõi 14 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi khỏi bệnh được theo dõi, cách ly ở cộng đồng đã tái dương tính với virus SARS-CoV-2.
Trong quá trình theo dõi các bệnh nhân tái dương tính, các bác sỹ nhận thấy người bệnh không có bất kỳ một dấu hiệu lâm sàng nào. Họ hoàn toàn khoẻ mạnh, ăn ngủ bình thường. Trước đó, khi các bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm lần cuối mới phát hiện bệnh nhân dương tính trở lại.
Bác sỹ Kính thông tin, trong quá trình điều trị, bệnh nhân tái dương tính không phải điều trị bất kỳ loại thuốc nào, chỉ cần theo dõi, cách ly tại bệnh viện.
"Tôi khẳng định bệnh nhân tái dương tính với virus SARS-CoV-2 không phải là người lành mang trùng. Nếu bệnh nhân là người lành mang trùng thì virus trong cơ thể bệnh nhân phải sống và lây truyền cho những người khác", bác sỹ nói.
Bác sỹ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch hội đồng chuyên môn của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để xét nghiệm lại các trường hợp tái dương tính và đều cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Cụ thể là bệnh nhân 74 và 137.
Khi bệnh nhân tái dương tính có kết quả xét nghiệm âm tính nhiều lần, một giả thuyết được đặt ra đó là phương pháp xét nghiệm hiện nay chỉ có thể kiểm tra được những phần, mảnh ARN của virus (có thể được coi là xác virus trong quá trình thải loại).
Ngoài ra, người bệnh tái dương tính với virus SARS-CoV-2 ở các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều không lây nhiễm cho bất kỳ người nào.
Theo GS.TS.Nguyễn Văn Kính, ở mỗi một quốc gia, virus SARS-CoV-2 đều khác so với virus ban đầu được công bố ở Vũ Hán, Trung Quốc. Các chuyên gia trên thế giới đã giải mã được trình tự gen của virus gây bệnh tại một số nước.
Hiện, virus SARS-CoV-2 đã có nhiều biến thể khác nhau. Tại Việt Nam, virus SARS-CoV-2 không giống 100% với virus gây bệnh viêm phổi ở Vũ Hán.
Bộ Y tế: Cách ly ca tái dương tính như người mắc COVID-19 mới Đến thời điểm hiện tại Việt Nam có 12 ca dương tính trở lại. Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện đang điều trị người bệnh COVID-19 cần thực hiện cách ly điều trị người có xét nghiệm dương tính trở lại sau khi ra viện như một ca bệnh COVID-19 mới. Ảnh minh họa: Internet Theo đó, một du học sinh...