Phó Thủ tướng: Bão số 16 không trực tiếp vào đất liền nhưng không thể chủ quan
Làm việc với tỉnh Cà Mau, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, theo dự báo cường độ cơn bão số 16 có giảm, hướng bão không trực tiếp vào đất liền nhưng chúng ta không thể chủ quan.
Chiều nay (25.12), đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm trưởng đoàn cùng Bộ trưởng Bộ NNPTNT kiêm Trưởng ban Chỉ đạo PCTT&TKCN T.Ư Nguyễn Xuân Cường và các bộ, ban, ngành liên quan đã đến kiểm tra công tác phòng, chống bão số 16 tại tỉnh Cà Mau.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác phòng, chống bão số 16 tại tỉnh Cà Mau.
Sau khi trực tiếp kiểm tra công tác ứng phó bão tại cửa biển Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Cà Mau.
Báo cáo với Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Tiến Hải – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau – cho biết: Đến hiện tại đã kiểm đếm được tất cả 3.465 tàu thuyền trên địa bàn. Hiện có 145 tàu, với hơn 1.000 người trú bão tại Malaysia và Thái Lan. Còn lại các tàu đã được kêu gọi vào bờ tránh trú bão. Về sơ tán dân, Cà Mau xác định có hơn 126.000 người dân cần di dời, hiện đã di dời 56.000 người, số còn lại vẫn đang tiếp tục di dời.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc với ngành chức năng tỉnh Cà Mau sau khi đi kiểm tra công tác ứng phó bão tại cửa biển Sông Đốc.
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Hải, tỉnh cũng đã cho học sinh nghỉ học từ sáng nay. Cà Mau đã thực hiện chằng chống nhà cho hơn 89.000/104.000 hộ dân. Triển khai gia cố các 8 điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng, được đánh giá có nguy cơ gây vỡ đê, với chiều dài hơn 2.000m. Một số người dân nuôi tôm tại Cà Mau mặc dù đã tới thời điểm thu hoạch, nhưng hiện nay không có thương lái và các nhà máy chế biến tôm trên địa bàn cũng đã nghỉ nên không thể thu hoạch tránh bão được.
Tại đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Cà Mau trong công tác phòng, chống bão số 16.
Video đang HOT
“Các ngành, các cấp, các lực lượng đã chủ động, quyết liệt và sáng tạo trong công tác ứng phó với mưa bão. Tuy theo dự báo cường độ cơn bão số 16 có giảm nhưng vẫn còn trong khu vực các tỉnh Nam Bộ. Dù cơn bão không trực tiếp vào đất liền, nhưng chúng ta không thể chủ quan. Cần phải chủ động không để xảy ra bị động, bất ngờ, phải đảm bảo lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời mọi tình huống xảy ra. Thực hiện nghiêm việc cấm biển, tiếp tục rà soát triệt để tàu thuyền trên biển, không để bất cứ tàu thuyền nào còn trên biển. Kiểm tra lại việc tránh trú của tàu, thuyền. Sơ tán triệt để người dân đến khu vực an toàn, tránh để người dân quay lại vùng xung yếu” – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Cũng theo Phó Thủ tướng, cần kiểm tra khu nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho nhân dân. Lực lượng công an, quân đội giữ vai trò nồng cốt, sẵn sàng, chủ động ứng cứu, hỗ trợ địa phương khi cần thiết; tiếp tục theo dõi kỹ diễn biến của bão số 16. Chú trọng khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn cho người dân sau bão.
Theo Danviet
Tin bão mới nhất: Bão số 16 - Tembin đã né Miền Nam như thế nào?
Cập nhật tin bão mới nhất- bão số 16 (Tembin): Hiện nay vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 100km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Cập nhật tin bão mới nhất- cơn bão số 16, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay bão số 16 tiếp tục có xu hướng yếu dần; hoàn lưu bão đang gây mưa cho các tỉnh Nam Bộ, tại Côn Đảo đã có gió giật mạnh cấp 7.
Tin bão mới nhất: Bão số 16 tiếp tục có xu hướng yếu dần; hoàn lưu bão đang gây mưa cho các tỉnh Nam Bộ.
Hồi 19 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 130km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 130km về phía Tây Bắc, khoảng 70km về phía Đông Nam tính từ vùng tâm bão.
Cơn bão số 16 - Tembin được đánh giá là cơn bão kỳ dị nhất trong 10 năm qua. Sự kỳ dị thể hiện ở thời điểm xuất hiện, hướng đi và cường độ của bão.
Về thời điểm xuất hiện bão Tembin, TS Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đánh giá: "Đây là cơn bão cuối mùa, xảy ra hiếm có. Bão muộn như thế này 10 năm mới có 1 cơn, nhưng riêng bão mạnh như thế này, cấp 11-12 thì chưa từng có".
Cơn bão số 16- Tembin khiến khu dân cư Kabacan, tỉnh Bắc Cotabato trên đảo Mindanao (Philippines), chìm trong biển nước.
Cơn bão Tembin khi đổ bộ vào Philippines mạnh cấp 12, đến nay đã khiến gần 200 người thiệt mạng ở Philippines và con số thương vong được dự báo còn tiếp tục tăng. Cơn bão khiến hơn 70.000 người phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 50.000 người hiện phải sống tại các khu trú tránh.
Sau khi bão số 16- Tembin tiến vào biển Động, các đài dự báo quốc tế Mỹ, Nhật Bản cũng như Trung tâm Dự báo thủy văn Trung ương đều nhận định bão có khả năng mạnh lên cấp 13, khi đổ bộ bão sẽ vẫn mạnh cấp 11.
Cơn bão số 16- Tembin khiến khu dân cư Kabacan, tỉnh Bắc Cotabato trên đảo Mindanao (Philippines), chìm trong biển nước.
Thời điểm đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã rất lo lắng: "Đây là cơn trái quy luật (đổ bộ vào cuối năm), nếu bão đổ bộ vào vùng này thiệt hại sẽ rất lớn, bởi vì cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm ứng phó với bão còn rất hạn chế, tàu thuyền hoạt động trên sông trên biển nhiều, nhất là tàu thuyền ven bờ và trên sông" Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết.
Bão đi qua khu vực ngư trường truyền thống, đang chính mùa khai thác, tàu thuyền đánh bắt hải sản rất đông, đồng thời rất nhiều tàu vận tải, tàu vãng lai. Vùng biển có nhiều đảo với số lượng dân cư sinh sống khá lớn, trong đó có nhiều khách du lịch, nơi có nhiều tàu thuyền trú tránh khi bão xảy ra.
"Khu vực này có nhiều hoạt động kinh tế trên biển, nhất là các giàn khoan, nhà giàn. Trên đất liền, địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt vùng có nhiều nhà dân ở ven sông, ven biển, trên các cù lao không có khả năng chống chịu với bão, thiếu nơi khu trú; bờ biển, vùng cửa sông có 18 điểm đang có diễn biến sạt lở đặc biệt nguy hiểm, nhiều công trình đang thi công". - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương để chỉ đạo ứng phó bão số 16, Thủ tướng quán triệt: "Đây là cơn bão mạnh, nằm trong cấp thảm họa, dù cấp độ rủi ro đang ở cấp 4 nhưng chúng ta phải ứng phó như cấp 5".
Đến trưa 25/12 cơn bão số 16 - Tembin đã di chuyển lệch hướng, TS. Hoàng Đức Cường- Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: "Bão Tembin có di chuyển lệch về phía Nam khoảng 10km, từ 8,2 độ Vĩ Bắc xuống 8,1 độ Vĩ Bắc. Bão Tembin tiếp tục di chuyển theo hướng Tây là chủ yếu, có lệch dần về phía Nam, nhưng theo quy định thì chưa hẳn là hướng Tây Tây Nam. Sau đó bão Tembin sẽ tiếp tục suy yếu thêm, tốc độ giảm từ 25km/h xuống còn 20km/h.
Vị trí tâm bão hiện nay có lệch xuống phía Nam một chút. Vì vậy, vùng tâm bão sẽ đi xuống phía dưới Cà Mau. Tuy nhiên, vùng gió mạnh vẫn tồn tại ở phía Bắc và phía Tây của cơn bão là chính, phía Nam ở ngoài biển thì ít hơn. Cho nên, tất cả các tỉnh từ Sóc Trăng trở xuống, khi bão đến vẫn có gió mạnh cấp 8, ở các tỉnh khác có gió cấp thấp hơn, khoảng cấp 6-7, tuy nhiên, gió giật đến sớm hơn.
Đến 9 giờ tối nay (25/12) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương nhận định, trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và suy yếu thêm, tốc độ di chuyển 15-20km/h, đến 07 giờ ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,7 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, ngay trên vùng ven biển từ Trà Vinh đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Bão số 16 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, tốc độ di chuyển khoảng 20km/h, đến 19 giờ ngày 26/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 8,9 độ Vĩ Bắc; 102,8 độ Kinh Đông, trên khu vực vịnh Thái Lan, cách Thổ Chu khoảng 120km về phía Tây Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong đêm nay (25/12), vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11.
Trên đất liền các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang có gió giật cấp 8. Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ có gió giật cấp 7, riêng các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận do kết hợp với không khí lạnh nên có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Ven biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau có khả năng nước biển dâng do bão khoảng 0,5 mét, sóng biển cao 3-5 mét.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc bão số 16 kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 4-6 mét.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h và tiếp tục suy yếu thêm. Đến 07 giờ ngày 27/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,6 độ Vĩ Bắc; 99,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây vịnh Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8, sóng biển cao 2-4 mét.
Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của bão số 16, ở Nam Bộ tiếp tục có mưa to; từ đêm nay ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài 2-3 ngày. Từ đêm 26/12, mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.
Theo Danviet
Tin bão mới nhất: Vì sao Miền Nam thoát tâm bão số 16- Tembin? Cập nhật tin bão mới nhất- bão số 16 (Tembin): Đánh giá về cơn bão số 16-Tembin, TS Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hiện nay bão số 16 tiếp tục có xu hướng yếu dần, hoàn lưu bão đang gây mưa cho các tỉnh Nam Bộ, tại Côn Đảo đã...